Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Trần Văn Hùng | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP 12A3

Tiết : 37
SÓNG
Xuân Quỳnh
I –Giới thiệu chung.
1 – Tác giả
- Tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh(1942-1988).
- Quê: Hà Nội.
- Xuất thân: gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ  luôn khát khao tình thương yêu, mái ấm gia đình, tình mẫu tử.
- Từng là diễn viên múa, biên tập viên…
-Là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+Hoa dọc chiến hào.
+Tự hát.
+ Gió lào cát trắng.
- Phong cách thơ: thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

Dựa vào phần chuẩn bị bài, em hãy giới thiệu
vài nét chính về Xuân Quỳnh
Những nét chính về cuộc đời.
Sự nghiệp sáng tác.
Phong cách thơ.
Sóng
Xuân Quỳnh
I – Giới thiệu chung.
2 – Bài thơ “Sóng”.
- Được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) in trong tập thơ
“Hoa dọc chiến hào” (1968).

- Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh.
Bài thơ “Sóng” được ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Sóng
Xuân Quỳnh
II – ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Cảm nhận chung về bài thơ
- Hai hình tượng:

Em có cảm nhận gì về hình tượng nghệ thuật trong bài thơ?
c – Bố cục :
Khổ 1 & 2: trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu;
Khổ 3 & 4: hành trình đi tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu;
- Khổ 5: nỗi nhớ trong tình yêu;
- Khổ 6,7: sự thuỷ chung trong tình yêuvà khao khát hạnh phúc
- Khổ 8,9: khát vọng tình yêu vĩnh hằng.
Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của từng phần.
Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình
như thế nào?
 Mạch cảm xúc của trái tim yêu.
a- Hình tượng nghệ thuật:
b- Thể thơ:
+ Năm chữ
+ Nhịp ngắt: 2/3; 3/2
Phù hợp với:

 Hai hình tượng, lúc phân tách, soi chiếu, lúc nhập hòa làm một, cùng thể hiện cảm xúc cái tôi trữ tình của nhà thơ.
+ Em: cái tôi trữ tình của nhà thơ.
+ Sóng: ẩn dụ, là sự hóa thân của nhân vật “em”
+ âm hưởng dạt dào của sóng biển
+ điệu tâm hồn của người con gái đang yêu
Sóng
Xuân Quỳnh
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
2- Đọc hiểu chi tiết:
a) Khổ 1, 2 – Trạng thái tâm lí đặc biệt của người phụ nữ đang yêu
Tiểu đối:
“Dữ dội >< dịu êm”
“Ồn ào >< lặng lẽ”
 Hai trạng thái đối lập của sóng.
- Tâm hồn, tính khí của người con gái đang yêu: cuồng nhiệt, giận dữ, hờn ghen >< dịu hiền, sâu lắng => giàu nữ tính.
- Hành trình của sóng: từ sông (chật hep, hữu hạn) ra bể (rộng lớn, vô cùng)-> hiểu mình hơn.
- Khát vọng trong tình yêu : muốn vượt không gian chật hẹp, hòa mình vào biển lớn cuộc đời=>thấy được giá trị đích thực của tình yêu.
- ngày xưa > vẫn thế : con sóng muôn đời vẫn vỗ, xôn xao->quy luật tự nhiên
-Quy luật lòng người: tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của nhân loại, bồi hồi, thổn thức nhất trong trái tim tuổi trẻ
Mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả
những trạng thái của sóng?
Qua đó, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của người
phụ nữ đang yêu trong bài thơ?
Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cũng là hành trình tự nhận thức
chính mình của người phụ nữ, nhận thức giá trị đích thực của tình yêu.
Riêng với Xuân Quỳnh, chị còn thêm những khám phá, phát hiện gì ?
Củng cố:
+ Tác giả: Các nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Quỳnh.
+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, hình tượng nghệ thuật, thể thơ, mạch cảm xúc của NVTT trong bài thơ.
+ Những trạng thái tâm lý đặc biệt trong trái tim yêu của người phụ nữ.
Sóng
Xuân Quỳnh
MÁY BiẾN ÁP
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO
TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP 12A3
MÁY BiẾN ÁP
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP 12A3

Tiết : 38 (ti?t 2)
SÓNG
Xuân Quỳnh
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
2- Đọc hiểu chi tiết
Tình yêu là thứ tình cảm tự nhiên của con người, mãi là một
ẩn số không thể lí giải “lí trí không thể hiểu nổi” (Pascal).
Xuân Quỳnh lí giải về sóng: Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu ?
- Muốn tìm hiểu sự khởi nguồn của tình yêu.
- Kết quả: không cắt nghĩa được nguồn gốc của sóng.
- Không cắt nghĩa được tình yêu  nữ sĩ thú nhận sự bất lực một cách hồn nhiên, chân thành, trực cảm và nữ tính: “Em cũng không biết nữa…”
Xuân Quỳnh
đã thử lí giải về tình yêu thế nào? Và kết quả ra sao?
Sóng
Xuân Quỳnh
b) – Khổ 3 và 4: hành trình đi tìm hiểu và cắt nghĩa về tình yêu.
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
2 – Các khổ thơ - nhận thức về bản thân qua sự khám phá về sóng…
c). Khổ thơ 5 - Nỗi nhớ trong tình yêu
Nghệ thuật đối , nhân hóa:
- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, xuyên suốt thời gian .
+ Ngày >< Đêm  không ngủ được.
+ Dưới >< Trên nhớ bờ.
- Lời thơ dài thêm ra, nhịp thơ như nhịp sóng cuồn cuộn dâng trào.
- Những rung cảm dạt dào, cháy bỏng, mãnh liệt trong nỗi nhớ tình yêu.
- Nữ sĩ trưc tiếp thổ lộ: Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức.

 Nỗi nhớ thường trực, khôn nguôi, xâm chiếm tâm hồn, cả trong ý thức lẫn tiềm thức, xuyên thấu cõi thực và cõi mộng -> mạnh mẽ và cá tính.
 NVTT vừa soi mình vào sóng vừa tự tách ra (em) để thể hiện nỗi nhớ-> khẳng định tình yêu sâu đậm, mãnh liệt-> rất hiện đại.
Sóng
dưới lòng sâu
Sóng
trên mặt nước
Sóng
nhớ bờ
Xuân Quỳnh đã thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu như thế nào?
Mượn con sóng để diễn tả nỗi nhớ nhưng với
Xuân Quỳnh, dường như điều đó là chưa đủ.
Vậy, chị còn bộc lộ nỗi nhớ của mình một
lần nữa bằng cách nào ?
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN …
2 – Đọc hiểu chi tiết
d) – Khổ 6, 7- Sự thuỷ chung trong tình yêu và khao khát hạnh phúc
Chọn cách nói ngược và đối:
+ dẫu xuôi > < dẫu ngược
+ phương bắc > < phương nam
- NVTT em muốn khẳng định: dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang em vẫn kiên định, chung thủy , chỉ hướng về nơi duy nhất – phương anh.
 Vẻ đẹp tâm hồn nữ sĩ: vừa chủ động, táo bạo vừa đằm thắm thủy chung với những khao khát về hạnh phúc bền chặt  tiếng nói tình yêu vừa truyền thống mà rất hiện đại.
- Quy luật tự nhiên: con sóng ngoài đại dương, dù cách trở vẫn dạt vào bờ.
- Quy luật cuộc đời: tình yêu đích thực, sẽ giúp em vượt sóng gió để cập bến bờ hạnh phúc. =>táo bạo, mạnh mẽ.
Trái tim phụ nữ trong bài thơ
còn muốn khẳng định và hướng tới những
phẩm chất cao đẹp nào của tình yêu?.
khó khăn cách trở
2. Đọc hiểu chi tiết
e). Hai khổ thơ cuối –Khát vọng tình yêu vĩnh hằng

Khi cảm thức về thời gian,
Xuân Quỳnh đã nhận thức và lo âu về điều gì ?
Sự lo âu khắc khoải đã dẫn nhân vật trữ tình
đến cách ứng xử như thế nào?
III. TỔNG KẾT

Từ những nội dung đã tìm hiểu, em hãy khái quát
giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
+ Vẻ đẹp tình yêu vừa có cội nguồn truyền thống, vừa mang màu sắc hiện đại.
+ Thể thơ 5 chữ, nhịp ngắt linh hoạt =>âm hưởng sóng biển, sóng lòng
+ Ngôn từ dung dị, sử dụng hiệu quả các phép tu từ: ẩn du, nhân hóa, tiểu đối, điệp từ……
+ Bài thơ diễn tả tiếng nói tình yêu của người phụ nữ: thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
1-Nội dung:
2-Nghệ thuật:
+ Xây dựng hai hình tượng “sóng” và “em” đan xen, cộng hưởng
Sóng
Xuân Quỳnh
* CỦNG CỐ
Có nhận định: qua bài Sóng, Xuân Quỳnh
“đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống
như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại
của tình yêu hôm nay”. Từ những nội dung đã tìm hiểu,
em có tán thành với ý kiến trên không ? Vì sao ?
Sóng
Xuân Quỳnh
Dặn dò
+ Học thuộc lòng bài thơ.
+ Học kỹ phần đọc hiểu văn bản.
+ Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vân dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
Sóng
Xuân Quỳnh
Tuổi trẻ
Khát vọng tình yêu
=
Quy luật muôn đời
Mượn quy luật tự nhiên
LUYỆN TẬP
Qua bài Sóng (Xuân Quỳnh), anh /chị
có suy nghĩ gì về tình yêu ?
LUYỆN TẬP
Qua bài Sóng (Xuân Quỳnh), anh /chị có suy nghĩ gì về tình yêu ?
MÁY BiẾN ÁP
CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO
TỚI DỰ GIỜ THĂM LỚP 12A3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)