Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Đon Văn Đông | Ngày 09/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 37: Đọc văn
sóng
Xuân Quỳnh
=> Tóm lại: Xuân Quỳnh (1942-1988) có cuộc đời bất hạnh, luôn luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử
Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và hai con Lưu Minh Vũ, Lưu Quỳnh Thơ
Gia đình Lưu Quang Vũ năm 1987.
- Xuõn Qu?nh là m?t trong những tên tuổi tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ.
b, Sự nghiệp thơ ca:

- Đặc điểm hồn thơ:
Tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khát khao hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều lo âu, day dứt, trăn trở trong tình yêu.
Tác phẩm tiêu biểu:
Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989)...
a, Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ Sãng ®­îc viÕt ngµy 29/12/1967 trong một chuyÕn ®i thùc tÕ ë vïng biÓn Diªm §iÒn
(Thái Bình) vµ ®­îc in trong tËp “Hoa däc chiÕn hµo” (1968).
-> Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ



Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa



Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
c, Bố cục:
- 7 khổ thơ đầu: Sóng và em- những nét tương đồng.
- 2 Khổ thơ cuối: Mong ước của em

Tạo âm hưởng của những con sóng, sóng lòng, dạt dào như những con sóng lúc sôi nổi, lúc êm dịu
d, Cảm nhận chung về bài thơ:
- Đề tài: Tình yêu.
- Hình tượng nghệ thuật:
"Sóng" và "em"
* Sóng:
+ Nghĩa thực: Con sóng thiên nhiên với nhiều trạng thái trái ngược nhau.
+ Nghĩa biểu tượng: Là hình tượng ẩn dụ, sự hóa thân cho tâm trạng, các cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.-> TY của người phụ nữ đang yêu => Sự sáng tạo của Xuân Quỳnh.
* Em (Nhân vật trữ tình):
Người phụ nữ đang yêu.
- Thể thơ:
a, Khổ thơ 1, 2: Sóng biển và tình yêu:
* Khổ thơ 1:
“Dữ dội >< dịu êm”
“Ồn ào >< lặng lẽ”
 Trạng thái đối cực, phức tạp, nhiều cung bậc của sóng.
4 tính từ + tiểu đối
Tâm lí phức tạp của người phụ nữ khi yêu: Khi sôi nổi, mãnh liệt, khi dịu dàng, sâu lắng.
Sông
- Phép nhân hóa: sóng mang khát vọng lớn lao, từ bỏ nơi chật hẹp để tìm đến nơi rộng lớn
Biển
Sông - không hiểu nổi mình
Sóng -> tìm tận bể.
Hành trình sóng tự khám phá mình và hướng tới những điều lớn lao
Hành trình Tình yêu: là quá trình tự khám phá, tự nhận thức,… là sự khát khao hướng tới những gì cao cả, lớn lao. Tình yêu không chấp nhận những gì nhỏ hẹp, tầm thường
* Khổ thơ 2:
Quy luật của sóng, của tình yêu:
- Con sóng - ngày xưa
Vẫn thế
- ngày sau
-> Quy luật muôn đời của thiên nhiên: Là sự trường tồn vĩnh hằng của sóng trước thời gian, sóng vẫn dạt dào, sôi nổi
- Khát vọng tình yêu bồi hồi... ngực trẻ
-> Quy luật của tình cảm:
Tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ và nhân loại.
=> Tóm lại: Xuân Quỳnh đã tạo ra con sóng mãnh liệt mà dịu dàng, đắm thắm, đấy nữ tính, giàu trạng thái nhằm biểu đạt cảm xúc tình yêu mãnh liệt và luôn hướng tới hạnh phúc vững bền.
b, Khổ thơ 3,4:
Nỗi trăn trở truy tìm khời nguồn của tình yêu:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Lí giải: Cội nguồn của sóng.-> Không lí giải được
Lí giải ngọn ngồn của tình yêu. -> Không lí giải được
- Nguồn gốc của tình yêu cũng như sóng đều bí ẩn, không thể giải thích. Nhất là trái tim người phụ nữ đang yêu.
=> Tóm lại: Đó là lời thú nhận thành thực, hồn nhiên ý nhị và nữ tính.
c, Khổ 5:
Nỗi nhớ trong tình yêu
+ Dưới lòng sâu - Trên mặt nước
+ Ngày đêm - Không ngủ được
Sóng
dưới lòng sâu
Sóng
trên mặt nước
Sóng
nhớ bờ
- Sóng - Nhớ bờ
- Phép đối, giọng thơ dạt dào, mãnh liệt: diễn tả nối nhớ da diết, sâu đậm bao trùm cả không gian, thao thức mọi thời gian.
Em ...nhớ tới anh:
Trong mơ còn thức.
- Cách nói cường điệu nhưng có lí: để tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt, Nỗi nhớ choáng ngợp cõi lòng, trong ý thức, thấm cả vào tiềm thức.
=> Tóm lại: Xuân Quỳnh vừa hóa thân vào sóng, vừa trực tiếp xưng "Em" để bộc lộ nỗi nhớ mãnh liệt. Đó là tình yêu đắm say; là lời bày tỏ tình yêu chân thành, táo bạo của người phụ nữ yêu hết mình.
d, Khổ thơ 6:
Lòng thủy chung.
- Cấu trúc ngôn ngữ: "Dẫu…cũng…"có tính khẳng định -> Quy luật tự nhiên.
- Xuôi > < Ngược
Phương Bắc>- Biện pháp đối lập: xa xôi, cách trở của địa lí -> khó khăn của cuộc đời.
- "Nơi nào…hướng về anh- một phương"
-> Tình yêu của em: Vẫn mãnh liệt dù bao khó khăn, trắc trở. Em tự tin vào tình yêu của mình. Đó còn là lời thể thủy chung tuyệt đối trong tình yêu
=> Tóm lại: Giữa bao sự đổi thay của cuộc đời, sự thủy chung của em là bất biến.
e, Khổ thơ 7:
Bến bờ hạnh phúc:
ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
- Sóng khát khao và vượt trở ngại để tới bờ -> Quy luật tất yếu của tự nhiên.
- Em khao khát có anh và muốn vượt khó khăn để cập bến bờ hạnh phúc.
=>Tóm lại: Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh vừa mới mẻ, mạnh bạo nhưng cũng rất truyền thống.
* Tiểu kết: (7 khổ thơ đầu)
Qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả một tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người phụ nữ.
2. Hai khổ thơ cuối – Khát vọng tình yêu vĩnh hằng

Người phụ nữ đang yêu khát khao muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người để đến với một tình yêu vĩnh hằng.
* Tiểu kết (2 khổ thơ cuối)
Chủ đề
Vẻ đẹp
1. Nghệ thuật :
- Thể thơ năm chữ truyền thống; các ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng.
- Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.

2. Nội dung :
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: Tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.
* Ghi nhớ: sgk tr 157.
- BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Hình tượng Sóng trong bài thơ có ý nghĩa:
A. Là hình ảnh tả thực trong tự nhiên.
B. Hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng người con gái đang yêu
C. Hình ảnh so sánh với người con gái đang yêu.
D. Cả 3 ý trên.
2. Bài thơ Sóng là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Xuân Quỳnh đã tự bạch điều nào sau đây:
A. Tình yêu là khát vọng muôn đời của tuổi tre.
B. Yêu là nhớ.
C. Yêu là thủy chung son sắt.
D. Khát vọng vĩnh viễn hóa tình yêu để nó sống mãi với thời gian.
E. Tất cả các ý trên.


đúng

đúng

4. Yếu tố nghệ thuật nào sau đây góp phần diễn tả thành công cảm xúc của bài thơ sóng:
A. Thể thơ 5 chữ, ngắn, đều đặn gợi nhịp các con sóng.
B. Nhịp điệu nhẹ nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc êm dịu, sâu lắng.
C. Giọng điệu khi thiết tha rạo rực, khi thủ thỉ tâm tình.
D. Tất cả các yêu tố trên.
3. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:
A. Sôi nổi, đắm say.
B. Trắc trở, lo âu.
C. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
D. Lắng sâu, đằm thắm.

đúng

đúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đon Văn Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)