Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thủy | Ngày 10/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo
đến dự giờ thăm lớp 11b5
Chí Phèo (T2)
Nam Cao
ĐỀ CƯƠNG BÀI HỌC
A.Tìm hiểu chung:
I.Nhan đề
II. Đọc – Tóm tắt tác phẩm
B. Đọc - hiểu văn bản
I.Hình tượng nhân vật Chí Phèo
1. Trước khi ở tù
2. Sau khi ra tù
a. Ngoại hình
b. Hành động
c. Cuộc gặp gỡ với thị Nở
d. Khi bị thị Nở từ chối
C. Tổng kết
I.Nội dung
II. Nghệ thuật
B. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
I. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
1. Trước khi ở tù
2. Sau khi ra tù
a. Ngoại hình
b. Hành động
c. Cuộc gặp gỡ với thị Nở
c. Cuộc gặp gỡ với thị Nở
Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp
gỡ thị Nở? Việc gặp gỡ đó đã có ý nghĩa như thế nào đối với
cuộc đời Chí Phèo?
Bâng khuâng – mơ hồ buồn
Nghe thấy âm thanh quen thuộc của cuộc sống
Nhớ về quá khứ xa xưa với ước mơ bình dị

Ý thức được cuộc sống thực tại và tương lai:
+ Già – Đói rét - Ốm đau – Cô độc
CP sống với những cảm xúc và suy nghĩ của con người
bình thường => Ý thức được tình trạng bi đát của cuộc đời mình

Phân tích tâm trạng của Chí Phèo khi được thị Nở chăm sóc?
Chi tiết bát cháo hành có ý nghĩa gì trong tác phẩm?
Tâm trạng của Chí khi được Thị Nở chăm sóc
Ngạc nhiên - mắt ươn ướt => xúc động

Nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng bâng khuâng
Hắn thấy lòng thành trẻ con - muốn làm nũng với Thị
Hắn thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người
Hắn thấy lòng rất vui
KL: Nam Cao đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân ngay trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất
Chi tiết bát cháo hành
- Hương vị của cháo hành là hương vị của tình người, tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
=> thị Nở là chiếc cầu nối, là niềm hi vọng của Chí

d. Khi bị thị Nở từ chối chung sống

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi
bị thị Nở từ chối ?
Nguyên nhân: Bà cô thị Nở không cho thị lấy Chí Phèo, đấy cũng chính là định kiến của xã hội đối với Chí  cánh cửa trở lại làm người lương thiện đóng sập lại
Tâm trạng của Chí khi bị thị Nở từ chối
Hắn nghĩ ngợi - bỗng nhiên ngẩn người

uống rượu => càng uống càng tỉnh
Ôm mặt khóc rưng rức
Cứ thoang thoảng thấy mùi cháo hành
CP rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
=> Uất ức - tuyệt vọng - bế tắc
Sửng sốt – níu kéo TN nhưng không được
=> Nhận thức rõ kẻ thù và hiểu ra nguồn gốc bi kịch của mình
→ Tiếng kêu cứu nhân phẩm khẩn thiết, tiếng chuông đòi quyền làm người

*Nhóm 1: Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất
ngờ ( uống rượu, xách dao đi giết bá Kiến rồi tự sát) ?
Nhóm 2: Hãy nêu ý nghĩa 3 câu nói của Chí Phèo khi
đứng trước bá Kiến?
- Tao muốn làm người lương thiện !
- Ai cho tao lương thiện ? Làm thế nào cho mất được
những vết mảnh chai trên mặt này ?
- Tao không thể là người lương thiện nữa.
Thảo luận
Giải quyết bi kịch
=> Hành động trả thù → sự phản kháng của người nông dân lao động cùng khổ bị dồn đến đường cùng, bế tắc
→ CP chết trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời
=> Niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng
- Chí Phèo đâm chết bá Kiến = > Tự sát
C. TỔNG KẾT

Nhóm 1: Nhận xét giá trị nội dung của tác phẩm?
(Giá trị hiện thực - Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của
Nam Cao)
Nhóm 2: Nhận xét giá trị nghệ thuật của tác phẩm
( Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao, ngôn ngữ kể
chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật ......)
C. TỔNG KẾT
I.Nội dung:
1. Giá trị hiện thực:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa,lưu manh hóa - Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương
=> Tố cáo mạnh mẽ XH thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện
2. Giá trị nhân đạo:
- Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành quỷ dữ
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người
II. Nghệ thuật:
Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo
Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô gích
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên
- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt
C. TỔNG KẾT
C. TỔNG KẾT
II.Nội dung
1. Giá trị hiện thực:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa,lưu manh hóa - Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương
=> Tố cáo mạnh mẽ XH thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện
2. Giá trị nhân đạo:
- Cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân cố cùng bị lăng nhục
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay khi tưởng như họ bị biến thành quỷ dữ
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người
D. CỦNG CỐ
CP - Người nông dân lương thiện
Bị bá Kiến + chế độ nhà tù thực dân
CP- con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Thức tỉnh -Trở lại anh canh điền ngày xưa
CP rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
=> giết bá Kiến - Tự sát
Tình yêu chân thành của thị Nở
Bị từ chối tình yêu
E. DẶN DÒ
Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn Chí Phèo
Tóm tắt nội dung tác phẩm
Nắm vững nội dung bài học ( Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm )
Làm bài tập ( sgk )
- Chuẩn bị: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
+ Làm trước các bài tập ( sgk )
Chí Phèo - người nông dân lương thiện
Chí phèo – Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)