Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Trần Bảo Nghi | Ngày 10/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Nêu những nội dung chính trong quan điểm sáng tác của Nam Cao ?
TRẢ BÀI CŨ
I. TÌM HIỂU CHUNG
- “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng, ra đời năm 1941
- Nhan đề:
+ “Cái lò gạch cũ”
+ Nhà xuất bản tự ý đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”
+ “Chí Phèo”

Tác phẩm thuộc giai đoạn sáng tác nào của Nam Cao?
Em biết gì về những nhan đề của tác phẩm?
II. ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
Có thể tìm hiểu nhân vật Chí Phèo dựa trên mốc thời gian nào trên đường đời?
- Từ lúc ra đời đến khi bị đẩy vào tù
- Chí ra tù và gặp Thị Nở
- Chí bị Thị Nở khước từ tình yêu; Chí đâm Bá Kiến và tự sát
Chí Phèo đã ra đời như thế nào?
a. Chí Phèo trước khi đi tù:
Không cha mẹ, bị bỏ rơi ở lò gạch.
Được người làng chuyền tay nhau nuôi.
Lớn lên, làm canh điền cho nhà Bá Kiến.
* Lai lịch:
* Tính cách:
Tính cách của Chí trước khi đi tù?
Chí có ước mơ gì không?
Hiền lành, chất phác: “Mày thực thà quá!”
Giàu lòng tự trọng: “thấy nhục khi phải bóp chân cho bà ba quỷ cái…”
- Mơ ước bình dị: “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải…”
b. Sau khi di t� v?:
- Chí Phèo đã bị nhà tù thực dân làm biến đổi cả nhân hình lẫn nhân tính:
+ Sự thay đổi nhân hình:
 Cái đầu cạo trọc lốc, răng trắng hớn
 Cái mặt thì đen mà rất cơng cơng
 Tay và ngực chạm trổ rồng phượng.
=> Ngoại hình của một kẻ côn đồ, một thằng “săng đá”  xa lạ với dân làng Vũ Đại và với chính bản thân mình.

Nhà tù thực dân đã khiến Chí Phèo thay đổi như thế nào?
Ngoại hình của Chí Phèo là ngoại hình của một kẻ như thế nào?
+ Sự thay đổi về nhân tính:
 Nhân tính thể hiện qua tiếng chửi: Chí Phèo chửi tất cả
Ngay ở đầu tác phẩm nhân tính của Chí Phèo đã được tác giả khắc họa qua yếu tố nào?
Theo em, đây có đơn thuần là tiếng chửi của người say hay không?
 niềm khao khát được giao tiếp với đồng loại, kể cả là được người ta chửi lại mình

Dân làng đã phản ứng lại với tiếng chửi của hắn như thế nào? Cách xử sự ấy nói lên điều gì?
* - Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để rạch mặt ăn vạ.


Sự thay đổi nhân tính của Chí Phèo còn được khắc họa qua sự việc nào nữa?
Chí phèo là nhân vật điển hình, là hiện tượng có tính quy luật: người nông dân bị áp bức quá mức  tình trạng lưu manh hoá ở người nông dân
 Nét mới của Nam Cao khi viết về người nông dân trước Cách mạng tháng 8.
c. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và khát khao trở về làm người lương thiện
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã trở thành bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Chí Phèo.

Theo em, cuộc gặp gỡ với Thị Nở có vai trò như thế nào trong cuộc đời của Chí?
Nhân vật Thị Nở được miêu tả như thế nào?
- Trong một đêm “rười rượi những trăng”, Chí Phèo say rượu đã gặp Thị Nở - người đàn bà dại dột “nằm ềnh ệch mà ngủ ngay gần nhà hắn”
- Ban đầu, Thị Nở chỉ khơi dậy cái bản năng ở Chí Phèo  sự chăm sóc giản dị đầy ân tình của thị đã làm thức tỉnh bản chất lương thiện của Chí Phèo

Chí Phèo và Thị Nở đã gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
Cuộc gặp gỡ ấy đã làm thay đổi điều gì ở Chí?
- Chí đã bước những bước non nớt về với con người - những bước đi tỉnh táo đầu tiên sau một cơn say dài
+ Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy những âm thanh của cuộc sống
+ Chí Phèo nhớ về quá khứ, về những ước mơ xa xôi ngày xưa
+ Chí Phèo lo cho tương lai: hắn sợ đói rét, ốm đau, và nhất là cô độc
 Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh táo để tự ý thức về thân phận mình.
Sự thức tỉnh ấy đã được tác giả miêu tả như thế nào sau cái đêm Chí Phèo gặp Thị Nở?
Bát cháo hành đầy nghĩa tình của Thị Nở đã làm Chí Phèo:
+ Ngạc nhiên và xúc động vì lần đầu tiên “hắn được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà”
+ Nhận ra rằng cuộc sống lương thiện thật đáng yêu, “hắn thèm lương thiện”, hắn muốn làm thành một đôi với Thị Nở và tin rằng “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn” để về với mọi người
Bát cháo hành của Thị Nở
đã tác động tới Chí Phèo ra sao?
Từ mối tình này, Chí Phèo
đã mơ ước điều gì?

Thông điệp:
Người nông dân trong xã hội cũ dù có bị vùi dập, bị bóc lột cả nhân hình, nhân tính vẫn âm ỉ bản chất tốt đẹp bên trong. Chỉ cần một chút tình thương, bản chất ấy sẽ thức tỉnh.
Đây là tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao
Qua việc miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
d. Bi kịch đau xót của Chí Phèo khi bị cự tuyệt quyền làm người
- Con đường trở lại làm người của Chí Phèo vừa mở ra trước mắt đã bị đóng sầm lại. Bà cô Thị Nở không muốn cho cháu mình lấy Chí Phèo.
=> Quá trình diễn biến tâm trạng phức tạp: ngạc nhiên (vì sao mọi người không chấp nhận Chí)  chợt hiểu (một người như Thị Nở mà vẫn không chấp nhận mình)  thức tỉnh  hi vọng  thất vọng  đau đớn  phẫn uất  tuyệt vọng
Mơ ước được trở lại làm người lương thiện của Chí Phèo có thực hiện được không? Vì sao?
Hãy nêu quá trình diễn biến tâm trạng của Chí
khi bị Thị Nở từ chối
Vì thành kiến. Bà cô Thị Nở chính là đại diện của thành kiến dân làng đối với Chí: mọi người quen coi Chí Phèo là một tên lưu manh, một con quỷ dữ nên khi linh hồn trở về với anh thì không có ai nhận ra. Một lần nữa Chí Phèo bị ruồng bỏ phũ phàng.
Tại sao mọi người không chấp nhận Chí?
Thực tế xã hội đã đặt hắn trước hai con đường:




Giờ đây, thực tế đã đặt chí Phèo trước mấy con đường? Chí đã quyết định như thế nào?
Sống  tiếp tục làm qủy dữ
Chết  được làm người
- Đây chính là một hành động lấy máu rửa thù của người nông dân cùng khổ đã uất ức vùng lên một cách cô độc và tuyệt vọng. Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.
 Một hiện thực đau lòng của xã hội: những kẻ khốn cùng, khi muốn tồn tại thì phải lưu manh, lúc muốn sống tử tế thì phải chết  quy luật tàn bạo
Em đánh giá như thế nào về hành động của Chí Phèo? Chi tiết này giúp chúng ta hiểu thêm gì về xã hội lúc bấy giờ?
- Trong xã hội vô nhân đạo ấy, hiện tượng Chí Phèo chưa kết thúc. Chí Phèo bố chết, rất có thể sẽ lại có một Chí Phèo con ra đời và lặp lại cuộc đời bị kịch của Chí Phèo bố, bắt đầu từ “cái lò gạch cũ”.
Và hiện tượng Chí Phèo đã kết thúc chưa?
Cái lò gạch hiện nay ở langĐại Hoàng
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
Bá Kiến là một điển hình sắc nét đại diện cho tầng lớp địa chủ cường hào, ác bá ở nông thôn Việt Nam giai đoạn trước cách mạng.

Nhân vật Bá Kiến đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội cũ? Nhân vật này được tác giả xây dựng trên những phương diện nào?
Về ngoại hình của Bá Kiến, tác giả chủ yếu khắc họa yếu tố nào?
+ Tiếng cười: “nhạt” nhưng lại “giòn giã”
+ Tiếng quát: nhẹ nhàng nhưng đầy uy lực.
 một kẻ nham hiểm, khôn khéo và xảo quyệt.
- Khi Chí Phèo đến ăn vạ, bá Kiến đã khôn khéo “trị gia” trước bằng việc quát mắng mấy bà vợ rồi quát Lí Cường. Bằng giọng dịu hơn, Bá Kiến đã dẹp hết đám đông
Em suy nghĩ như thế nào về tiếng cười và tiếng quát của Bá Kiến? Bản chất ấy thể hiện như thế nào trong lần đầu Chí Phèo đến nhà Bá Kiến?
- Bá Kiến đã “xử nhũn”, đã trị kẻ thù của mình bằng mật ngọt: đến gần, nhẹ nhàng lay gọi, hỏi han an ủi.
- Bá Kiến đã chinh phục, mua chuộc Chí Phèo làm Chí mất hết ý thức và tinh thần phản kháng lúc đầu. Chỉ bằng vài đồng bạc và những lời ngọt ngào, con cáo già xảo quyệt ấy đã biến Chí Phèo từ kẻ thù thành tay sai đắc lực cho mình
=> Bá Kiến là một tên gian hùng, cơ trí trong cách dùng người.
Bá Kiến đã đối xử với Chí Phèo như thế nào? Cách xử nhũn ấy đã giúp Bá Kiến thực hiện mục đích gì?
- Bá Kiến bị Chí Phèo đâm chết: một kết cục xứng đáng “nợ máu phải trả bằng máu”  những tên cường hào như Bá Kiến chưa hết ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám “tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác”
Hãy nhận xét về kết cục của Bá Kiến?
III. TỔNG KẾT
Nội dung: tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
- Nghệ thuật:
+Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
+ Miêu tả đặc sắc diễn biến tâm lí nhân vật,
+ Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính, kết cấu mới mẻ không theo trình tự thời gian.

Hãy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Bảo Nghi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)