Tuần 13. Sóng
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Hải |
Ngày 09/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Chào mừng các em
Đến với bài học hôm nay
Kiểm tra bài cũ.
1. Bài thơ “Dọn về làng” của nhà thơ Nông Quốc Chấn được sáng tác vào thời gian nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1955.
C. Năm 1950. D. Năm 1960.
2. Nội dung chính của bài thơ dọn về làng là:
A. Thiên nhiên và con người vùng cao.
B. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng;
tội ác thực dân Pháp và niềm vui giải phóng.
C. Những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
SÓNG
- Xuân Quỳnh.
Tiết 32 + 33. Đọc văn:
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung
S
Ó
N
G
II. Đọc – hiểu văn bản.
III. Tổng kết.
IV. Luyện tập.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
- Quê: La Khê – Hà Đông – Hà Tây (cũ).
- Là người có tài năng nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh: sớm mồ côi mẹ, bố bỏ đi; trải qua bao sóng gió trong hai cuộc hôn nhân và mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc.
Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em
về nhà thơ Xuân Quỳnh
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Tác phẩm chính: “Tơ tằm – Chồi biếc”(1963), “Hoa dọc chiến hào”(1968), “Gió Lào cát trắng”(1974), “Sân ga chiều em đi” (1978),“Tự hát”(1984)...
- Thơ XQ là tiếng nói của người phụ nữ luôn thiết tha yêu đời, luôn có khát vọng yêu thương, khát khao hạnh phúc.
- “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
I. Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm
Bài thơ “Sóng” được XQ sáng tác
trong hoàn cảnh nào?
Cửa biển Diêm Điền
1. Đọc văn bản.
2. Kết cấu và bố cục của bài thơ:
* Kết cấu: bài thơ được tạo thành bởi hai hình tượng nghệ thuật: Sóng và em.Từ sóng có thể liên tưởng tới nhiều đặc điểm tương đồng với em, cho nên em và sóng tuy hai mà một, dẫu một vẫn hai.
* Bố cục:
II. Đọc – hiểu văn bản.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Sóng
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ thơ đầu: Nghĩ về sóng và tâm hồn người phụ nữ trẻ.
* Các trạng thái của Sóng:
- Dữ dội > < Dịu êm.
- Ồn ào > < Lặng lẽ.
→ Đây là những thái cực đối lập nhau của những con sóng.
→ Gợi liên tưởng tới sự phức tạp trong tâm lí của người phụ nữ trẻ khi yêu: khi cuồng nhiệt mạnh mẽ, khi dịu dàng đằm thắm.
Những câu thơ đầu
của bài thơ đã
tái hiện lại những
trạng thái nào của sóng?
* Khát vọng của sóng:
- Sóng “tìm ra tận bể” khi “Sông không hiểu nổi mình”.
+ Sông: nhỏ bé, hạn hẹp.
+ Bể (biển): bao la, mênh mông.
→ Sóng muốn vượt ra khỏi những giới hạn nhỏ bé, tìm đến với sự vĩ đại để phô diễn vẻ đẹp, sức mạnh vốn có của nó.
→ Gợi liên tưởng tới người phụ nữ mạnh mẽ đã chối bỏ thứ tình yêu ích kỉ, nhỏ hẹp để khao khát một tình yêu lớn, vĩnh cửu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ đầu:
Hai câu cuối của khổ 1
có đề cập đến hành động nào của sóng?
* Quy luật bất biến của sóng:
- “Ngày xưa” và “ngày sau” sóng đều “vẫn thế”: vẫn vỗ bờ - xa bờ; vẫn từ sông ra biển theo cách hoặc là dữ dội/ dịu êm, hoặc là ồn ào/ lặng lẽ.
- Đó cũng là quy luật trong trái tim người phụ nữ trẻ: khao khát tình yêu luôn bồi hồi với cung bậc hoặc là cháy bỏng/kín đáo, hoặc là nồng nàn/ thâm trầm
* Nghệ thuật:
- Đối, đối lập.
- Nhân hoá.
- Trường liên tưởng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ đầu:
b. Khổ 3 và 4: Nghĩ về sóng và nguồn gốc, bản chất của tình yêu.
- Trước biển, trước muôn trùng đợt sóng, người phụ nữ trẻ có muôn vàn trăn trở: “về anh”, “về em” về nguồn gốc của sóng, nguồn gốc của tình yêu:
* Nguồn gốc của sóng:
- Nguồn trực tiếp: Sóng bắt đầu từ gió
- Nguồn sâu xa: Gió bắt đầu từ đâu?
→ Bế tắc!
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
* Nguồn gốc và bản chất của tình yêu:
- Sự bế tắc khi lí giải nguồn gốc sâu xa của sóng khiến nữ sĩ cũng trở nên bất lực khi lí giải nguồn gốc của tình yêu.
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
- Đó là sự bí ẩn, phức tạp trong bản chất của tình yêu. Và T.Y càng phức tạp, càng bí ẩn thì lại càng hấp dẫn trí tò mò của con người, cuốn họ vào vòng xoáy khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm – tạo thành những điều diệu kì trong T.Y.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
b. Hai khổ 3 + 4:
* Nỗi nhớ của sóng:
- Cả những con sóng nổi và những con sóng ngầm đều có chung 1 nỗi nhớ - “nhớ bờ”. Nhớ với mức độ: “Ngày đêm không ngủ được”.
→ Nghệ thuật nhân hoá 1 lần nữa khiến sóng cũng có tâm trạng, cũng có tình yêu và nỗi nhớ. Các từ đối lập “trên – dưới”, “ ngày – đêm” cho thấy nỗi nhớ đã choán đầy cả không gian và thời gian.
- Theo lô gic, sóng luôn vận động nên nếu nó “ngủ” thì nó ko tồn tại. Nói sóng “không ngủ được” vì nhớ bờ thì thật đặc biệt. Chỉ có thể từ con mắt, cách cảm nhận của người đang yêu/ đang khao khát được yêu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Nỗi nhớ của “em”:
- “Em” nhớ “anh” đến độ “ Cả trong mơ còn thức”.
→ Nỗi nhớ ko chỉ kéo dài theo trục không gian, thời gian mà còn xuyên qua cả hai cõi thực và mộng.
- Vì nhớ nên lúc nào cũng “nghĩ” và “hướng” về anh. Trời đất có nhiều phương như bắc, nam... Riêng “em” chỉ có 1 phương – phương “anh”. Đó là lời khẳng định 1 T.Y chung thuỷ.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
- Nhớ - nghĩ – hướng tất yếu sẽ muốn đến với anh. Cũng giống như:
Ở ngoài kia đại dương/ Muôn ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ? Dù muôn vàn cách trở.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói nghịch lí:
+ Trong mơ còn thức.
+ Xuôi bắc – ngược nam.
→ Tình yêu vốn không chỉ chứa trong nó sự phức tạp, bí ẩn mà còn chứa biết bao điều phi lí.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Cảm nhận về sự hữu hạn của kiếp người:
- Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua cuộc đời mà cuộc đời ko thể níu giữ. Cũng như mây vẫn bay qua biển dù biển rộng mênh mông.
- Trong tâm thức của con người thời hiện đại thì cuộc đời, trời bể là hữu hạn, nên kiếp người thật nhỏ bé, kiếp tình vì thế cũng thật mong manh.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết
d. Hai khổ cuối: Khao khát tình yêu vĩnh cửu
* Khao khát tình yêu vĩnh cửu:
- Cuộc đời và tình yêu đều hữu hạn, chi bằng gửi chúng vào một thứ vĩnh hằng – sóng. XQ đã rất khôn ngoan khi thực hiện điều này:
Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.
→ XQ đã hướng con người tới khát vọng sống hết mình trong T.Y, hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết
d. Hai khổ cuối:
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa sóng và em, bài thơ đã diễn tả tình yêu một tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ; thể hiện khát khao muốn vượt qua những giới hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người để tìm được tình yêu vĩnh cửu.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng 2 hình tượng nghệ thuật sóng đôi, xen kẽ và bổ sung ý nghĩa cho nhau: sóng và em.
- Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.
- Thể thơ ngũ ngôn có nhịp như nhịp của sóng.
- Giọng thơ hồn nhiên, đầy nữ tính.
III. Tổng kết:
IV. Luyện tập.
Các bài thơ so sánh T.Y với sóng và biển
Có một lần biển và sóng yêu nhau,
Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.
Sóng dữ dội vỗ bờ cát trưa nóng bỏng,
Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.
Có một lần sóng nông nổi đi xa,
Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,
Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.
Sóng trở về thế là biển ăn năn,
Biển ngoại tình ,biển xanh kia mang tội.
Sóng thét gào không thể tha thứ lỗi,
Và bỏ đi kể từ đó không về.
Có một lần anh đã kể em nghe.
Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,
Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,
Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.
Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?
Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?
Không phải đâu em biển kia không chung thủy,
Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.
Anh dắt em đi giữa biển nghìn trùng,
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.
Dẫu không phải là tình đầu của anh trong trắng,
Vẫn mong em thật lòng với cổ tích biển ngày xưa!
Cổ tích biển và em (Trần Ngọc Tuấn)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Biển (Xuân Diệu)
Đến với bài học hôm nay
Kiểm tra bài cũ.
1. Bài thơ “Dọn về làng” của nhà thơ Nông Quốc Chấn được sáng tác vào thời gian nào?
A. Năm 1945. B. Năm 1955.
C. Năm 1950. D. Năm 1960.
2. Nội dung chính của bài thơ dọn về làng là:
A. Thiên nhiên và con người vùng cao.
B. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng;
tội ác thực dân Pháp và niềm vui giải phóng.
C. Những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến.
SÓNG
- Xuân Quỳnh.
Tiết 32 + 33. Đọc văn:
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Tìm hiểu chung
S
Ó
N
G
II. Đọc – hiểu văn bản.
III. Tổng kết.
IV. Luyện tập.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
- Quê: La Khê – Hà Đông – Hà Tây (cũ).
- Là người có tài năng nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh: sớm mồ côi mẹ, bố bỏ đi; trải qua bao sóng gió trong hai cuộc hôn nhân và mất trong một tai nạn giao thông thảm khốc.
Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em
về nhà thơ Xuân Quỳnh
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả
- Tác phẩm chính: “Tơ tằm – Chồi biếc”(1963), “Hoa dọc chiến hào”(1968), “Gió Lào cát trắng”(1974), “Sân ga chiều em đi” (1978),“Tự hát”(1984)...
- Thơ XQ là tiếng nói của người phụ nữ luôn thiết tha yêu đời, luôn có khát vọng yêu thương, khát khao hạnh phúc.
- “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác năm 1967, trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Bài thơ được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968).
I. Tìm hiểu chung.
2. Tác phẩm
Bài thơ “Sóng” được XQ sáng tác
trong hoàn cảnh nào?
Cửa biển Diêm Điền
1. Đọc văn bản.
2. Kết cấu và bố cục của bài thơ:
* Kết cấu: bài thơ được tạo thành bởi hai hình tượng nghệ thuật: Sóng và em.Từ sóng có thể liên tưởng tới nhiều đặc điểm tương đồng với em, cho nên em và sóng tuy hai mà một, dẫu một vẫn hai.
* Bố cục:
II. Đọc – hiểu văn bản.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Sóng
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ thơ đầu: Nghĩ về sóng và tâm hồn người phụ nữ trẻ.
* Các trạng thái của Sóng:
- Dữ dội > < Dịu êm.
- Ồn ào > < Lặng lẽ.
→ Đây là những thái cực đối lập nhau của những con sóng.
→ Gợi liên tưởng tới sự phức tạp trong tâm lí của người phụ nữ trẻ khi yêu: khi cuồng nhiệt mạnh mẽ, khi dịu dàng đằm thắm.
Những câu thơ đầu
của bài thơ đã
tái hiện lại những
trạng thái nào của sóng?
* Khát vọng của sóng:
- Sóng “tìm ra tận bể” khi “Sông không hiểu nổi mình”.
+ Sông: nhỏ bé, hạn hẹp.
+ Bể (biển): bao la, mênh mông.
→ Sóng muốn vượt ra khỏi những giới hạn nhỏ bé, tìm đến với sự vĩ đại để phô diễn vẻ đẹp, sức mạnh vốn có của nó.
→ Gợi liên tưởng tới người phụ nữ mạnh mẽ đã chối bỏ thứ tình yêu ích kỉ, nhỏ hẹp để khao khát một tình yêu lớn, vĩnh cửu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ đầu:
Hai câu cuối của khổ 1
có đề cập đến hành động nào của sóng?
* Quy luật bất biến của sóng:
- “Ngày xưa” và “ngày sau” sóng đều “vẫn thế”: vẫn vỗ bờ - xa bờ; vẫn từ sông ra biển theo cách hoặc là dữ dội/ dịu êm, hoặc là ồn ào/ lặng lẽ.
- Đó cũng là quy luật trong trái tim người phụ nữ trẻ: khao khát tình yêu luôn bồi hồi với cung bậc hoặc là cháy bỏng/kín đáo, hoặc là nồng nàn/ thâm trầm
* Nghệ thuật:
- Đối, đối lập.
- Nhân hoá.
- Trường liên tưởng.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
a. Hai khổ đầu:
b. Khổ 3 và 4: Nghĩ về sóng và nguồn gốc, bản chất của tình yêu.
- Trước biển, trước muôn trùng đợt sóng, người phụ nữ trẻ có muôn vàn trăn trở: “về anh”, “về em” về nguồn gốc của sóng, nguồn gốc của tình yêu:
* Nguồn gốc của sóng:
- Nguồn trực tiếp: Sóng bắt đầu từ gió
- Nguồn sâu xa: Gió bắt đầu từ đâu?
→ Bế tắc!
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
* Nguồn gốc và bản chất của tình yêu:
- Sự bế tắc khi lí giải nguồn gốc sâu xa của sóng khiến nữ sĩ cũng trở nên bất lực khi lí giải nguồn gốc của tình yêu.
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
- Đó là sự bí ẩn, phức tạp trong bản chất của tình yêu. Và T.Y càng phức tạp, càng bí ẩn thì lại càng hấp dẫn trí tò mò của con người, cuốn họ vào vòng xoáy khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm – tạo thành những điều diệu kì trong T.Y.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
b. Hai khổ 3 + 4:
* Nỗi nhớ của sóng:
- Cả những con sóng nổi và những con sóng ngầm đều có chung 1 nỗi nhớ - “nhớ bờ”. Nhớ với mức độ: “Ngày đêm không ngủ được”.
→ Nghệ thuật nhân hoá 1 lần nữa khiến sóng cũng có tâm trạng, cũng có tình yêu và nỗi nhớ. Các từ đối lập “trên – dưới”, “ ngày – đêm” cho thấy nỗi nhớ đã choán đầy cả không gian và thời gian.
- Theo lô gic, sóng luôn vận động nên nếu nó “ngủ” thì nó ko tồn tại. Nói sóng “không ngủ được” vì nhớ bờ thì thật đặc biệt. Chỉ có thể từ con mắt, cách cảm nhận của người đang yêu/ đang khao khát được yêu.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Nỗi nhớ của “em”:
- “Em” nhớ “anh” đến độ “ Cả trong mơ còn thức”.
→ Nỗi nhớ ko chỉ kéo dài theo trục không gian, thời gian mà còn xuyên qua cả hai cõi thực và mộng.
- Vì nhớ nên lúc nào cũng “nghĩ” và “hướng” về anh. Trời đất có nhiều phương như bắc, nam... Riêng “em” chỉ có 1 phương – phương “anh”. Đó là lời khẳng định 1 T.Y chung thuỷ.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
- Nhớ - nghĩ – hướng tất yếu sẽ muốn đến với anh. Cũng giống như:
Ở ngoài kia đại dương/ Muôn ngàn con sóng đó/ Con nào chẳng tới bờ? Dù muôn vàn cách trở.
* Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói nghịch lí:
+ Trong mơ còn thức.
+ Xuôi bắc – ngược nam.
→ Tình yêu vốn không chỉ chứa trong nó sự phức tạp, bí ẩn mà còn chứa biết bao điều phi lí.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết:
c. Khổ 5 + 6 + 7: Sóng và nỗi nhớ.
* Cảm nhận về sự hữu hạn của kiếp người:
- Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua cuộc đời mà cuộc đời ko thể níu giữ. Cũng như mây vẫn bay qua biển dù biển rộng mênh mông.
- Trong tâm thức của con người thời hiện đại thì cuộc đời, trời bể là hữu hạn, nên kiếp người thật nhỏ bé, kiếp tình vì thế cũng thật mong manh.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết
d. Hai khổ cuối: Khao khát tình yêu vĩnh cửu
* Khao khát tình yêu vĩnh cửu:
- Cuộc đời và tình yêu đều hữu hạn, chi bằng gửi chúng vào một thứ vĩnh hằng – sóng. XQ đã rất khôn ngoan khi thực hiện điều này:
Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ.
→ XQ đã hướng con người tới khát vọng sống hết mình trong T.Y, hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
II. Đọc – hiểu văn bản.
3. Tìm hiểu chi tiết
d. Hai khổ cuối:
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa sóng và em, bài thơ đã diễn tả tình yêu một tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thuỷ; thể hiện khát khao muốn vượt qua những giới hạn của thời gian và sự hữu hạn của đời người để tìm được tình yêu vĩnh cửu.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng 2 hình tượng nghệ thuật sóng đôi, xen kẽ và bổ sung ý nghĩa cho nhau: sóng và em.
- Nhân hoá, ẩn dụ, so sánh.
- Thể thơ ngũ ngôn có nhịp như nhịp của sóng.
- Giọng thơ hồn nhiên, đầy nữ tính.
III. Tổng kết:
IV. Luyện tập.
Các bài thơ so sánh T.Y với sóng và biển
Có một lần biển và sóng yêu nhau,
Người ta bảo biển là tình đầu của sóng.
Sóng dữ dội vỗ bờ cát trưa nóng bỏng,
Biển rì rầm hát mãi khúc tình ca.
Có một lần sóng nông nổi đi xa,
Bao kẻ đến và tỏ tình với biển.
Biển sợ rằng sóng không về vĩnh viễn,
Nên đành rằng hò hẹn với vầng trăng.
Sóng trở về thế là biển ăn năn,
Biển ngoại tình ,biển xanh kia mang tội.
Sóng thét gào không thể tha thứ lỗi,
Và bỏ đi kể từ đó không về.
Có một lần anh đã kể em nghe.
Chuyện tình yêu của chúng mình vốn không đơn giản,
Anh phiêu lưu còn em thì lãng mạn,
Và thời gian hò hẹn cũng mong manh.
Sóng bạc đầu từ đó phải không anh?
Còn biển kia vẫn xanh màu huyền bí?
Không phải đâu em biển kia không chung thủy,
Dẫu bạc đầu sóng vẫn mãi thủy chung.
Anh dắt em đi giữa biển nghìn trùng,
Nghe dã tràng kể chuyện xưa xa vắng.
Dẫu không phải là tình đầu của anh trong trắng,
Vẫn mong em thật lòng với cổ tích biển ngày xưa!
Cổ tích biển và em (Trần Ngọc Tuấn)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê…
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Biển (Xuân Diệu)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)