Tuần 13. Sóng

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thủy | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Sóng thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
1. Sóng- đối tượng để em giãi bày tình yêu (khổ 1, 2)
2. Sóng- đối tượng để em suy tư và bộc lộ tình yêu
a. Khổ 3, 4
b. Khổ 5
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Hình tượng đẹp: sóng và em luôn song hành để cảm nhận nỗi nhớ
Điệp ngữ, nhịp thơ dìu dặt: tạo âm điệu dạt dào, thể hiện một nỗi nhớ.
>> Khi kín đáo, lúc bộc lộ.
>> Chiếm trọn không gian, thời gian.
Nỗi nhớ trong tình yêu: thường trực và mãnh liệt.
SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
2. Sóng- đối tượng để em suy tư và bộc lộ tình yêu
b. Khổ 5
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
Em thoát khỏi sóng trực tiếp thể hiện tiếng lòng và nỗi nhớ của mình
Cả trong mơ còn thức
>> Điều vô lí trong hiện thực
>> Là sự thực trong tình yêu
Nhớ trong tiềm thức
Phong cách thơ Xuân Quỳnh: dám nói thẳng, nói thật trong tình yêu.
SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
2. Sóng- đối tượng để em suy tư và bộc lộ tình yêu
c. Khổ 6
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Kết cấu song hành: sóng và em
Đối : Bắc >< Nam ; xuôi >< ngược
Giả định (biện luận trong tình yêu) : “Dẫu....”
Cuộc đời tuy trắc trở nhưng lòng em vẫn “Hướng về anh một phương”
Tình yêu mãnh liệt luôn gắn với lòng chung thủy
Gắn liền với đạo đức, truyền thống dân tộc
SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
2. Sóng- đối tượng để em suy tư và bộc lộ tình yêu
c. Khổ 7
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cặp hình ảnh song hành
Sóng  bờ
Em anh
Mượn sóng làm điểm tựa cho niềm tin
Niềm tin là sức mạnh chân chính trong tình yêu, giúp người đang yêu:
>> Vượt qua thử thách.
>> Tìm đến hạnh phúc.
Nỗi nhớ ( 5)  Chung thủy (6 ) Niềm tin mãnh liệt (7)
Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng nhịp, đồng điệu với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng vẽ lên bằng một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài thơ.
( Thí sinh Hoàng Thùy Nhi trong bài thi đạt điểm 10 năm 2005 )
SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
3. Sóng- đối tượng để em suy ngẫm về khát vọng tình yêu
a. Khổ 8
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Thời gian :Cuộc đời – năm tháng
Hữu hạn >< Vô hạn
Không gian: Biển – Mây

Hữu hạn >< Vô hạn
Suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu
SÓNG
II. ĐỌC- HIỂU
3. Sóng- đối tượng để em suy ngẫm về khát vọng tình yêu
b. Khổ 9
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Muốn hòa tiếng hát nghìn thu vào biển đời
>> Hóa thành trăm con sóng nhỏ
>> Tan ra: không phải tan biến  hòa vào biển lớn tình yêu
Ngàn năm: hướng về tình yêu rộng lớn, đi đến sự vĩnh hằng
Khát khao vĩnh cửu hóa tình yêu.
Khát vọng yêu gắn với khát vọng sống đẹp.
Một tình yêu nồng nàn nhưng không ích kỉ.
Tiểu kết: Đó là cuộc hành trình khởi đầu là từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.
III. TỔNG KẾT
Nghệ thuật
Nội dung
Thể
Thơ năm chữ.
Hình tượng đẹp, nhiều ý nghĩa.
Nhiều biện pháp tu từ tinh tế.
Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn,chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
Bài tập 1: Đọc những câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng
Câu 1: Hiểu như thế nào là đúng nhất tâm trạng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong khổ thơ:
“ Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
A.Bình thản chấp nhận quy luật vận động của thời gian.
B.Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của đời người.
C. Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một thái độ ứng xử tích cực, sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.

Câu 2: Tâm hồn người phụ nữ đang yêu qua bài thơ “ Sóng”?
A. Sôi nổi, đắm say.
B. Trắc trở, lo âu.
C. Lắng sâu, đằm thắm.
D. Hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Câu 3: Đánh giá nào sau đây là đúng khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn “Hóa thành trăm con sóng nhỏ”?
A. Đó là ước mơ ngông cuồng, phi lí.
B. ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn đời người.
C. ƯỚC muốn làm sóng để trốn kiếp làm người.
D. ƯỚC muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
Câu 4: : Khổ thơ
“ Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương” nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy trong thơ tình của nam giới)
A. Thủy chung C. Đằm thắm
B. Đôn hậu D. Nhớ nhung
Câu 5:Yếu tố nghệ thuật nào sau đây góp phần diễn tả thành công cảm xúc của bài thơ “ Sóng”?
A. Thể thơ 5 chữ, ngắn, đều đặn gợi nhịp các con sóng.
B. Nhịp điệu nhịp nhàng, lúc sôi nổi dồn dập, lúc dịu dàng sâu lắng.
C. Giọng điệu khi thiết tha rạo rực, khi thủ thỉ tâm tình.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Bài tập 2: Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, qua bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh “ đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời nhưng vẫn mang tính chất hiện đại của tình yêu hôm nay”. Từ những nội dung đã tìm hiểu, anh (chị) có tán thành với ý kiến trên không? Vì sao?
Truyền thống: Tình yêu đi liền với khát khao mái ấm gia đình, sự gắn bó lâu bền, thủy chung  tâm thức dân tộc
Hiện đại: Sự chủ động, mạnh bạo bày tỏ khát khao yêu đương mãnh liệt  không còn sự nhẫn nhục, cam chịu sẵn sàng từ bỏ “ những chật hẹp”, những nơi “ không hiểu nổi mình” để đến với cái “cao rộng, bao dung”, đến với một tâm hồn đồng điệu.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)