Tuần 13. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi Mua Thị Hoa | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
QUÍ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ



LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 39
Làm văn
I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT
Điền vào ô trống tên kiểu văn bản tương ứng với đặc điểm phương thức biểu đạt trong bảng phân loại sau:







Kiểu văn bản
Đặc điểm của phương thức biểu đạt
Trực tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết về đối tượng được nói tới
Trình bày chuỗi sự việc liên quan đến nhau,sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc ,
tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê
Vẽ lai bằng ngôn ngữ một sự vật, sự việc, phong cảnh hay con người sao cho thật chân thực cụ thể sinh động
Tự sự
Biểu cảm
Miêu tả
Thuyết minh
Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản,cung cấp tri thức về các hiện tượng , sự vật trong tự nhiên & xh
Nghị luận
Dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người nghe về một tư tưởng, quan điểm
Tiết:39: LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP VỚI CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP:
1. Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm:
a. Ví dụ
Anh - chị hãy nhận diện các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm
trong đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn
C. Pau-tốp-xki:
“Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím
tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông
bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên
trái đất đem đánh thành muôn vàng lá cây rất mực tinh xảo thì
những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ
quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi.
Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá
thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng
chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.”
II. Luyện tập trên lớp:
1. Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm:
Anh - chị hãy nhận diện các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm
trong đoạn trích từ truyện ngắn Lẵng quả thông của nhà văn
C. Pau-tốp-xki:
“Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím
tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông
bỏ vào trong lẵng.

Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên
trái đất đem đánh thành muôn vàng lá cây rất mực tinh xảo thì
những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ
quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn núi kia mà thôi.
Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá
thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng
chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.”
Phuong th?c t? s?
Phuong th?c mi�u t?
Đoạn trích cũng có yếu tố biểu cảm: những cảm nhận tinh tế và mới mẻ thể hiện tình yêu của nhà văn đối với cuộc sống.
II. Luyện tập trên lớp:
Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và
biểu cảm:
Vì sao trong một bài văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
a) Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm vì:
- Khắc phục sự khô khan, đem lại sự cụ thể sinh động cho bài văn nghị luận.
Khi yếu tố biểu cảm (hoặc từ sự, miêu tả) được đưa vào đúng lúc và đúng cách, mỗi yếu tố đó sẽ giúp gì cho hoạt động nghị luận?
- Góp phần nâng cao hiệu quả thuyết phục của bài (đoạn) văn.
Để việc vận dung các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những yêu cầu gì?
b) Chú ý khi kết hợp các phương thức biểu đạt:
Phương thức biểu đạt phải luôn giữ vai trò chủ đạo , các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm chỉ đóng vài hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận.
Vì vậy mà đưa các phướng thức tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải có mức độ, không lấn át phương thức biểu đạt nghị luận phải hài hòa hợp lí đúng mức, đúng chỗ.
Người viết cần phải kết hợp một cách nhuần nhị , tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.
II. Luyện tập trên lớp:
1. Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm:
- Tác giả đã đưa ra ý kiến của mình để bàn luận về vấn đề: Có nên chỉ dựa vào số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người Việt Nam không, hay cần tính đến cả chỉ số GNP.
II. Luyện tập trên lớp:
1. Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm:
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn nghị luận:
Anh – Chị hãy phân tích sự vận dụng phương thức thuyết minh trong đoạn trích SGK trang 158-159.
Phân tích sự vận dụng phương thức thuyết minh trong đoạn trích
SGK trang 158-159.
Tìm yếu tố thuyết minh tham gia trong đoạn trích này?
- Yếu tố thuyết minh: những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP và DNP.
 Phương thức chính là phương thức nghị luận.
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó?
Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra ý kiến của mình để bàn luận về vấn đề gì?
I. Luyện tập trên lớp:

Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả
và biểu cảm:
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn nghị luận:
Yếu tố thuyết minh đã hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, vì nó đưa lại những tri thức khách quan, khoa học mới mẻ, giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế - xã
hội đang được nêu ra thảo luận.
* Tác dụng của yếu tố thuyết minh trong đoạn trích:
KÊT LUẬN:
Việc kết hợp các vận dụng phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận là cần thiết.
Tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác , khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn.
Khả năng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt
3. Luyện tập:
II. Luyện tập trên lớp:
1. Vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm:
2. Đưa yếu tố thuyết minh vào văn nghị luận:

Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát
biểu ý kiến trao đổi về chủ đề:
“Thầy cô mà tôi hâm mộ”.hoặc “Một nhà văn mà tôi hâm mộ”
**Yêu cầu thảo luận nhóm: (khoảng 10 phút)
Tìm những luận điểm làm sáng tỏ chủ đề.
Sắp xếp những luận điểm đó thành một dàn ý rành mạch.
Các phương thức biểu đạt cần vận dụng.
Hoàn chỉnh bài văn.
Bài Tham khảo về nhà văn mà em hâm mộ
Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không cướp đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ amng lại vẻ vang cho cả một dân tộc.Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bởi những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bởi quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nhà văn dành cho người nông dân Việt Nam.
Sinh ra ở vùng quê Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Những điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là lẽ thường tôi không có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua cái lẽ thường ấy của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì nhà văn coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm sùng chiến đấu. Nhà văn quan niệm “Sống đã rồi hãy viết”. Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học : nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó. Trước cách mạng, trong truyện “Giăng sáng” ông đã từng viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than” vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó
Trước cách mạng, trong truyện “Giăng sáng” ông đã từng viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than” vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó
Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học : nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó. Trước cách mạng, trong truyện “Giăng sáng” ông đã từng viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than” vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó.
Xuất phát từ quan niệm ấy, trước cách mạng ngòi bút Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam cao , người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là căn bệnh di căn lây với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vấn đề nhân bản
*** Gợi ý Luyện tập 1:
- Cả hai nhận định đều đúng vì:
+ Một bài văn NL chỉ hấp dẫn khi sử dụng các phương thức biểu đạt, nếu không nó dễ sa vào trừu tượng khô khan…
+ Tác phẩm NL chỉ vận dụng một phương thức sẽ rơi vào sự đơn điệu nhàm chán.

*** HS tự làm Bài luyện tập 2 ở nhà.
II. Hướng dẫn luyện tập ở nhà.
** Củng cố kiến thức:
Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt làm cho bài văn đặc sắc, hấp dẫn, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục cao, phục vụ cho yêu cầu và mục đích nghị luận.
Tại sao phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận?
Cần phải vận dụng các phương thức biểu đạt như thế nào để nâng cao hiệu quả nghị luận?
Để nâng cao hiệu quả nghị luận cần phải vận dụng một cách hợp lý và khéo léo các phương thức biểu đạt.
** GHI NHỚ (SGK)
Xin chân thành cảm ơn
quí thầy cô đã theo dõi !
Thân ái kính chào !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mua Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)