Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Đoàn Hoài Thu | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

GV: Đoàn Hoài Thu
Nam Cao
Chí Phèo Nam Cao
Nội dung

Giới thiệu chung
1. Hoàn cảnh
sáng tác
2. Nhan đề truyện
3. Đọc, tóm tắt
4. Bố cục

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh làng
Vũ Đại
2. Nhân vật Bá Kiến
3. Nhân vật Chí Phèo
4. Nghệ thuật

III. Tổng kết
Chí Phèo Nam Cao
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Dựa vào cảnh thật, người thật. Tác giả Viết tác phẩm năm 1941
2. Nhan đề
- Lần đầu tiên: Cái lò gạch cũ - Nhấn mạnh không gian và hiện tượng mang tính quy luật
- Lần thứ hai: Đôi lứa xứng đôi - Tạo sức thu hút về mối tình kì lạ
- Cuối cùng: Chí Phèo- làm nổi bật nhân vật trung tâm và ý nghĩa của truyện
Chí Phèo Nam Cao
3. Đọc- tóm tắt









4. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu-> "Cả Làng Vũ Đại không ai biết": Sự xuất hiện của Chí Phèo
- Tiếp -> "Hồi ấy hắn đâu mới 27,28 " : Nguồn gốc cuộc đời Chí Phèo
- Còn lại: Sự thúc tỉnh về ý thức và bi kịch cuộc đời Chí Phèo
Sơ đồ tóm tắt tác phẩm
Chí Phèo
lương thiện
Chí Phèo bị
lưu manh hoá
Khát vọng trở
về lương thiện
Chí Phèo bị cự
tuyệt quyền làm người
Chí Phèo giết Bá
Kiến, tự sát
Chí Phèo Nam Cao
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh làng Vũ Đại- Hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước CM Tháng 8
- Làng Vũ Đại:
+ Làng vào loại trung bình ở đồng bằng Bắc Bộ, có hơn 2000 dân, xa phủ, xa tỉnh-> Nơi mâu thuẫn giữa cường hào địa chủ, chúng vừa đàn áp nhân dân, vừa ngấm ngầm hại nhau giữa các phe cánh
+ Nơi đầy rẫy bọn đâm thuê, chém mướn: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo.
+ Xã hội đầy rẫy những con người tàn tạ: Một Thị Nở dòng giống mả hủi; Một Tư Lãng vừa hoạn lơn, vừa làm thầy cúng- vợ chết, con chửa hoang; Một bà cô Thị Nở dở hơi; Một Chí Phèo - con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Giai cấp thống trị (Bá kiến): Nham hiểm, độc ác
=> Xây dựng hình ảnh Làng Vũ Đại Nam Cao đã dựng lên bưc tranh về nông thôn Việt Nam trước CM Tháng 8 một cách chân thực, sinh động.
Chí Phèo Nam Cao
Chí Phèo Nam Cao
2. Nhân vật Bá Kiến
- Cái cười Tào Tháo
- Khôn róc đời
- Cách đối nhân, xử thế:
+ Mềm nắn, rắn buông
+ Dùng đầu bò để trị đầu bò.
- Bá Kiến có đủ thói xấu xa: Háo sắc, ghen tuông, sợ vợ, hám quyền, độc ác
-> Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị. Là chân dung sắc nét về bộ mặt cường hào, ác bá, tàn phá cuộc đời bao người dân lương thiện, đẩy họ vào con đường lưu manh, tội lỗi
Chí Phèo Nam Cao
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
Chí Phèo Nam Cao
a. Số phận bất hạnh
* Nguồn gốc, xuất thân: Từ lúc sinh ra Chí đã bị vứt bỏ->Kẻ không cha không mẹ-> Đứa con hoang tội nghiệp
* Quá trình trưởng thành
+ Sống nhờ sự cưu mang, giúp đỡ của mọi người
+ Năm hai mươi tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến
+ Là người ý thức được nhân phẩm
+ Ao ước có một gia đình nho nhỏ hạnh phúc
-> Con người lao động nghèo khổ, đáng thương, hiền lành
-> Con người có lòng tự trọng, có nhân phẩm
Chí Phèo Nam Cao
* Vì sự ghen tuông vô lí của Bá Kiến mà Chí Phèo phải đi tù 7-8 năm -> lí do không rõ ràng-> Sống trong xã hội cũ pháp luật không giành sự công bằng cho người nông dân- cái lí là ở kẻ mạnh, kẻ có tiền, có quyền.
Chí Phèo bóp chân hầu bà ba
Chí Phèo Nam Cao
* Sau khi ở tù về
- Hình dáng (nhân hình): Cái đầu thì trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, cái ngực đầy nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ. -> Trông gớm chết
-> Vẻ mặt của một kẻ du côn, một tay anh chị. Nhà tù đã tha hoá con người cướp đi hình người của Chí
- Tâm hồn (nhân tính):
+ Về hôm trước hôm sau hắn đã ngồi ở chợ uống rượu
+ Chủ yếu sống bằng nghề cướp giật, rạch mặt, ăn vạ
+ Đời hắn chỉ là một cơn say dài vô tận
+ Khi say người ta có thể sai hắn làm bất cứ việc gì kể cả giết người
+ Bàn tay của hắn đã từng đập nát bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt biết bao người lương thiện
+ Chí trở thành tay sai, công cụ phục vụ cho Bá Kiến
-> Chí Phèo đã mất hết tính người,-> Nhà tù PK đã huỷ hoại tâm hồn Chí
=> Chí Phèo là nạn nhân tội nghiệp của Bá Kiến và XH thực dân nửa phong kiến
Chí Phèo Nam Cao
b. Cuộc gặp gỡ Chí Phèo- Thị Nở
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở như một bước ngoặt trong cuộc đời Chí
+ Lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu sau những cơn say dài
+ Chí Phèo cảm nhận được cuộc sống xung quanh mình
+ Hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc
+ Đói rét bệnh tật hắn có thể chịu đựng được nhưng hắn sợ nhất sự cô độc
-> Chí Phèo ý thức được cảnh ngộ bi đát của bản thân mình-> dấu hiệu thức tỉnh tâm hồn
Chí Phèo Nam Cao
- Bát cháo hành của Thị Nở:
+ Đây là bát cháo đầu tiên và cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu và hạnh phúc mới mẻ, muộn mằn.
+ Tác động đến Chí thật mạnh mẽ và bất ngờ:
. Đầu tiên là ngạc nhiên
. Cảm động: Mắt ươn ướt, hình như hắn khóc
. Hắn vừa vui, vừa buồn
. ăn năn, hối hận vì những việc ác đã làm
. Quay trở về hiện tại: Thèm lương thiện, muốn làm hoà với mọi người
. Nghĩ đến tương lại: một gia đình nho nhỏ. Trở lại cuộc sống bình thường của người nông dân lương thiện
-> Bát cháo hành có ý nghĩa thức tỉnh nhân tính Chí Phèo. Vị thơm của cháo là vị thơm của tình người, tình yêu và sự chăm sóc của Thị Nở đã đánh thức phần người trong sáng đã bị vùi lấp từ lâu của Chí Phèo
=> Nam Cao đã trân trọng tình người đáng quý đằng sau những khuôn mặt quỷ đó, đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
Chí Phèo Nam Cao
c. Sự thức tỉnh của ý thức và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
- Tâm trạng của Chí khi bị Thị Nở từ chối:
+ Ngạc nhiên, thích chí trước cử chỉ giận dữ của Thị Nở
+ Hiểu rõ sự thật thì ngẩn người ra, sửng sốt không nói nên lời
-> Chí ngạc nhiên vì sao Thị Nở không chấp nhận Chí? Và Chí Chợt hiểu ra rằng đến một người như Thị Nở mà không chấp nhận Chí thì đồng nghĩa cả xã hội lúc bấy giờ chẳng ai chấp nhận Chí. Sự thức tỉnh của ý thức không chỉ khiến Chí biết hy vọng mà còn khiến Chí rơi vào đáy sâu của sự tuyệt vọng.
-> Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt làm người
+ Chí Phèo đã thức tỉnh và muốn làm người lương thiện
+ Không ai cho Chí quay trở lại làm người lương thiện
+ Dưới con mắt của mọi người, của xh ấy Chí chỉ có thể là con quỷ dữ không thể là người
=> Chí Phèo sinh ra là con người nhưng lại không được công nhận là người- bi kịch
Chí Phèo Nam Cao
- Hành động giết Bá Kiến
+ Nhận rõ kẻ thù giai cấp, kẻ cướp quyền làm người của Chí
+ Khao khát trả thù và vạch trần tội ác của giai cấp thống trị
- Hành động tự sát:
+ Khao khát mãnh liệt được làm người lương thiện
+ ý thức sâu sắc về nỗi đau bị xã hội từ chối
+ Không chấp nhận cuộc sống thú vật
-> Hành động tự phát, đấu tranh tuyệt vọng và bất lực
=>Đây là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân nghèo
=> Cái chết của Chí Phèo có sức tố cáo tội ác của XHTD nửa phong kiến
Chí Phèo Nam Cao
4. Nghệ thuật - thành công và hạn chế
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình
- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo
- Kết cấu tác phẩm theo thời gian
- Hạn chế: Chưa dự báo được khả năng đổi đời của nhân vật. Cuộc đời của người nông dân vẫn luẩn quẩn trong vòng bế tắc.
- Thông qua số phận con người, tố cáo tội ác xã hội tàn bạo xô đẩy con người vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát
-> Cây bút xuất sắc viết về nông thôn. Cái chỗ sâu thẳm nhất mà ngòi bút Nam Cao dừng lại là đỉnh cao tâm hồn con người: Lòng nhân đạo
III. Tổng kết: Sách giáo khoa- ghi nhớ
Chí Phèo Nam Cao
Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao khái quát một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời , khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.
Hết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Hoài Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)