Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọa Long | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Sóng
Xuân Quỳnh
Sóng
A - Tìm hiểu chung:
I - Tác giả:
Em hãy cho biết những nét chính về tác giả Xuân Quỳnh?
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
- Quê: La Khê - Thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay là Hà Nội)
- Cuộc đời:
+ Xuất thân trong một gia đình công chức mồ côi mẹ từ nhỏ, lại xa cha, ở với bà nội luôn khao khát yêu thươngh và hạnh phúc gia đình
+ Từng là diễn viên múa ? nhà thơ.
Sự nghiệp:
+ Vị Trí: Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ
+ Các tác phẩm chính (SGK)
Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh:
+ Thơ Xuân Quỳnh
+ Thơ tình yêu
Của Xuân Quỳnh
II - Tác phẩm:
1 - Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ được viết vào tháng 12 - 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, sau được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
2 - Chủ đề bài thơ.
Hãy cho biết chủ đề của bài thơ?
Bài thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu
3 - Kết cấu.
Dữ dội và diụ êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Sóng
sóng
sóng
sóng
Sóng
sóng
sóng
sóng
sóng
sóng
Em
Em
Em
em
em
Em hãy nêu kết cấu của bài thơ ?
? Bài thơ có cấu trúc song hành giữa sóng và em. Sóng cũng là em mà em cũng là sóng.
a - Hình tượng sóng:
Hình tượng sóng trong bài thơ được miêu tả với lớp nghĩa thực như thế nào?
Nghĩa thực:
Được miêu tả cụ thể, sinh động với nhiều trạng thái trái ngược nhau: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ..
Nghĩa biểu tượng: Sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng
? Sóng là hình ảnh ẩn dụ cho tâm hồn người con gái đang yêu, khi bồng bột, sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc..
b - Hình tượng em.
"Em" là hình tượng hoá thân , phân thân của cái tôi trữ tình của chính nhà thơ
Hình tượng em và hình tượng sóng tuy hai mà một, có lúc phân đôI ra, có lúc lại hoà nhập vào nhâu để thể hiện cáI tôI Xuân Quỳnh tha thiết yêu thương
Em hiểu gì về hình tượng " Em " trong bài thơ ?
Hình tượng sóng còn được nhân hoá như thế nào?
Qua nghệ thuật nhân hoá, sóng gợi liên tưởng đến điều gì?
4 - Âm điệu, Nhịp điệu của bài thơ:
Thể thơ 5 chữ cùng với nhịp 2/3 , 3/2 như những nhịp sóng
Cấu trúc song hành cùng với biện pháp trùng điệp đã tạo nên những câu thơ có âm điệu nhịp nhàng gợi sự liên tưởng đến những con sóng ngoài đại dương ? tương ứng với nó là những cảm xúc dạt dào và sâu lắng của tác giả
Nhận xét gì về âm điệu của bài thơ ?
- Âm điệu bài thơ là âm điệu của những con sóng trên biển cả, và sâu xa hơn chính là nhịp của những con sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ sĩ
Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các hình ảnh ngôn từ trong bài thơ (Thể thơ, nhịp thơ, các hình thức nghệ thuật) ?Cách tổ chức, sắp xếp như thế nhằm gợi ra điều gì?
B. Tìm hiểu chi tiết văn bản
I. Sóng và quy luật của tình yêu ( Khổ 1, 2)
1. Khổ 1:
Đọc kĩ khổ 1 và cho biết:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
?Tác giả đã sử dụng những tính từ đối lập và nghệ thuật ẩn dụ để diễn tả:
+ Trạng thái của Sóng : vừa cuồng nhiệt, mạnh mẽ, vừa êm dịu, sâu lắng
+ Trạng thái của tình yêu: phức tạp và đầy mâu thuẫn
Câu 1 - 2: Sóng được thể hiện trong những trạng thái trái ngược:
Dữ dội >< Dịu êm
ồn ào >< Lặng lẽ
Câu 3 - 4: Hình ảnh tương phản ( Sông - bể ) và nghệ thuật nhân hoá ( sông không hiểu; sóng tìm ra ) đã khái quát được quy luật của sóng và quy luật của tình yêu:
+ Quy luật của sóng: sóng tìm ra bể để được hiểu mình
+ Quy luật của tình yêu; tình yêu luôn hướng tới sự lớn lao, cao thượng
? Hành trình đến với biển của sóng cũng là hành trình tìm đến với tình yêu của người phụ nữ: mạnh dạn và chủ đông mà đầy nữ tính thông qua cách nói giàu tính hình tượng
Qua 2 câu thơ tác giả nhằm khái quát điều gì ?
Đọc khổ 2 và cho biết:
+ ý nghĩa của các cụm từ con sóng ngày xưa, ngày sau; vẫn thế; khát vong tình yêu; bồi hồi; trong ngực trẻ ?
+ Từ đó cho biết; Xuân Quỳnh đã kháI quát lên quy luật gì của tình yêu ?
2. Khổ 2
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Câu 1-2:
+ Con sóng ngày xưa: con sóng của quá khứ
+ Ngày sau: Tương lai
+ Vẫn thế: Không thay đỏi, vẫn luôn khao khát được tìm ra biển lớn
? Hai câu thơ đã khái quát lên quy luật muôn đời của sóng: luôn hướng ra biển cả
Câu 3 - 4:
+ Khát vọng tình yêu: khát vọng yêu đương - yêu và được yêu
+ Bồi hồi ( trạng thái không yên ): Sự thôi thúc, da diết trong tình cảm
+ Trong ngực trẻ: Người trẻ tuổi
? Hai câu thơ đã khái quát lên quy luật của tuổi trẻ và tình yêu: tuổi trẻ luôn khao khát yêu đương
Tiểu kết 1:
Hai khổ thơ đầu đã khái quát
được quy luật của sóng và tình
yêu: sóng luôn khao khát vươn
ra biển lớn cũng như con người
luôn khao khát hướng tới tình
yêu cho dù thế giới của tình yêu
phức tạp và đầy mâu thuẫn
II - Sóng và cội nguồn của tình yêu ( khổ 3 - 4)
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên ?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Theo dõi vào 2 khổ thơ và cho biết: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả những băn khoăn của "em" khi tìm cách lí giải cội nguồn của tình yêu ?
Nghệ thuật điệp ngữ " em nghĩ": Bộc lộ những băn khoăn, day dứt, tìm tòi, khám phá về cuộc đời và tình yêu
Những câu hỏi tu từ: bộc lộ nỗi khát khao được khám phá và lí giảI cội nguồn của tình yêu
?Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng chứa đựng những suy tư, trăn trở
Nhân vật " em " đã lí giải như thế nào về cội nguồn
của tình yêu ?
Sự lí giải về tình yêu:
+ Sóng bắt đầu từ gió ? quy luật của tự nhiên
+ Gió bắt đầu từ đâu ? ? khó giải thích nhưng vẫn còn có thể hiểu được
+ Khi nào ta yêu nhau ? ? "Em cũng không biết nữa"
Câu trả lời vừa thành thật, vừa hồn nhiên góp phần khái quát lên quy luật của tình yêu muôn thuở: tình yêu là những tình cảm thiêng liêng, bí ẩn và đầy hấp dẫn mà lí trí không thể giải thích được
Tiểu kêt2: Khổ thơ 3 - 4
đã cho thấy vể đẹp của một
tâm hồn phụ nữ vừa hồn
nhiên , vừa say đắm trong
tình yêu. Say đắm mà vẫn
tỉnh táo, biết nghĩ và có
trách nhiệm với tình yêu.
Bài tập củng cố
Dòng nào kháI quát đầy đủ hơn cả về tâm hồn người phụ nữ trong bốn khổ thơ đầu của bài thơ Sóng?
A- Tinh tế, dịu dàng, đằm thắm, thuỷ chung.
C - Lặng thầm, nhẫn nại, hy sinh và tha thứ.
D - Nhiều xung đột, dằn vặt, hờn trách và chua xót.
B - Mãnh liệt, chân thành, nồng nàn, sâu lắng.
B - Mãnh liệt, chân thành, nồng nàn, sâu lắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọa Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)