Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Vũ Thị Hoa | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thầy giáo và các bạn!
Tiết:

Chí Phèo
Phần một: Nam Cao
Nam Cao
(1917 – 1951)
Tên thật:
Trần Hữu Tri
- Gia đình: Nông dân
- Quê: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam.
-> làng quê nghèo, dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề; xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với tên gọi: làng Vũ Đại.
- Dạy học ở một trường tư thục, sống cuộc đời “giáo khổ trường tư”.
- Tận tụy phụ vụ cách mạng và kháng chiến cho đến lúc hi sinh (1951).
I. CUỘC ĐỜI
1. Tiểu sử

“Nam Cao là con một gia đình trung nông ở Hà Nam giữa đồng bằng Bắc Bộ. Trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của anh luôn hiện lên cái làng lam lũ ở ven sông, quanh năm gần như không có tiếng hát, nhà nọ cách xa nhà kia, rải rác trong những khu vườn “hẻo lánh tựa bãi tha ma...
Bắt đầu biết suy nghĩ, Nam Cao hiểu một cách sâu xa sự hà hiếp của bọn cường hào. Anh đã thấy những ông bá Kiến sai trói một lúc mười bảy người và đánh một người lòi một mắt, những cảnh thuế má bóp hầu bóp cổ mỗi năm lại diễn ra và những người dân cùng khổ càng ngày càng khổ mãi. Đang đi học, bị bệnh phù và đau tim, Nam Cao bỏ học vào miền Nam…
Mấy năm sau trở về quê, gia đình anh đã khánh kiệt, sống vất vả túng đói. Làng anh vẫn như xưa, khổ hơn xưa. Vải tây rẻ như bèo, nghề dệt cơ sở của làng chết hẳn rồi... Nam Cao ra Hà Nội làm nghề dạy học tư và cứ luôn luôn, cuộc đời túng thiếu, tù hãm, quấn chặt lấy anh, không buông tha lúc nào...
(Nguyễn Đình Thi, trích Nam Cao - Về tác gia và tác phẩm, Bích Thu tuyển chọn, tr.44, NXB Giáo dục, H.1999)
2. Con người
- Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú, sôi nổi.
- Là người trí thức “trung thực vô ngần”, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen.
- Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu sắc với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.
Những người bạn mới gặp Nam Cao thường nói : anh ta lạnh lùng quá. Kéo mép lên mới nẻ được một nụ cười khó nhọc. Chính Nam Cao cũng đã tả mặt mình trong một truyện ngắn Cái mặt không chơi được. Và tự giễu một cách mỉa mai là …chẳng may trời chỉ phú cho mình cái mặt không chơi được ấy thì mình phải chịu. Thật ra thì, mặt anh ta lạnh, nhưng lòng anh ta rất sôi sổi…
(Tô Hoài - Người và tác phẩm Nam Cao)
2. Con người
vi.wikipedia.org
vnthuquan.net
Google.com
-> “Nam cao”
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
- Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động.
- Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.
- Nghề văn là nghề của sự sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp.
- Sau cách mạng: “sống đã rồi hãy viết”, "góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".
1. Quan điểm nghệ thuật
“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than”.
Người cầm bút chân chính không được "trốn tránh" sự thực mà "cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…"
"Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…"
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơ những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
"Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện“.
Thảo luận:
So sánh quan điểm nghệ thuật của Nam Cao với một số tác giả khác. Từ đó nhận xét về quan điểm sáng tác của ông?
- Nguyễn Đình Chiểu:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
- Nguyễn Văn Siêu: “Văn chương [...] có loại đáng thờ. Có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
- Hồ Chí Minh:
+ Văn học là một mặt trận, anh chị em nghệ sĩ cũng là người chiến sĩ.
+ Chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Trong thời đại cách mạng, phải coi quảng đại quần chúng nhân dân là đối tượng phục vụ.
+ Văn học phải chân thật, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
Nguyễn Đình Chiểu: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Nguyễn Văn Siêu: “Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”
- Hồ Chí Minh:
Văn học là một mặt trận, người nghệ sĩ cũng là người chiến sĩ; Đối tượng phục vụ của văn học là quần chúng nhân dân; Văn học phải chân thật, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
-> Chở đạo, trừ tà.
-> coi trọng nội dung nhân sinh, nhân đạo, xem nhẹ hình thức.
- Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động.
- Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.
- Nghề văn là nghề của sự sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp.
- Sau cách mạng: “sống đã rồi hãy viết”, "góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".
Nhận xét chung
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao giống với quan điểm nghệ thuật của các bậc tiền nhân và những văn nghệ sĩ tiến bộ cùng thời là cần tạo ra thứ văn chương phục vụ đời sống con người, thể hiện rõ tinh thần nhân đạo.
- Tiến hơn một bước, Nam Cao đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa yêu cầu về nội dung và hình thức đối với tác phẩm văn chương. Đặc biệt, ông còn đặt ra yêu cầu trách nhiệm đối với người cầm bút.
2. Các đề tài chính
Trước Cách mạng
Người nông dân
Người trí thức
+ Tác phẩm:

+ Nội dung chính:



+ Giá trị:
+ Tác phẩm:

+ Nội dung chính:





+ Giá trị:
Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn…
Miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người; thể hiện niềm khát khao một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa.
Chí Phèo, Lão Hạc, Một bữa no…
Khắc họa tình cảnh và số phận người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, đặc biệt là bị tha hóa, lưu manh hóa.
Kết án xã hội tàn bạo hủy diệt nhân tính của những người nông dân hiền lành, khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
"Nam Cao đã nhìn thấy cái vấn đề cuối cùng của con người, của đất nước này. Nam Cao đã lật ra hết tất cả các lớp áo phủ ngoài đời sống con người Việt Nam để làm hiện lên cái chuyện muôn đời nhức nhối nhất là chuyện thiếu thốn, đói khổ, và cũng xuyên qua cái vấn đề nhức nhối và đơn giản nhất ấy mà Nam Cao định giá tư cách con người, vẽ lên muôn hình vạn trạng những điều bức xúc, eo sèo của đời người, do cái miếng ăn sinh ra, vẽ lên tâm lí và những mối quan hệ đầy đau đớn giữa những con người trước Cách Mạng“.
(Nguyễn Minh Châu)
2. Các đề tài chính
- Sau cách mạng:
+ Tác phẩm:

+ Nội dung chính:

+ Giá trị:
Nhật kí Ở rừng, truyện ngắn Đôi mắt, nhật kí Đường vô Nam,…
Hiện thực cuộc sống kháng chiến, phục vụ cách mạng.
Ngợi ca nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc.
Đôi mắt được coi như tác phẩm nhận đường của lớp nhà văn như Nam Cao, Tô Hoài, Ngô Tất Tố…
3. Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật của nhà văn được tìm hiểu trên các phương diện sau:
1. Cách lựa chọn và xử lí đề tài.
2. Quan niệm nghệ thuật về con người.
3. Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quen dùng.
4. Giọng điệu riêng.
1. Thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
2. Hứng thú khám phá “con người trong con người”, đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong con người.
3. Thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm, xây dựng kiểu kết cấu tâm lí, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật…
4. Giọng điệu buồn thương, chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương…
- Chao ôi ! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao. (Một bữa no)
- …cái ăn có lẽ còn cần hơn cả tình yêu. (Một chuyện Xu-vơ-nia)
Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. (Sống mòn)
Người ta thường trách tôi vô tình cảm. Nhầm. Tôi chỉ gớm ghét sự giả trá mà thôi […] Tôi cố ý đóng cũi sắt tình cảm của tôi. (Điếu văn)
1. Thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.
2. Hứng thú khám phá “con người trong con người”, đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong con người.
3. Thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm, xây dựng kiểu kết cấu tâm lí, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật…
4. Giọng điệu buồn thương, chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm, yêu thương…
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... (Lão Hạc)
Nam Cao là một nhân cách đáng trân trọng.
Một nhà văn hiện thực xuất sắc.
Một người nghệ sĩ có phong cách nghệ thuật độc đáo; có những đóng góp lớn lao vào quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa nửa đầu thế kỉ XX.
III. Luyện tập
I. Trắc nghiệm
1. Một trong những đặc điểm của con người Nam Cao là:
A. Sôi nổi, cởi mở với mọi người để có thể khám phá “con người bên trong con người”.
B. Nhà văn “trung thực vô ngần”, thể hiện lên trang viết tất cả những điều mắt thấy, tai nghe.
C. Có tấm lòng đôn hậu, gắn bó sâu sắc với quê hương, xứ sở.
D. Cả A, B và C.
2. Đây không phải là quan niệm nghệ thuật của Nam Cao?
A. Văn học phải mang nội dung nhân sinh, nhân đạo, đó là yếu tố quyết định đến sự sống còn của tác phẩm
B. Nhà văn phải có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp, có trách nhiệm với nghề nghiệp
C. Cần biết hi sinh nghề nghiệp riêng (nghề văn) để phục sự nghiệp cách mạng của đất nước
D. Văn chương là địa hạt của sáng tạo; sự thụ động, khuôn sáo sẽ bị đào thải
3. Một trong những nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao là:
A. Tinh tế, tài hoa trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề
B. Hứng thú khám phá cuộc đấu tranh Thiện – Ác tồn tại trong mỗi con người
C. Có biệt tài phân tích, mổ xẻ tâm lí nhân vật để chỉ ra những căn bệnh tinh thần của con người
D. Niềm thương cảm, xót xa dành cho số phận con người ẩn sau giọng điệu chua chát, lạnh lùng, thậm chí khinh miệt
2. Bài tập về nhà
- Viết bài văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về nhà văn Nam Cao.
- Chuẩn bị bài học văn bản Chí Phèo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)