Tuần 13. Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hưng | Ngày 08/05/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) thuộc Tập làm văn 5

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Hãy nhắc lại các chi tiết, đặc điểm về ngoại hình của người bà được tác giả chọn tả.
Để giúp người đọc hình dung người được tả một cách sinh động cụ thể, khi quan sát chọn lọc chi tiết em cần lưu ý điều gì?
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
Bài 1:
Chọn làm một trong hai bài sau:
HS nối tiếp đọc thành tiếng nội dung bài tập 1.
HS trao đổi theo cặp.
HS thi trình bày ý kiến của mình trước lớp.
Lớp nhận xét.
Bài 1a:
Đọc lại nội dung bài “Bà tôi” của Mác-xim Go-rơ-ki và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?


Đoạn 1 tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháu là một cậu bé.
Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.
Câu 1: mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu, chải đầu.
Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ.
Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, từng động tác (nâng mớ tóc lên, ướm trên tay, đưa khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mái tóc dày).
Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?


Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.
Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà?
Đoạn 2 tả giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà. Đoạn 2 gồm 4 câu:
Câu 1 tả đặc điểm chung của giọng nói: trầm bổng, ngân nga.
Câu 2 tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé: khắc sâu vào trí nhớ dễ dàng và như những đóa hoa cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống.
Câu 3 tả sự thay đổi của đôi mắt bà mỉm cười (hai con người đen sẫm nở ra), tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt (long lanh, dịu hiền khỏ tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui).
Câu 4 tả khuôn mặt của bà (hình như vẫn tươi trẻ, dù trên đôi má đã có nhiều nếp nhăn)
Các đặc điểm đó có quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không chỉ làm hiện rõ vẻ ngoài của bà mà cả tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan.
Bài 1b:
Đoạn văn “Chú bé vùng biển” tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của Thắng?
Đoạn văn gồm 7 câu:
Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng (con cá vượt, có tài bơi lội) trong thời điểm được miêu tả làm gì.
Câu 2: Tả chiều cao của Thắng – hơn hẳn bạn cái đầu.
Câu 3: Tả nước da của Thắng – rám đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.
Câu 4: Tả thân hình của Thắng (rắn chắc, nở nang,…)
Câu 5: Tả cặp mắt to và sáng.
Câu 6: Tả cái miệng tươi hay cười.
Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh.
Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
Tất cả các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ không chỉ vẻ bề ngoài của Thắng – một đứa trẻ lớn lên ở biển, bôi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai mà cả tính tình Thắng – thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.
Kết luận
Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc họa rõ nét hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình nhân vật mà cả nội tâm, tính tình vì những chi tiết tả ngoại hình cũng nói lên tính tình, nội tâm nhân vật.
Bài 2:
Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

Bài tập yêu cầu em làm gì?
HS xem lại kết quả quan sát một người mà em thường gặp – theo lời dặn của tiết trước.
HS khá (giỏi) đọc kết qua ghi chép.
Lớp nhận xét.
HS theo dõi dàn ý khái quát.
Mở bài: Giới thiệu người định tả.
Thân bài:
Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt,mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…)
Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người được tả.
HS lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình nhân vật dựa theo kết quả quan sát được.
HS trình bày dàn ý đã lập trên bảng lớp.
Lớp nhận xét.
GV đánh giá.
Dặn dò
Ôn tập:
Hoàn chỉnh bài làm.
Chuẩn bị bài:
Viết một đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)