Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Lê Thị Hường | Ngày 10/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

VĂN11- CHÍ PHÈO
Giảng Văn : Chớ Phốo
(Nam Cao)
I. GIỚI THIỆU
II. PHÂN TÍCH
A. Giá trị hiện thực-nhân đạo
1. Hình tượng Bá Kiến
2. Hình tượng Chí Phèo
2. Hình tượng Chí Phèo
Chí Phèo – điển hình cho người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa
=> Bi kịch của một con người sinh ra là người mà không được làm người
2. Hình tượng Chí Phèo
b. Chí Phèo - sự thức tỉnh linh hồn
Mối tình Thị Nở - CP
Diễn biến tâm trạng
CP tỉnh dậy sau một cơn say dài:
+ Hắn nghe được những âm thanh cuộc sống “Khi CP mở mắt thì trời đã sáng lâu… Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài… Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn!” (Tr. 227).
 Âm thanh cuộc sống đời thường  bắt đầu thức tỉnh
Chí Phèo nhìn lại cuộc đời.
“Hình như có một thời hắn từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. buồn thay cho đời!... Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời… như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”(Tr.227- 228).
Quá khứ lương thiện, hiện tại rất buồn, tương lai mờ mịt.
Ý thức được cảnh ngộ bi đát.
Bát cháo hành – hương vị của tình cảm yêu thương chân thành
“Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho…Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng… Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?” (Tr. 229).

Hương vị của tình cảm mộc mạc, yêu thương chân thành.
Tình yêu đã làm cho tâm hồn Chí Phèo hồi sinh
Khao khát được hoàn lương.
Bát cháo hành – hương vị của tình cảm yêu thương
chân thành
c.Tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
- Khát vọng chính đáng
“ Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn.” (Tr. 230).

 Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối đưa Chí Phèo trở về với cuộc đời lương thiện.
- Thực tế phũ phàng: Con đường trở lại cuộc sống lương thiện vừa mở ra thì bị chặn lại:
+ Bà cô thị Nở ngăn cản “Đàn ông chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy một thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ra ăn vạ. (Tr. 231).

 Lời của bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến khắt khe của xã hội.
-Tâm trạng
“ Thoáng một cái, hắn lại như hít thấy hơi cháo hành… Hắn ôm mặt khóc rưng rức.”

ngỡ ngàng, tiếc nuối, đau đớn

Chí Phèo rơi vào một tình trạng bế tắc, không lối thoát.
- Chí Phèo rơi vào bi kịch đau đớn:
“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách…biết không!...Chỉ có một cách là… cái này! Biết không!...” (Tr. 234).
 Những câu nói của một Con Người đã thức tỉnh đòi quyền được làm người LƯƠNG THIỆN.
 Nhưng không được chấp nhận.
 Cùng đường, tuyệt vọng, Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát => BI KỊCH.
Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo
Tố cáo mạnh mẽ và sâu sắc chế độ thực dân phong kiến.
Phản ánh xung đột ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.
Khát vọng được làm người lương thiện.
B. Đặc sắc nghệ thuật
- Cách xây dựng nhân vật: điển hình, sinh động & độc đáo bằng sở trường phân tích tâm lí nhân vật.
- Kết cấu không theo trình tự thời gian mà vẫn rất chặt chẽ, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ: Lời văn giản dị, gắn với khẩu ngữ, mang hơi thở của đời sống & có nhiều giọng điệu đan xen (khi thì giọng trữ tình, khi thì tự sự lạnh lùng).
III. Tổng kết
Truyện ngắn “Chí Phèo” mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng của NC đối với những con người bị áp bức trong XH cũ.
“Chí Phèo” là truyện ngắn điển hình nhất về người nông dân bị lưu manh hóa trong XH thực dân phong kiến giai đọan (1930 – 1945).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)