TUẦN 13- LS7- TIẾT 26

Chia sẻ bởi Võ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: TUẦN 13- LS7- TIẾT 26 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 13 Ngày soạn: 21/ 11/ 2012
Tiết : 26 Ngày dạy: 24/ 11/ 2012

Bài 14 : BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (Thế kỷ XIII) (Tiết 4)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
Ở thế kỷ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi là do những nguyên nhân nào?
Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
2/ Tư tưởng.
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
Bài học kinh nghiệm về truyền thống chiến đấu và tinh thần đòan kết của dân tộc.
3/ Kỹ năng.
Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
Rèn kỹ năng tổng hợp và liên hệ thực tế ngày nay.
II/ CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên:
Giáo án, Bài “Hịch tướng sĩ ” của Trần Quốc Tuấn.
Tư liệu có liên quan đến bài dạy.
2/ Học sinh
Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1/ Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nối nội dung ở cột sự kiện với các chiến thắng lớn sao cho phù hợp:
Sự kiện
Các chiến thắng lớn
Trả lời

1/Kháng chiến lần thứ I, chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
A/Đông Bộ Đầu
1. nối với …

2/Kháng chiến lần thứ II, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
B/Vân Đồn
Bạch Đằng
2. nối với …

3/Kháng chiến lần thứ III, chống quân xâm lược Nguyên (1285)
C/Tây Kết
Hàm Tử
Chương Dương
3. nối với …


2/Giới thiệu bài :
Như chúng ta đã biết , cả ba lần kháng chiến chống quân Xâm lược Mông - Nguyên đều diễn ra trong hòan cảnh gay go, quyết liệt . nhưng cuối cùng chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Vậy, nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi đó, ý nghĩa lịch sử ra sao ? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
3/ Bài mới.
IV/ NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN.
Họat động của thầy và trò
Nội dung bài học

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.
GV: Cho học sinh quan sát lại hình ảnh quân Mông Cổ và sự bành trướng lãnh thổ của quân Mông Cổ.
HS: Quan sát và nghe.
GV chốt: Quân Mông Cổ ( Quân Nguyên ) hùng mạnh bật nhất thế giới.
? Những nguyên nhân nào đẫn đến cả ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi ?
? Em hãy nêu một số dẫn chứng để thấy tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc ?
HS: - Thực hiện “vườn không nhà trống”
- Đóng cọc ở sông Bạch Đằng… ? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến ?
HS:- Canh giữ vùng biên giới.
Quân đội ngày đêm luyện tập.
Sắm sửa vũ khí…
Triệu tập các Hội nghị: Bình Than, Diên Hồng
? Hãy nêu một số dẫn chứng để thấy được nhà Trần quan tâm đến sức dân?
HS: ( Vua trần về các địa phương…)
? Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến lần thứ hai và ba?
? Em có nhận xét gì về Trần Quốc Tuấn?
? Em hãy trình bày những đóng góp của trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến ?
HS: ( Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp, là tác giả của “ Hịch Tướng sĩ”…)
GV: nhấn mạnh về danh tướng Trần Quốc Tuấn đã được cả thế giới biết đến.
HS thảo luận nhóm 3 phút: Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng của ta trong cả 3 lần kháng chiến?
HS: - Nhân dân.
- Thể hiện qua câu nói của: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Các bô lão, Trần Quốc Tuấn…
? Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong cả ba lần kháng chiến ?
GV phân tích: Chiến thuật “vườn không nhà trống”, lợi thế của ta có địa hình hiểm trở…, nhắc lại ba lần chiến thắng trên sông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)