Tuần 13. Sóng
Chia sẻ bởi Trần Liên Quang |
Ngày 09/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tuần : 13
Tiết CT : 37 - 38
Xuân Quỳnh nữ sĩ
SÓNG
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả (SGK)
- Xuân Quỳnh (1942-1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở Hà Tây.
- Xuân Quỳnh vốn thích làm thơ từ khi còn là diễn viên múa và là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Tác phẩm tiêu biểu : ( SGK )
- Phong cách thơ : thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.*
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát)
- Năm 2001, Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Bài tập 1
Dựa vào phần Tiểu dẫn,
nêu những nét chính về Xuân Quỳnh :
Những nét chính về cuộc đời.
Sự nghiệp sáng tác.
Phong cách thơ.
I. TIỂU DẪN…
2. Bài thơ “Sóng”
a). Hoàn cảnh ra đời
- Được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào”.
- “Sóng” cùng với “ Thuyền và biển” được coi là “hai bài thơ tình vào loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung” (Lưu Khánh Thơ).
b). Bố cục
- Khổ 1- 4 : trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu.
- Khổ 5 : nỗi nhớ trong tình yêu.
- Khổ 6,7 : sự thuỷ chung.
- Khổ 8,9 : khát vọng tình yêu vĩnh hằng.
Bài tập 2 :
Bài thơ Sóng được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Bài tập 3 :
Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ?
Nêu ý chính của từng đoạn.
Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng
của chủ thể trữ tình như thế nào ?
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Nhan đề “Sóng”
- “Sóng” là hình tượng đẹp của tự nhiên, gợi nhiều cảm xúc các nhà thơ thường mượn sóng để giãi bày tâm trạng của mình.*
- Sóng trong tác phẩm là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu sóng vừa là sự hoà nhập vừa là sự phân thân của nhân vật trữ tình “em”.*
- Thể thơ 5 chữ, âm hưởng đều đặn, luân phiên nhịp vỗ của sóng.
“Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi…”
(Biển – Xuân Diệu)
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
... Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức…”
Bài tập 1
Giải thích ý nghĩa nhan đề “sóng”.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng
a). Bốn khổ thơ đầu - Trạng thái tâm lí đặc biệt khi yêu
Khổ thơ 1 & 2
Tiểu đối :
“Dữ dội >< dịu êm”*
“Ồn ào >< lặng lẽ”*
Hai trạng thái ngược trái nhau của sóng.
- Tâm hồn, tính khí của người con gái đang yêu.
- “Sông không hiểu… ra tận bể” : hành trình của sóng tìm ra bể.*
- Khát vọng trong tình yêu muốn vượt không gian chật hẹp, vươn tới cái cao cả.
- “Ôi con sóng… ngực trẻ”: (đối lặp ngày xưa >
Bài tập 2
Đọc hai khổ thơ đầu
và tìm những nét tương đồng giữa sóng và em.
Dữ dội
Dịu êm
Ồn ào
Lặng lẽ
Thảo luận :
Hai bàn (bàn trên và bàn dưới) thành một nhóm.
Các nhóm phía cửa ra vào thảo luận BT2, còn lại thảo luận BT3.
Thời gian thảo luận : 4 phút.
Hình thức thảo luận :trao đổi trong nhóm,
sau đó cá nhân trình bày, những nhóm còn lại bổ sung.
Bài tập 2 : Đọc hai khổ thơ đầu
và tìm những nét tương đồng giữa sóng và em.
Bài tập 3 : Đọc hai khổ 3 & 4. Phân tích tâm trạng của
nhân vật trữ tình “em” khi đứng “trước muôn trùng sóng bể”
(Chú ý sự tương đồng giữa tâm trạng muốn tìm hiểu về sóng
và tâm trạng muốn tìm hiểu về tình yêu.)
Suốt cuộc đời biển gọi ước mơ
Nỗi khát vọng những phương trời chưa đến.
(Xuân Quỳnh)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng
a). Bốn khổ thơ đầu - Trạng thái tâm lí đặc biệt khi yêu…
Khổ thơ 3 & 4
Tình yêu là điều bí ẩn và cũng rất tự nhiên Tình yêu hấp dẫn là vậy. Thơ Xuân Quỳnh cũng sâu sắc, ý vị và rất nữ tính.
- Đứng trước muôn trùng sóng bể, NVTT muốn cắt nghĩa nguồn gốc của sóng.
- Tìm hiểu sự khởi nguồn của tình yêu.
- Nghệ thuật điệp (từ, cú pháp) nhạc điệu của sóng miên man.
- Nhạc điệu nhiều cung bậc của tâm hồn.
- Không cắt nghĩa được nguồn góc của sóng
- Không cắt nghĩa được tình yêu nữ sĩ thú nhận sự bất lực một cách dễ thương: “Em cũng không biết nữa…” *
Bài tập 3
Đọc hai khổ 3 & 4. Phân tích tâm trạng của
nhân vật trữ tình “em” khi đứng “trước muôn trùng sóng bể”
(Chú ý sự tương đồng giữa tâm trạng muốn tìm hiểu về sóng
và tâm trạng muốn tìm hiểu về tình yêu.)
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.
(Xuân Diệu)
Tôi gửi lại đây cái buồn vô cớ
Và mang về cái nhớ bâng quơ
Xin chớ hỏi làm sao như thế
Tôi vốn không rành mạch bao giờ.
(Nguyễn Duy)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng…
b). Khổ thơ 5 - Nỗi nhớ trong tình yêu
- Con sóng dưới lòng sâu, trên mặt nước…con sóng nhớ bờ.
- Người con gái hoá thân vào sóng để diễn tả nỗi nhớ : “Lòng em nhớ đến anh”.
Nghệ thuật đối :
Nỗi nhớ choáng cả không gian và thời gian.
- Cả trong tiềm thức “trong mơ còn thức” nhớ da diết, mạnh mẽ và thành thật.*
Sóng
dưới lòng sâu
Sóng
trên mặt nước
Sóng
nhớ bờ
Ngày
Đêm
Bài tập 4
Đọc khổ thơ 5.
Phân tích sự đồng điệu giữa “sóng” và “em” trong nỗi nhớ.
Ngày…/ Đêm…*
Dưới…/ Trên…*
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
(Ca dao)
“… Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên…”
(Ca dao)
Đêm nằm lưng chẳng bén giường
Chỉ mong đến sáng ra đường gặp ai.
(Ca dao)
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng…
c). Khổ thơ 6 và 7 - Sự thuỷ chung trong tình yêu
- Sóng vỗ kiên trì vào bờ.
- Niềm tin vào tình yêu son sắt thuỷ chung.
- Nghệ thuật đối :
Dẫu xuôi…/ Dẫu ngược…
Phương bắc…/ Phương Nam…
Nơi nào…/Ngoài đại dương/ Tới bờ.
- Dù xa xôi, dẫu cách trở nhưng “em” chỉ nghĩ “Hướng về anh - một phương”.*
Vẻ đẹp tâm hồn của nữ sĩ, cũng là của phụ nữ Việt Nam.
Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát thập đèo cũng qua
(Ca dao)
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
(Ca dao)
Bài tập 5
Đọc hai khổ thơ 6 & 7, tìm hiểu sự đồng điệu
trong tình yêu thuỷ chung son sắt giữa “sóng” và “em”.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2. Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng…
d). Hai khổ thơ cuối – Khát vọng tình yêu vĩnh hằng
- Khổ 8 : nhận thức về sự đối lập giữa :
cái hữu hạn của đời người >< vô hạn của không gian, thời gian :
Cuộc đời tuy dài Năm tháng vẫn qua biển kia dẫu rộng mây vẫn bay - xa …*
Khát khao : “được tan ra trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu ngàn năm còn vỗ…”
Khát khao tình yêu của mình hoà vào tình yêu của mọi người khát vọng sự vĩnh hằng hoá, bất tử hoá.
Đó là tình yêu cao thượng, giàu đức hi sinh và dâng hiến đáng trân trọng.*
Nhịp thơ trùng lắng những dự cảm lo lắng trăn trở và khát vọng thiết tha mãnh liệt trong tình yêu.
- Khổ 9 :
Bài tập 6
Phân tích những trăn trở và nhận thức,
cũng như khát vọng của tác giả trong hai khổ thơ cuối.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất,
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
… …
“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
(Xuân Diệu)
Đã hôn rồi hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt
(Xuân Diệu)
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Xuân Quỳnh)
Anh biết tình yêu không phải vô biên
Như tia nắng chúng mình không sống mãi
Như câu thơ chắc gì ai đọc lại
Ai biết ngày mai sẽ có những gì
Đời đổi thay, năm tháng cũng qua đi
Giữa thế giới mong manh đầy biến đổi.
(Lưu Quang Vũ)
Bàn tay em, gia tài bé nhỏ
Em trao anh cùng với cuộc đời em
(Bàn tay em)
III. CỦNG CỐ - TỔNG KẾT
- ND : “Sóng” là tiếng nói trái tim của những con người đang yêu, biết yêu và biết giữ mãi tình yêu cao đẹp của mình.
- NT :
+ Cấu tứ : đan xen cộng hưởng của hai hình tượng “sóng” và “em”.
+ Âm hưởng : nhạc điệu linh hoạt giai điệu của sóng, sóng lòng, sóng tình yêu…
Bài tập
Qua bài Sóng, Xuân Quỳnh nữ sĩ muốn nói lên điều gì ?
Cấu tứ và âm hưởng của bài thơ có gì đặc biệt ?
Công việc ở nhà :
- Học bài để nắm vững :
+ Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình,
+ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
- Soạn bài tiếp theo.
LUYỆN TẬP
Qua bài Sóng (Xuân Quỳnh), anh /chị có suy nghĩ gì về tình yêu ?
CHÀO TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Liên Quang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)