Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Nguyễn Danh Thanh Quý | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI
BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA
TỔ 1
CHÍ PHÈO
Nam Cao
Chí Phèo
Tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951).
Xuất thân trong gia đình nông dân nghèo.
Quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân – Hà Nam.
Học hết bậc Thành chung vào Nam kiếm sống và bắt đầu sáng tác, sau về quê.
Lên Hà Nội dạy học, 1943 tham gia hội văn hóa cứu quốc.
1951 trên đường đi công tác bị bắt và sát hại
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI
Tiểu sử
Nhà văn Nam Cao
Đời sống nội tâm phong phú, sôi sục, có khi căng thẳng.
Luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen.
Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, gắn bó sâu nặng, giàu ân tình với quê hương và những người nghèo khổ.
→ Chọn con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”.
VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI
2. Con người
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công.
Tư tưởng nhân đạo sâu sắc là yêu cầu tất yếu của một tác phẩm văn chương chân chính
→ Cuộc sống phải đặt lên trên văn chương, nghệ thuật phải gắn với đời sống, nhìn thẳng, lên tiếng vì sự cùng quẫn của nhân dân lao khổ.
Bản chất của văn chương là sự tìm tòi sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi, cẩu thả → người cầm bút phải có nhân cách, lương tâm
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Quan điểm nghệ thuật:
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Miêu tả tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Bi kịch tinh thần:
+ Ý thức sâu sắc giá trị sự sống và nhân phẩm, có tài năng, tâm huyết, hoài bão.
+ Bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất.
→ Rơi vào tình trạng đời thừa, sống mòn.
Phê phán xã hội ngột ngạt, phi nhân đạo bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người; khao khát một cuộc sống có ích, có ý nghĩa, xứng đáng là con người.
* Tác phẩm: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
2. Các đề tài chính:
Trước Cách mạng tháng Tám
۞ Người trí thức nghèo
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Dựng lên bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám nghèo đói, xơ xác.
Chú ý tới người thấp cổ bé họng, số phận bi thảm, nghèo đói, cùng đường.
+ Tình cảnh và số phận những người bị hắt hủi, chà đạp nhân phẩm.
+ Hiện tượng người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hóa nhân hình lẫn nhân tính.
→ Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện, đẹp đẽ của họ.
→ Nam Cao có những khám phá mới mẻ, chiều sâu tư tưởng, đạt đến giá trị phê phán và nhân đạo.
* Tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận…
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
2. Các đề tài chính:
Trước Cách mạng tháng Tám
۞ Người nông dân nghèo
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Đề tài người tri thức theo cách mạng.
* Tác phẩm: Đôi mắt, Nhất kí ở rừng
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
2. Các đề tài chính:
b) Sau Cách mạng tháng Tám
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Đi sâu vào khám phá thế giới tinh thần của con người.
Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, đi sâu vào những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người.
Ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại chân thật, sinh động.
Cách kể chuyện, kết cấu linh hoạt không theo trật tự thời gian, không gian → Kiểu kết cấu tâm lí.
Lối viết chân thực, tầm khái quát cao, giàu màu sắc triết lí.
Xây dựng nhân vật điển hình, sống động với giọng điệu riêng: buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng nhưng đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
 Đóng góp lớn trong việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
3. Phong cách nghệ thuật:
Chí Phèo
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
Sáng tác tháng 11/1941
Tên ban đầu: Cái lò gạch cũ → Biểu hiện sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo.
1941: Đôi lứa xứng đôi → Giật gân gây sự tò mò về mối tình của đôi trai gái.
1946: Chí Phèo → Tập trung vào giá trị nhân đạo và hiện thực thông qua số phận nhân vật chính.
GIỚI THIỆU
Nhan đề
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
Người nông dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
Khai thác ở hướng mới: họ bị tàn phá về tâm hồn, hủy diệt về nhân tính nhưng cuối cùng thức tỉnh
→ Khái quát cao về đời sống nông thôn đương thời
GIỚI THIỆU
2. Đề tài
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
GIỚI THIỆU
3. Tóm tắt
CHÍ
Đi tù
Chí Phèo
lưu manh
Quá trình
tha hóa
gặp Thị Nở
Quá trình
thức tỉnh
Thèm
lương thiện
Không được
CHẾT
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
MỜI CÔ VÀ CÁC BẠN
XEM ĐOẠN TRÍCH TRONG TÁC PHẨM
CHÍ PHÈO
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
Thành phần cư dân: chia thành nhiều loại phức tạp
Quan hệ xã hội:
+ Thống trị với thống trị: ngấm ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để cho nhau “ăn bùn”.
+ Thống trị với bị trị: bóc lột, áp bức.
+ Nông dân với nhau: thiếu sự cảm thông, nặng định kiến
 Hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng tám
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
1. Làng Vũ Đại (Không gian nghệ thuật của tác phẩm)
Đặc điểm con người: giọng quát rất sang, tiếng cười Tào Tháo, lối nói ngọt nhạt.
Bản chất:
+ Xảo huyệt, gian hùng
* Lúc Chí Phèo say chửi trước nhà: mới nhìn cụ đã hiểu cơ sự
* Giải tán dân làng
* Dụ dỗ, biến Chí Phèo thành tay sai
+ Đê tiện: ghen → đầy những chàng trai trẻ như Chí Phèo vào tù
 Nghệ thuật khắc họa nhân vật điển hình. Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp thống trị tham lam, tàn ác, xấu xa, vừa có nét riêng, sinh động.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
2. Nhân vật Bá Kiến
* Lúc nhỏ:
Đứa con hoang được nhặt bởi anh thả ống lươn, chuyền tay người làng nuôi.
→ Bi kịch không biết nguồn gốc xuất thân.
* Lúc lớn lên:
Chăm chỉ, hiền khỏe, ước mơ cuộc sống bình dị, khiêm nhường.
Bị bà Ba sai bóp chân, thấy nhục → Ý thức về nhân phẩm.
→ Mang bản chất tốt đẹp của người nông dân chân chính.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
Nhân vật Chí Phèo
a) Lai lịch bản chất
Hình dạng:
+ Trông đặc như thằng săng đá: đầu trọc lốc, răng trắng hớn, mặt đen mà rất cơng cơng
+ Mặc quần nái đen, áo tây vàng
Tính tình: ngỗ ngược
Cuộc sống:
+ Say triền miên
+ Vừa đi vừa chửi: trời → đời → làng Vũ Đại → ai không chửi nhau với hắn → đứa nào đẻ ra hắn → Phản ứng với toàn bộ cuộc đời.
+ Không ai lên tiếng → không được thừa nhận.
→ Kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa.
+ Rạch mặt ăn vạ, đập đầu, đâm chém, giật cướp, dọa nạt.
→ Con quỷ của làng Vũ Đại
 Bi kịch bị tha hóa nhân hình lẫn nhân tính. Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng áp bức tàn khốc ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
Nhân vật Chí Phèo
b) Sau khi đi tù về
Buổi sáng đầu tiên:
+ Bâng khuâng, thấy lòng mơ hồ buồn
+ Nghe tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ mai chèo đuổi cá.
→ Âm thanh quen thuộc ấy là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống.
Suy nghĩ:
+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được.
+ Hiện tại: đã già, bên kia dốc của cuộc đời nhưng vẫn cô độc.
→ Chỉ nhận thức sâu sắc tình trạng bi đát, tuyệt vọng của thân phận mình.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
Nhân vật Chí Phèo
c) Sau khi gặp Thị Nở
Khi nhận bát cháo hành:
+ Ngạc nhiên → xúc động → mắt ươn ướt.
+ Thấy lòng thành trẻ con, muốn làm nũng.
+ Khát khao lương thiện, tỏ tình với Thị Nở, muốn làm hòa với mọi người → Thị Nở là cầu nối giúp Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện.
→ Sự quan tâm, lòng yêu thương đã đem đến cảm xúc con người, thắp lên hạnh phúc lứa đôi và mái ấm gia đình, thức tỉnh quyền làm người trong Chí.
 Đoạn văn đầy chất thơ, thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn lao của Nam Cao.
Bà cô Thị Nở ngăn cấm: đại diện cho định kiến khắt khe của dân làng.
→ Chí rơi vào ki kịch bị từ chối quyền làm người.
Phản ứng:
+ Nghĩ ngợi → ngẩn người → ngửi thấy mùi cháo hành.
+ Đuổi theo nắm lấy tay Thị Nở → không được → tuyệt vọng, đau đớn.
+ Uống rượu, càng uống càng tỉnh, càng phẩn uất → ý thức nỗi đau thân phận
+ Xách dao đến mà Bá Kiếm → đòi lương thiên → không được, giết Bá Kiến và tự sát
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
Nhân vật Chí Phèo
d) Khi bị Thị Nở từ chối
→ Hành động đấu tranh tự phát, không giải thoát được số phận con người, Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống.
→ Xung đột gay gắt, lên đến đỉnh điểm.
Cái chết của Chí Phèo: Đánh đổi sự sống để khẳng định nhân cách con người, quyền làm người.
→ Bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội tàn bạo bất công.
 Tư tưởng nhân đạo mới mẻ: phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi họ bị vùi dập, bị cướp cả nhân hình lẫn nhân tính.
Xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, vừa khái quát vừa cá biệt.
Sở trường miêu tả, phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.
Kết cấu mới mẻ, linh hoạt không theo trình tự thời gian.
Cốt truyện hấp dẫn, kịch tính, quyết liệt, bất ngờ.
Ngôn ngữ: sống động, điêu luyện nhưng tự nhiên, mang hơi thở của đời sống. Giọng điệu biến hóa, trần thuật linh hoạt, lời nửa trực tiếp.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
II. ĐỌC – HIỂU
4. Đặc sắc nghệ thuật:
Mang ý nghĩa tố cáo mạnh mẽ: 3 bi kịch của Chí Phèo.
Tinh thần nhân đạo mới mẽ: vừa thương, vừa tin, vừa đòi hỏi con người phải cảnh giác.
Chí Phèo
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
III. Tổng kết
Nội dung
2. Nghệ thuật
Thành công mới trong khám phá, sáng tạo của Nam Cao.
Chí Phèo là kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
MỘT VÀI TRANH BIẾM HỌA VỀ
CHÍ PHÈO – THỊ NỞ
CÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Danh Thanh Quý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)