Tuần 13. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Chia sẻ bởi phạm Minh Hiền | Ngày 09/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Tiết 37. Làm văn


* Khả năng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt
* Ví dụ 1.
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không, chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”.

(Trích: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh).
Các yếu tố biểu cảm:

“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không, chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!”.

(Trích: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh).
* Ví dụ 2.
“Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn , thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
(Trích: “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh)
Các yếu tố biểu cảm:
“Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn , thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
(Trích: “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh)
* Ví dụ 1.
“ Sau nữa, việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói”, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những lũng đoạn hết sức trắng trợn.
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị “ chúa tỉnh” - mỗi viên sứ ở Đông Dương quả là một chúa tỉnh – đã ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền trong một thời gian nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở ( ….) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.
Thoạt tiên chúng tóm những người khoẻ mạnh, người nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi, không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “Đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”

(Trích: “Thuế máu” - Nguyễn Ái Quốc)
Yếu tố tự sự:
“ Sau nữa, việc săn bắt thứ “vật liệu biết nói”, mà lúc bấy giờ người ta gọi là “chế độ lính tình nguyện” (danh từ mỉa mai một cách ghê tởm) đã gây ra những vị nhũng đoạn hết sức trắng trợn.
Đây! Chế độ lính tình nguyện ấy được tiến hành như thế này: Vị “ chúa tỉnh” - mỗi viên sứ ở Đông Dương quả là một chúa tỉnh ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền trong một thời gian nhất định. Bằng cách nào, điều đó không quan trọng. Các quan cứ liệu mà xoay xở. Mà cái ngón xoay xở ( ….) thì các ông tướng ấy thạo hết chỗ nói, nhất là xoay xở làm tiền.
Thoạt tiên chúng tóm những người khoẻ mạnh, người nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi, không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cái nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc gia đình họ, và nếu cần, thì giam cổ họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “Đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”

(Trích: “Thuế máu” - Nguyễn Ái Quốc)
* Ví dụ 2
“Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt, Phủ toàn quyền Đông Dương sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh cho “Tổ quốc” đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì dâng hiến cánh tay lao động của mình như lính thợ”
Nếu quả thật người An Nam khấn khởi đi lính như thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn ? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại” ?
(Trích: “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc)
Yếu tố miêu tả:
“Ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt, Phủ toàn quyền Đông Dương sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính còn sống sót và truy tặng những người sẽ hi sinh cho “Tổ quốc” đã trịnh trọng tuyên bố rằng: “Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì dâng hiến cánh tay lao động của mình như lính thợ”
Nếu quả thât người An Nam khấn khởi đi lính như thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn ? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân “tấp nập” và “không ngần ngại” ?
(Trích: “Thuế máu” – Nguyễn Ái Quốc)
* Ví dụ:

“Hiện nay tre Việt Nam khá phong phú và đa dạng, có những loại tre sau: tre Đồng Nai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn Điện Biên, nứa, mai hay những khóm tre đầu làng.
Tre dễ thích nghi với mọi môi trường sống: bờ ao, khô cằn, sỏi đá. Tre thường mọc từng bụi, từng khóm. Quá trình phát triển của tre: ban đầu tre là những mầm măng nhỏ nằm dưới gốc, được che phủ bởi những cây tre cao và lá cây. Từ từ tre phát triển cứng cáp và dẻo dai. Thân tre gầy guộc, được ghép lại từ nhiều mắt, bên trong thân tre ống rỗng.  Màu sắc của tre: có màu xanh lục, càng lên cao màu xanh của tre càng nhạt.  Thân tre mọc ra từng cành cây nhỏ, những cành cây này có gai nhọn và lá. Người ta dùng những cành gai nhọn này bó với nhau để làm hàng rào, làm nơi trú ẩn cho các loài cá…
Lá tre mỏng và có hình thon có gân lá song song, độ dài của lá tre từ 10 – 15 cm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, nhìn bề ngoài khá cằn cội nhưng rễ tre bám rất chắc.
Hoa tre thường rất hiếm, vòng đời của tre sẽ khép lại khi tre “ra hoa”.
* Kiến thức ghi nhớ:

Việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh vào bài văn nghị luận là rất cần thiết bởi nó sẽ giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, thuyết phục.

Khi đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh vào bài văn nghị luận cần đúng lúc, đúng cách. Mỗi yếu tố biểu đạt sẽ giúp cho bài văn có sức thuyết phục cả về nhận thức và tình cảm, làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề nghị luận.

Trong bài văn nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh chỉ là những yếu tố kết hợp, chúng không được làm mờ đi đặc trưng của văn nghị luận mà phải phục vụ cho quá trình nghị luận.

- Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.

Trường hợp sử dụng các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh trong bài văn nghị luận
Khi cần cho văn bản hiệu quả thuyết phục cao vì tác động mạnh mẽ tới tình cảm người tiếp nhận
Khi cần cho luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
Khi cần cung cấp những tri thức khách quan, khoa học để hiểu chính xác, rõ ràng vấn đề NL
III. Luyện tập.
1. Xét ngữ liệu sau:
“Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng cũng không sao thoát nổi những chât độc ấy chui vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người. Khó mà lường trước được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng hít thở cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh nhọc nhằn ấy. Cứ ngỡ, chỉ dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó. Song, những nhận định có trách nhiệm của một nhà khoa học trong hội thảo về phát triển nông thôn vừa rồi thì người dân ở nông thôn cũng cùng chung thảm họa đó. Đây là chưa nói đến một thực trạng mà theo ông, sự ô nhiễm ở nông thôn còn có khía cạnh nặng nề hơn. ). Ôi! mới đó, nông thôn còn thơ mộng với “ những con sông xanh biếc – Nước gương trong soi bóng những hàng tre” (Tế Hanh) mà nay đang có những dòng sông sắp qua đời!….”
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
“Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng cũng không sao thoát nổi những chât độc ấy chui vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người. Khó mà lường trước được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng hít thở cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh nhọc nhằn ấy. Cứ ngỡ, chỉ dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó. Song, những nhận định có trách nhiệm của một nhà khoa học trong hội thảo về phát triển nông thôn vừa rồi thì người dân ở nông thôn cũng cùng chung thảm họa đó. Đây là chưa nói đến một thực trạng mà theo ông, sự ô nhiễm ở nông thôn còn có khía cạnh nặng nề hơn. ). Ôi! mới đó, nông thôn còn thơ mộng với “ những con sông xanh biếc – Nước gương trong soi bóng những hàng tre” (Tế Hanh) mà nay đang có những dòng sông sắp qua đời!….”

- Nội dung nghị luận: Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi trường sống đang bị đe doạ
- Đoạn văn có sự kết hợp giữa các phương thức miêu tả và biểu cảm
-Tác dụng: Giúp người đọc nhận thấy rõ tác hại của môi trường ô nhiễm đối với cuộc sống của con người.
Ngữ liệu 3
“Đứng ngắm cây sầu riêng , tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, dáng quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đam mê”
(Mai Văn Tạo)

Ngữ liệu 2.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoánh con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh)



Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoánh con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Tế Hanh)

 
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
(Nhớ, lòng tôi tưởng nhớ, tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá..)

Phương thức kết hợp: Miêu tả
(Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền rẽ sóng..)




Xét ngữ liệu 2
“Đứng ngắm cây sầu riêng , tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, dáng quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngào ngạt, vị ngọt đam mê”
(Mai Văn Tạo)
- Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh:
Cung cấp tri thức về cây sầu riêng.

- Các phương thức kết hợp:
+ Miêu tả: hoa, thân, cành cây sầu riêng
+ Biểu cảm: Tôi cứ nghĩ mãi, kì lạ, vậy mà..

Xét ngữ liệu 3
Hướng dẫn học sinh học và chuẩn bị bài:
- Nắm nội dung bài học:
+ Hiểu được yêu cầu và tầm quan trọng của việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận.
+ Cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Viết một bài văn nghị luận ngắn về một tác phẩm văn học đã được học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 trong bài viết có sử ít nhất một trong các phương thức : tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh).
- Về nhà nghiên cứu và sưu tầm thêm các ngữ liệu về các văn bản nghị luận có sử dụng các phương thức biểu đạt.
- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiết 2)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm Minh Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)