Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Phạm Thái Dương | Ngày 09/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
Đơn vị: Trường PTTH Đinh Tiên Hoàng
KIỂM TRA BÀI CŨ
* Câu hỏi:
Những đoạn thơ sau được trích trong tác phẩm nào?
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
A. Đất Nước B. Việt Bắc

C. Tây Tiến D. Đò Lèn
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở, bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
A. Tiếng hát con tàu B. Dọn về làng

C. Đò Lèn D. Việt Bắc
KIỂM TRA BÀI CŨ
Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ!
Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà
Giặc Pháp, Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta
Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.
A. Bác ơi B. Dọn về làng

C. Đò Lèn D. Việt Bắc
* Cấu trúc bài giảng: gồm 4 phần
I- Giới thiệu chung
1- Tác giả
2- Tác phẩm
II- Đọc hiểu
1- Cảm nhận chung về bài thơ
2- Phân tích
a. Phần 1
b. Phần 2
c. Ph?n 3
III- C?NG C?
IV- Hướng dẫn học bài
SÓNG
Xuân Quỳnh
I- GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988), quê Hà Nội.
Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ
các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
b. Sự nghiệp:
- Tác phẩm chính: Thơ Tơ tằm - Chồi biếc (1963);
Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974)...
- Nội dung thơ: Là tiếng lòng của tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, chân thành, đằm thắm và giàu khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường; giàu trực cảm, sâu lắng những trải nghiệm, suy tư.
- Năm 2001, được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Hãy nêu những nét chính về tác giả, từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về tác phẩm?
I- GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1967, in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Bố cục:
Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ?
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được


Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức


Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được ta ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


SÓNG
Xuân Quỳnh
Tìm bố cục của bài thơ và gọi tên nội dung chính từng phần?
- Phần 1: Bốn khổ đầu (Những khám phá về sóng và lời giãi bày khát vọng tình yêu)
- Phần 2: Ba khổ thơ tiếp (Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ và sự hi sinh)
- Phần 3: Hai khổ còn lại (Khát vọng sống hết mình cho tình yêu)
3 phần:
Có nhiều câu thơ, bài thơ so sánh
tình yêu với sóng và biển.
Hãy đọc những câu thơ, bài thơ mà em biết?
“Chỉ có thuyền mới hiểu
        Biển mênh mông nhường nào
        Chỉ có biển mới biết
        Thuyền đi đâu về đâu
        Những ngày không gặp nhau
        Biển bạc đầu thương nhớ”
(Trích “Thuyền và biển” - Xuân Quỳnh)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...

Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...

(Trích “Biển” - Xuân Diệu)
I- GIỚI THIỆU CHUNG
II- PHÂN TÍCH
1. Cảm nhận chung về bài thơ
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được


Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức


Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được ta ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.


SÓNG
Xuân Quỳnh
Em có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào? Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng nào?
- Âm điệu nhịp nhàng, dạt dào
- Thể thơ 5 chữ; cách tổ chức ngôn từ hình ảnh
- Hình tượng bao trùm: Sóng và em
2. Phân tích
a. Phần 1:
- Hai khổ thơ đầu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Sóng được tác giả phát hiện và khám phá như thế nào?
- Sóng được nhận diện ở những thuộc tính, những trạng thái đối cực và trái ngược nhau nhưng thống nhất: Lúc dữ dội/ Dịu êm; ồn ào/ Lặng lẽ; sóng từ sông ra bể để tìm chính mình; sóng là vĩnh hằng và bất biến.
- Trạng thái thất thường vừa phong phú vừa phức tạp: Khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa nồng nhiệt vừa âm thầm; luôn vươn tới cái lớn lao để có thể đồng điệu đồng cảm với mình.
 Khát vọng tình yêu là khát vọng muôn đời của con người, nhất là tuổi trẻ.
Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái của tâm hồn với những con sóng như thế nào?
I- GIỚI THIỆU CHUNG
II- PHÂN TÍCH
1. Cảm nhận chung về bài thơ
2. Phân tích
a. Phần 1
- Hai khổ thơ đầu
- Hai khổ thơ tiếp
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Nhân vật trữ tình đang suy nghĩ về điều gì?
Tìm những câu thơ nói về sự bí ẩn của tình yêu mà em biết?
Gió sao gió mát sau lưng
Dạ sao dạ nhớ người thương thế này
(Ca dao)
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
(Xuân Diệu)
Trái tim anh ở giữa đời anh vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu
(Tago)
+ Đang lý giải về cội nguồn của tình yêu.
+ Hoài nghi, trăn trở khi đi tìm cội nguồn của tình yêu.
+ Suy ngẫm về cội nguồn của tình yêu, cội nguồn của sóng. Người con gái đang yêu thú nhận một cách thành thực tình yêu cũng như sóng biển nó thật bí ẩn, đầy bất ngờ và không có lời đáp.
+ Đang nghĩ về tình yêu của anh và em.
+ Ý kiến khác của em.
+ Suy nghẫm về cội nguồn của tình yêu, cội nguồn của sóng. Người con gái đang yêu thú nhận một cách thành thực tình yêu cũng như sóng biển nó thật bí ẩn, đầy bất ngờ và không có lời đáp.
I- GIỚI THIỆU CHUNG
II- PHÂN TÍCH
1. Cảm nhận chung về bài thơ
2. Phân tích
a. Phần 1
b. Phần 2
- Khổ thơ đầu:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nỗi nhớ bờ của sóng và nỗi nhớ về người mình yêu của người con gái được diễn tả như thế nào?
Nỗi nhớ bờ của sóng: nỗi nhớ thường trực cả ngày lẫn đêm, bao trùm cả không gian và thời gian.
Nỗi nhớ của người con gái da diết hơn, khắc khoải hơn, không chỉ nhớ ngày, nhớ đêm, không chỉ nhớ lúc thức mà nhớ cả lúc mơ.
 Nỗi nhớ không chỉ biểu hiện ở bề ngoài mà còn lắng sâu vào trong tâm hồn. Người con gái mạnh bạo, chân thành bày tỏ những khát khao trong lòng mình.
Thơ Xuân Quỳnh có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: vừa mạnh bạo chân thành, vừa đằm thắm, dịu dàng.
Câu 1: Dòng nào dưới đây nhận xét đúng về phong cách thơ
Xuân Quỳnh?

A. Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đàm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường.

B. Nhà thơ có sở trưởng viết về cảnh sắc nông thôn, gợi không khí và nhịp sống thanh bình bằng cái nhìn tươi tắn trẻ trung.

C. Là nhà thơ của những khát vọng về tình yêu, trong thơ chị luôn mang những trăn trở, nỗi niềm khắc khoải về hạnh phúc.

D. Thơ chị thể hiện một phong cách, cá tính độc đáo vượt lên trên thời đại, bộc lộ nỗi niềm của một người phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

A. Tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đàm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị, đời thường.
I - GIỚI THIỆU CHUNG
II - PHÂN TÍCH
III- CỦNG CỐ
Câu 2: Hai câu thơ:
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Thể hiện điều gì trong quan niệm của nhà thơ?
A. Từ quy luật của tự nhiên để thể hiện một quy luật của cuộc sống, mọi vật đều hướng đến cái lớn lao, vĩ đại.

B. Thể hiện một nét mới trong quan niệm về tình yêu, không chấp nhận sự tầm thường chặt hẹp để vươn đến sự cao rộng, đồng cảm, bao dung.

C. Những cảm xúc phong phú, đa dạng và nhiều khi trái ngược nhau của ngươì phụ nữ đang yêu.

D. Thể hiện khát vọng tình yêu, luôn luôn hướng đến sự tuyệt đối viên mãn trong tình yêu.

B. Thể hiện một nét mới trong quan niệm về tình yêu, không chấp nhận sự tầm thường chật hẹp để vươn đến sự cao rộng, đồng cảm, bao dung.
* Tiết sau các em tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài “Sóng” và đọc thêm bài “Bác ơi” của Tố Hữu.

* Các em về nhà soạn bài và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trang 157 (Sóng - Xuân Quỳnh), trang 169 (Bác ơi - Tố Hữu) SGK.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thái Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)