Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Võ Hoàng Hoài Bảo | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÍ PHÈO
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
I - VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
- Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Quê ông thuộc vùng chiêm trũng, ít ruộng lại lắm thiên tay, nhất là nạn cường hào hoành hành.
Nam Cao
- Học xong bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm việc làm. Ông làm nhiều nghề nhưng sau đó ông bị ốm nặng phải về quê. Sau đó, Nam Cao dạy học tại một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Khi quân Nhật tấn công vào Đông Dương, trường phải đóng cửa, bấy giờ ông sống chặt vặt, lay lát bằng nghề viết văn và làm gia sư. Là một trong những tri thức nghèo ông càng thắm thía và thông cảm cho những mảnh đời như mình, chính vì thế ông đã gửi gắm những tâm sự thầm kín, những tình cảm chân thành vào thơ văn và cũng nhờ nó Nam Cao mới có thể trút bỏ hết sự bất mản, câm phẩn trước cái xã hội đen tối lúc bấy giờ.
- Một số tác phẩm tiêu biểu trước cách mạng tháng 8: Nửa Đêm (1943), Truyện người hàng xóm (1944),…  Phản ánh sự túng quẩn, tăm tối, mòn mỏi của người tri thức dưới sức đè của nợ áo cơm. Nam Cao đã khơi sâu vào tấm bi kịch của người tri thức nghèo khó có hoài bảo, ước mơ nhưng nợ áo cơm và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khiến họ sống vô ích, sống như một người thừa.
- Ngoài ra ông còn viết mảng đề tài phản ánh cuộc sống tối tăm, cùng cực của những người dân nghèo ( Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no, Dì Hảo). Ông bênh vực cuộc sống, nhân phẩmcủa những người nông dân nghèo bị chà đạp, hà hiếp, bị xã hội đẩy vào những tình cachr nhục nhã. Qua đó, ông lên án tố cáo xã hội cũ khiến cho con người ta trở nên bần cùng hoá. Đồng thời nhà văn đã phát hiện và ca ngợi bản chất tốt đẹp của người nông dân nghèo túng bị dồn đẩy đến đường cùng nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất tốt đẹp.
Năm 1943, ông tham gia nhóm văn hoá cứu quốc ở Hà Nội. Năm 1946 với tư cách là một phóng viên ông cùng đoàn quân Nam tiến đến Nam Trung Bộ. Năm 1947, ông làm công tác báo chí ở Việt Bắc, trong khoảng thời gian đó ông dùng ngòi bút để phục vụ kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Nhật kí ở rừng (1948), Đôi mắt (1948).
Năm 1950, ông tham gia chiến dịch biên giới, tháng 11 – 1951 ông bị phục kích và sát hại.
- Nam Cao là một người đôn hậu, chan chứa yêu thương gắn bó sâu nặng với quê hương, với những người nghèo khổ bị áp bức, khinh miệt trong xã hội. Suốt cả cuộc đời ông luôn tôn thờ một tư tưởng lớn là “ tư tưởng nhân đạo”. Ông là vị nhân sinh, là tắm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính.
Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật.
PHẦN TRÌNH BÀI ĐÃ KẾT THÚC
MỜI CÁC BẠN NHẬN XÉT
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hoàng Hoài Bảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)