Tuần 13. Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Chia sẻ bởi Nguyễn Đại Hùng | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Một số thể loại văn học: Thơ, truyện thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

I. Quan niệm chung về thể loại văn học.

- Loại là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại.
- Tác phẩm văn học được chia làm ba loại lớn: Trữ tình, tự sự và kịch.
- Thể là hiện thực hoá của loại, nhỏ hơn loại, nằm trong loại.
II. Thơ.
1. Một số đặc trưng của thơ.
- Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng là cảm hứng dạt dào của người viết, là tiếng nói tâm hồn của con người.
- Ngôn ngữ thơ thể hiện cảm xúc, cô động, giàu nhịp điệu, hình ảnh... được tổ chức một cách đặc biệt
2. Phân loại thơ.
- Dựa vào mục đích tính chất của tình cảm , cảm hứng có thể chia: Thơ trữ tình, thơ anh hùng ca, thơ trào phúng, thơ tự sự..
- Dựa vào có luật hay không theo luật có : thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi...
3. Yêu cầu về đọc thơ
- Cần biết tên bài thơ, tên tác giả, năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác.
- Đọc kĩ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu..
- Nhận xét đánh giá chung về tư tưởng, nghệ thuật của bài thơ, những khám phá mới, những điểm mới....
III. Truyện.
1. Những đặc trưng cơ bản của truyện.
- Truyện thuộc loại tự sự. Là phương thức phản ánh hiện thực đời sống qua câu chuyện, sự kiện, sự việc bởi người kể chuyện một cách khách quan, đem lại ý nghĩa, tư tưởng nào đó.
- Truyện thường có cốt truyện: chuỗi sự việc, nhân vật, chi tiết được sắp xếp theo cấu trúc của nó.
- Nhân vật đóng vai trò nối kết các chi tiết, làm nên cốt truyện, các loại nhân vật...
- Phạm vi hiện thực không gò bó về không gian, thời gian..
- Ngôn ngữ: sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện..ngôn ngữ thường gần với đời sống.
2. Phân loại truyện.
- Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn..
- Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ hán, truyện thơ nôm..
- Văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
3. Yêu cầu đọc truyện.
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể..
- Phân tích nhân vật trong dòng lưư chuyển của cốt truyện.
- Truyện đặt ra vấn đề gì? Có ý nghĩa tư tưởng ntn?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đại Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)