Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Nguyễn Trí Nhân | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Thơ tình: mảng thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh. Ở đó tuổi trẻ có thể soi thấy những cung bậc tình cảm của lòng người đang yêu và soi thấy mảnh tâm hồn riêng của một nhà thơ nữ.
Thơ tình Xuân Quỳnh nhiều bài hay , trong đó được yêu thích hơn cả vẫn là Thuyền và biển và Sóng. Đặc biệt trong bài ‘Sóng’, nhà thơ đã mượn một hình tượng rất tinh tế để diễn tả tình yêu một cách tập trung ý nhị vừa sáng rõ, vừa độc đáo: Hình tượng Sóng.

Trong đó, ở 2 khổ thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng con sóng để diễn tả khát khao mãnh liệt về 1 tình yêu chân chính, rộng lớn:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Lưu ý: Mở bài phải giới thiệu được luận đề 1 cách chính xác và ấn tượng, tránh lan man dài dòng.
1/Giới thiệu sơ nét về tác giả,tác phẩm
a/Tác giả Xuân Quỳnh:

Laø moät nöõ thi só coù phong caùch thô ñoäc ñaùo (maïnh meõ, taùo baïo maø vaãn ñaèm thaém, dòu daøng).

- Thô Xuaân Quyønh theå hieän moät taâm hoàn phuï nöõ hoàn haäu,chaân thaønh, nhieàu lo aâu vaø luoân khaùt voïng veà haïnh phuùc ñôøi thöôøng vaø ñaëc bieät chò ñöôïc baïn ñoïc yeâu thích vôùi maûng thô tình.
b/Tác phẩm ‘’Sóng’’

Hoàn cảnh sáng tác - Xuất xứ :

B�i tho `Sĩng` du?c vi?t v�o ng�y 29/12/1957- nh?ng ng�y chi?n tranh chơng M? r?t d? d?i, �c li?t. B�i tho l� k?t qu? c?a chuy?n di th?c t? c?a Xu�n Qu?nh ? v�ng bi?n Di�m Di?n ( Th�i Bình)

Bài thơ được in trong tập "Hoa dọc chiến hào"- xuất bản 1968.
- Giọng thơ: suy tư, chiêm nghiệm nhưng không kém phần băn khoăn, day dứt và nồng nhiệt, chân thành.
- Thể thơ 5 tiếng; 4 câu/ khổ.
- Nhịp điệu: mô phỏng nhịp điệu của sóng biển : lúc dịu êm- nhẹ nhàng; lúc ồn ào - mạnh mẽ
 nhịp điệu của tâm hồn trong trái tim người phụ nữ đang yêu, đang chiêm nghiệm, suy tư và mơ ước.
Âm điệu: dạt dào, nhịp nhàng -> âm điệu của sóng biển cũng là âm điệu của sóng lòng
Hình tượng và kết cấu
* Hai hình tượng: “sóng” và “em” 
+ “Sóng” là hình tuợng bao trùm xuyên suốt toàn bài. Là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái đang yêu (sóng lòng, sóng tình)
+ “Em” là cái tôi trữ tình của nhà thơ.

“ Sóng” và “em” tuy 2 mà 1, lúc phân chia, lúc hoà nhập để thể hiện những trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.
- Người con gái đang yêu soi bóng vào sóng để thấy mình rõ hơn, mượn sóng để biểu hiện những khao khát mãnh liệt của lòng mình.
-Mọi tính chất của sóng đều được quy chiếu về bản năng của người phụ nữ, hướng đến cắt nghĩa bản chất tình yêu.
=> Cách biểu hiện cảm xúc vừa rất hữu hình, cụ thể, vừa chính xác, gợi cảm, lại rất tự nhiên

Kết cấu song hành giữa “sóng” và “em”:

“Sóng” là sự hoá thân của “Em” trên cơ sở nhận thức tương đồng giữa 2 hình tượng: sóng nước xôn xao, triền miên vô tận giống như những trạng thái cảm xúc tràn đầy khao khát trong lòng người trước tình yêu đôi lứa.


1/ Sóng là đối tượng để cảm nhận tình yêu

- Sóng là đối tượng để cảm nhận về các trạng thái cung bậc của tình yêu :

Dữ dội >< dịu êm
Ồn ào >< lặng lẽ

? Hai tính chất của sóng gợi sự liên tưởng đến những trạng thái, tính chất, cung bậc đối lập của tình yêu : lúc khát khao cháy bỏng, lúc dịu êm, lặng lẽ, mơ màng, đi vào chiều sâu của lòng nhớ thương mong đợi.

Sử dụng các cặp từ đối lập để diễn tả hai tính chất đối lập của con sóng muôn đời.
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Những lúc biển động, bão tố phong ba thì sóng dữ dội ồn ào; còn những giây phút sóng gió đi qua biển lại hiền hòa trở về dịu êm lặng lẽ. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu.
Tình yêu của người con gái nào bao giờ yên định bởi có lúc họ yêu rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình với những nhớ nhung “cả trong mơ còn thức”, đôi khi ghen tuông giận hờn vô cớ:
Nếu phải cách xa nhau
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Thuyền và Biển)
Nhưng cũng có lúc người con gái lại thu mình
trở về với chất nữ tính đáng yêu, họ lặng lẽ, dịu
êm ngắm soi mình và lặng im chiêm nghiệm:
Có những tình yêu không thể nói bằng lời
Chỉ hiểu nhau qua từng ánh mắt
Nhưng đó là tình yêu bền vững nhất
Bởi thứ ồn ào là thứ dễ lãng quên
(Đinh Thu Hiền)
Biển trong giông bão, những con sóng gầm gào sủi tung bọt trắng nổi bật trên nền trời và mặt nước xám xịt… Còn biển lúc đẹp trời, sóng nhấp nhô xanh, dịu dàng êm ả xô vào chân cát. Hai đối cực ấy khiến cho ai đứng trước biển cũng phải ngỡ ngàng và băn khoăn liên tưởng tới tâm trạng con người, tới chính mình.

Xuân Quỳnh chắc đã từng có những phút giây như vậy. Khí chất của Sóng mà chị miêu tả gợi độc giả liên tưởng đến tâm hồn người phụ nữ, đến những con sóng lòng dào dạt ở người phụ nữ đang đắm say yêu.
Sóng là đối tượng để diễn tả khao khát và nhận thức về tình yêu :


Sông không hiểu .
Sóng tìm ra tận bể.



? Cũng như sóng, tâm hồn đang yêu của nhà thơ đã tự nhận thức về những biến động của lòng mình và khao khát vượt ra khỏi những cái tầm thường, nhỏ bé của tình yêu vị kỷ để tìm đến những tình yêu cao đẹp và trong sáng.

Bằng nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh thơ gợi tả con sóng khao khát, tự khám phá, tự nhận thức , muốn vượt ra khỏi sự chật hẹp của dòng sông để vươn mình ra biển lớn
Chật hẹp
Mênh mông
Tuổi trẻ vốn là tuổi của khát vọng yêu đương và những niềm đam mê bất tận.Nhưng ở ``Sóng``,người con gái không chấp nhận 1 thứ tình yêu tầm thường, nhỏ hẹp mà luôn khát khao cháy bỏng về 1 tình yêu chân chính, rộng lớn.
Đây là một nét mới trong quan niệm về tình yêu của người phụ nữ Việt Nam: Người con gái trong đoạn thơ này luôn nuôi khát vọng mãnh liệt cho tình yêu chứ không còn cam chịu ,nhẫn nhục.
=> Đó mới đích thực là khát vọng chân chính của muôn doi, của tuổi trẻ nói chung và của người con gái đang yêu nói riêng
Hành trình ra bể rộng của con sóng kia nào có khác chi hành trình đi tìm hạnh phúc bình dị của người phụ nữ được giải phóng, quyết từ bỏ những giới hạn chật chội của tình yêu vị kỉ để tìm đến chân trời bao la của tình yêu chân chính!
????????
Tứ thơ chuyển từ sóng sang người, vừa đột ngột, vừa dễ hiểu : sóng là biểu tượng cho thiên nhiên vĩnh hằng.-Cũng như sóng, tình yêu là một nhu cầu không thể thiếu trong trái tim của bao người.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.



Tóm lại, từ sóng đến tình yêu vốn là tứ thơ quen thuộc xưa nay .Nét riêng trong thơ Xuân Quỳnh mãnh liệt mà đầy nữ tính, giàu trạng thái : vừa �tạo ra con sóng bồi hồi- trẻ trung, vừa dữ dội mà dịu dàng- sâu lắng.

=> Đó là cách cảm nhận tình yêu một cách nồng nàn mà có chiều sâu trên cả hai bề cảm xúc và nhận thức của nhà thơ.

Sóng là biểu tượng cho khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Trong quan niệm của Xuân Quỳnh, nỗi khát khao tình yêu trong trái tim con người cũng lại giống như những còn sóng biển, nó có từ ngày xưa và sẽ tồn tại vĩnh viễn muôn đời như một quy luật tất yếu
Hai câu thơ vừa thể hiện sự ngạc nhiên, vừa mang ý nghĩa khẳng định một điều có tính quy luật về sự tồn tại bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim người con gái.
‘’ngày xưa’’
khoảng thời gian vô cùng trước đây
‘’ngày sau’’
khoảng thời gian mãi mãi muôn đời
vẫn thế
khẳng định có tính quy luật
Sự đồng điệu của sóng và tâm hồn con người

Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ.
Cái quy luật vĩnh hằng của sóng biển, cái khát vọng muôn đời của tình yêu đến đây lại được bổ sung thêm bằng sự sôi nổi, nồng nhiệt, trẻ trung của một sức trẻ, của một tâm hồn phụ nữ đang yêu nồng nàn, tha thiết
Đó thật sự là một dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm đồng nhất khát vọng tình yêu của tuổi trẻ với quy luật muôn đời của sóng biển
Bồi hồi
Thao thức, trăn trở, nghe nôn nao trong lòng
Quy luật muôn đời cho đôi lứa đang yêu
Tóm tắt
C?M NHậN Về TÌNH Yê�U
3.Tổng kết-Đánh giá
1.Nội dung:
Tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thơ ca, song mỗi thi sĩ đều có một cách cảm nhận, một sự thể hiện riêng của mình

Với Xuân Quỳnh, một tâm hồn sống trong tình yêu, bằng tình yêu và suốt đời luôn khao khát, trăn trở, tìm kiếm một tình yêu đích thực, nhà thơ đã tìm được cho mình một cách thể hiện thành công nhất đề tài này qua hình tượng sóng .

Hình tượng sóng trong ñoaïn thô pt
Nó thể hiện rất rõ một cách nhìn, cách cảm nhận rất tinh tế và đặc sắc của một trái tim phụ nữ đang rạo rực yêu thương về những đặc tính vốn có trong tình yêu, đồng thời cũng khẳng định cái khát vọng có tính quy luật của tình yêu muôn thuở.
2. Những nét đặc sắc về nghệ thuật:

Âm điệu: dạt dào, nhịp nhàng -> âm điệu của sóng biển cũng là âm điệu của sóng lòng.

Các yếu tố tạo thành âm điệu:
+ Thể thơ 5 chữ.
+ Phương thức tổ chức ngôn từ: Nhịp thơ linh hoạt (thường là không ngắt nhịp);
-vần chân-vần cách
-lối phối âm luân phiên bằng-trắc

=>gợi lên hình ảnh các lớp sóng nối đuôi nhau trập trùng, vô tận.

tạo nên cho đoạn thơ một âm hưởng dào dạt, vỗ về như sự vận hành và âm vang của sóng biển
Cần nhớ :Tác giả + tác phẩm + Nội dung + Nghệ Thuật + Liên hệ bản thân (nếu có)
Nội dung: Tâm trạng rạo rực, khát vọng về tình yêu của nữ thi sĩ.

Nghệ thuật: nhiều phép đối nghĩa của từ ngữ, giọng thơ nồng nàn, tha thiết nhưng chứa đựng nững khát khao cháy bỏng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trí Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)