Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Phương Anh Anh | Ngày 09/05/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Ý nghĩa nhan đề “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu?


KIỂM TRA BÀI CŨ
Giảng văn
Tiết 70

Xuân Quỳnh
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Em hãy trình bày những nét chính về Xuân Quỳnh?
- Xuân Quỳnh (1942 -1988).
- Quê: Hà Tây lớn lên ở Hà Nội.
- Năm 1963, làm báo, biên tập viên.
- Từ lúc làm diễn viên Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ.
Thơ của Xuân Quỳnh
- Sự nghiệp thơ văn:
Thể hiện trái tim phụ nữ hồn hậu, tha thiết về tình yêu.
Thể hiện tình yêu và cũng đầy lo âu.
+ Sáng tác đều đặn từ năm 1963 đến mất.
+ Thơ Xuân Quỳnh thể hiện sâu sắc niềm tin vào con người, cuộc đời.
- Các tập thơ:
Hầu hết thơ của Xuân Quỳnh thường đề cập đến vấn đề gì?
Em hãy nêu các tập thơ của Xuân Quỳnh?
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió lào cát trắng (1974)
+ Tự hát (1984)
2 Bài thơ: SÓNG
a. Xuất Xứ
Năm 1967
b. Cảm nhận chung bài thơ:
Nêu suy nghĩ của em về bài thơ?
Bài thơ có âm hưởng nhẹ nhàng, dạt dào như âm thanh những con sóng liên tiếp dội vào bờ lúc êm đềm, lúc ào ào dữ dội.
Tg
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ



Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau




Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương

Ổ ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Hoa học chiến hào
II. Phân tích:
1./ Hình tượng sóng –nỗi niềm tình yêu:
Trong 2 dòng thơ đầu nhà thơ mượn hình tượng sóng để thể hiện điều gì?
- Hình tượng sóng là tình yêu của người phụ nữ
- Khi yêu người phụ nữ thể hiện trạng thái đối lập khác thường.
Dữ dội > < Dịu êm
Ồn ào > < Lặng lẽ
-->Xuân Quỳnh đã mượn đặc điểm của quy luật tự nhiên để đề cập đến quy luật tình cảm của con người với những nét đối lập nhưng lại hoàn toàn thống nhất trong một chỉnh thể. Sự sôi nổi mãnh liệt, sự dịu dàng e ấp của tình yêu.
Từ đó ta hiểu như thế nào về tình yêu của người phụ nữ?
Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ ?
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể ”
Con sóng tìm ra tận bể để tìm thấy chính mình. Rõ ràng khát vọng tình yêu là sự vĩnh hằng.
a. Những trăn trở của sóng - của tình yêu:
- Trước biển…. Em nghĩ

anh
em
biển lớn
- Trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu nhận thức được sự biến động khác thường trong lòng mình. Vì vậy,khao khát đi tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc của tình yêu.
Trước muôn trùng sóng bể, người phụ nữ đang yêu suy nghĩ vấn đề gì?
Người phụ nữ đắm chìm trong nỗi suy tư, nhưng cuộc hành trình đi tìm lời giải cho nguồn gốc tình yêu bị bế tắc, không thể nào trả lời câu hỏi ấy.
“Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Vậy người phụ nữ đang yêu đã tìm ra lời giải như thế nào về tình yêu?
b. Bản chất của tình yêu:
Xuân Quỳnh đã khái quát ra bản chất của tình yêu như thế nào?
- Tình yêu phải gắn liền với nỗi nhớ
- Nỗi nhớ vô cùng tha thiết, sâu sắc, len lõi sâu vào ý thức và cả tiềm thức.
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
- Nỗi nhớ dung dị sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân thành, táo bạo mới mẻ trong đời và cả trong thơ.
2. Nỗi niềm suy tư của người phụ nữ.
Nỗi niềm suy tư của người phụ nữ đang yêu được thể hiện như thế nào qua 2 khổ thơ cuối?
- Người phụ nữ đang yêu, dường như luôn ý thức về sự trôi chảy của thời gian.
Cuộc đời tuy dài thế
……………………..
Mây vẫn bay về xa”
->Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng lại đồng nhất, cuộc đời thì dài, thời gian lại cứ mãi trôi qua.
- Xuân quỳnh đang gắn bó với nỗi niềm lo âu, ý thức về cái hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của cuộc đời  sự mong manh của tình yêu  sống hết mình cho tình yêu.
=>Từ đó, Xuân Quỳnh khao khát hoá thân bất tử trường tồn cùng 100 con sóng nhỏ.
- Tâm trạng: Hồn nhiên, chân thành
- Hình tượng sóng được miêu tả nhiều lần nhưng không lặp lại.
3. Nghệ thuật
- Âm hưởng nhẹ nhàng, dào dạt, gợi ra những nhịp sóng dồn dập và liên tiếp lúc sôi nổi, lúc sâu lắng.
? Em hãy rút ra kết luận của bài thơ?
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh ở thời kì đầu sáng tác.
- Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành tha thiết của người phụ nữ.
III. Kết luận:
Luyện tập củng cố:
Câu 1:
Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương yêu trong từng câu từng chữ. Có một phần vì những năm tuổi thơ của nhà thơ:
a. Mồ côi cha mẹ, phải sống nương nhờ những người hàng xóm tốt bụng.
b. Ở lại quê hương khi cha mẹ lên đường vào chiến trường.
c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại ở xa, hầu như chỉ sống với bà.
Câu 1:
Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương yêu trong từng câu từng chữ. Có một phần vì những năm tuổi thơ của nhà thơ:
a. Mồ côi cha mẹ, phải sống nương nhờ những người hàng xóm tốt bụng.
b. Ở lại quê hương khi cha mẹ lên đường vào chiến trường.
c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại ở xa, hầu như chỉ sống với bà.
Câu 2:
Đề tài của bài thơ sóng là gì?
a. Tình yêu
b. Chiến đấu
c. Lao động
d. Lí tưởng
Câu 2:
Đề tài bài sóng là gì?
a. Tình yêu
b. Chiến đấu
c. Lao động
d. Lí tưởng
Câu 3:
Nội dung chính của bài sóng là?
a. Lời thổ lộ tình yêu thiết tha say đắm.
b. Lời triết lí suy tư về tình yêu và hạnh phúc.
c. Lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bất tận
d. Lời tự bạch của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
Câu 3:
Nội dung chính của bài sóng là?
a. Lời thổ lộ tình yêu thiết tha say đắm.
b. Lời triết lí suy tư về tình yêu và hạnh phúc.
c. Lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bất tận
d. Lời tự bạch của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
Câu 1:
Xuân Quỳnh luôn khao khát tình thương yêu trong từng câu từng chữ. Có một phần vì những năm tuổi thơ của nhà thơ:
a. Mồ côi cha mẹ, phải sống nương nhờ những người hàng xóm tốt bụng.
b. Ở lại quê hương khi cha mẹ lên đường vào chiến trường.
c. Mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lại ở xa, hầu như chỉ sống với bà.
Câu 2:
Đề tài bài sóng là gì?
a. Tình yêu
b. Chiến đấu
c. Lao động
d. Lí tưởng
Câu 3:
Nội dung chính của bài sóng là?
a. Lời thổ lộ tình yêu thiết tha say đắm.
b. Lời triết lí suy tư về tình yêu và hạnh phúc.
c. Lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên bất tận
d. Lời tự bạch của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phương Anh Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)