Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài)
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngoc Anh |
Ngày 19/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Tỏ lòng (Thuật hoài) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Tiết 37: Đọc văn
TỎ LÒNG
( Thuật hoài )
- Phạm Ngũ Lão -
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là danh tướng thời Trần.
- Ông là người “văn võ toàn tài”, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.
Sáng tác:
+ Thuật hoài
+ Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương
2. Tỏc ph?m
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng giặc Mông-Nguyên của quân đội nhà Trần.
III. D?c - hi?u khỏi quỏt
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Phạm Ngũ Lão)
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Nguyên tác:
Hào khí Đông A:
Tâm hồn, khí phách dân tộc thời Trần
+ Tu tu?ng d?c l?p t? cu?ng, t? ho dn t?c
+ chí quy?t chi?n, quy?t th?ng k? th xm lu?c
Đây còn là lối chơi chữ:
Chữ “Đông” + boä A = chữõ “Trần”
Hào khí Đông A: Hào khí thời Trần
2. Nhan đề
- Thuật: Kể, bày tỏ
- Hoài : Mang trong lòng
Bày tỏ nỗi lòng
3. Th? lo?i
- Thất ngôn tứ tuyệt
4. B? c?c
-> Đề tài quen thuộc của VHTĐ : “nói chí”
II. Đọc – hiểu khái quát
1. Đọc
( 2 phần)
III. Đọc – hiểu chi tiết
1.Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần
“Hoành sóc” (cầm ngang ngọn giáo)
Tư thế hiên ngang, vững chãi, sẵn sàng chiến đấu
Câu 1: Hình tượng người tráng sĩ
- Không gian:
“giang sơn”(non sông, đất nước)
rộng lớn
- Thời gian:“kháp kỉ thu”(mấy mùa thu)
Dài lâu, không hạn định
Lớn lao, kì vĩ, sánh cùng trời đất
=> Làm nổi bật hình ảnh người tráng sĩ, tôn thêm vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ. Người tráng sĩ xuất hiện lấn át cả không gian. Người trai đời Trần ấy mang tầm vóc kì vĩ, hoành tráng như bước ra từ những trang sử thi hào hùng
Câu 2: Hình tượng quân đội thời Trần
- Hình ảnh: “tam quân”(ba quân)
Tượng trưng: quân đội-dân tộc thời Trần
- BP so sánh, phóng đại:
+ Tì hổ (như hổ báo)
Cụ thể hóa sức mạnh thể chất của toàn dân tộc: Vô địch, phi thường.
+ Khí thôn ngưu
Khí thế nuốt trôi trâu
Khí thế át sao Ngưu
-> Sức mạnh của toàn dân tộc có thể nuốt chửng được đội quân hùng hậu, tinh nhuệ vào bậc nhất thế giới. Sức mạnh có thể làm lu mờ thiên nhiên, lay chuyển vũ trụ càn khôn
-> Thể hiện sự ngợi ca, niềm tự hào về sức mạnh dân tộc.
Một số hình ảnh về quân đôi thời Trần
Giặc Mông-Nguyên xâm lược
Trận Vân Đồn của Trần Khánh Dư, quân ta thắng lớn
Trận Tây Kết-Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô
Trận Vạn Kiếp-Hưng Đạo Vương cùng các tướng đại thắng
Trận biên giới-Phạm Ngũ Lão cùng các tướng phục kích Thoát Hoan
Trận trên sông Bạch Đằng 1288
Kháng chiến thắng lợi
Tiểu kết:
Hai câu thơ vừa cho ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người trai đời Trần. Đồng thời tái hiện lại bóng dáng của một thời đại hào hùng
2.Hai câu cuối: Nỗi lòng tác giả
Câu 3: Cái “chí” của người anh hùng
- “Công danh”
Lập công:
Làm nên sự nghiệp
Lập danh:
Để lại tiếng thơm
Lý tưởng sống chung của người trai thời phong kiến.
- “Nợ”
Ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân với đất nước trong hoàn cảnh giặc xâm lăng
Cái “chí” thể hiện ở lí tưởng sống đẹp đẽ: Quyết tâm thực hiện, hoàn thành trách nhiệm đối với đất nước.
Câu 4
Nỗi “thẹn”
Vì tự thấy kém cỏi so với Vũ hầu về tài thao lược
Vì chưa báo đáp được ơn vua, nợ nước
Cái “tâm” thể hiện ở hoài bão cao cả: mong có được tài cao, chí lớn đóng góp cho đất nước Cái “tâm” của con người có nhân cách lớn.
Giọng thơ trầm lắngHai câu thơ là lời bày tỏ niềm trăn trở về khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi” và cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”-Lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
Tiểu kết
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc
- Cảm xúc dồn nén, thể hiện khẩu khí rắn rỏi của một vị tướng
2. Nội dung
- Bài thơ vừa thể hiện hào khí Đông A, vừa cho ta thấy một quan niệm nhân sinh tích cực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngoc Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)