Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền | Ngày 10/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT HÀ LONG
GV: NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Chí Phèo
Nam Cao
Bài giảng
Lúc nào cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…
Lúc nào cũng thế này thì thích nhỉ!
Tác phẩm có tên ban đầu là Cái lò gạch cũ, khi in thành sách (1941) đổi là Đôi lứa xứng đôi, năm 1946 in trong tập Luống cày lấy tên là Chí Phèo.
2. Vị trí tác phẩm.
Tác phẩm Chí Phèo được đánh giá là một kiệt tác, có vị trí khá đặc biệt trong sáng tác của nhà văn Nam Cao và trong văn học hiện thực trước cách mạng.
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nhan đề tác phẩm.
Em hãy nêu nhan đề, vị trí tác phẩm
a. Tóm tắt tác phẩm
Chí Phèo vốn là đứa trẻ bị bỏ rơi ở lò gạch hoang
Được anh thả ống lươn nhặt về cho người đàn bà góa mù, người này bán cho bác phó cối không con. Bác phó cối chết, Chì bơ vơ
Năm 20 tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến
Chí bị Bá Kiến ghen tuông cho đi ở tù biền biệt 7,8 năm.
Ra tù Chí trở về làng Vũ Đại khi đã tha hóa về nhân hinh lẫn nhân tính
“ biến thành quỷ dữ của làng Vũ Đại”
Gặp Thị Nở, Chí khao khát trở về cuộc sống lương thiện
Bị Thị Nở chối tình, Chí rơi vào bi kịch, Chí giết Bá Kiến và tự sát.
b. Chủ đề tác phẩm
Tố cáo mạnh mẽ xh thực dân nữa phong kiến đã biến người nông dân vốn lương thiện tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính.
Đồng thời tác giả nhận chân và khẳng định bản chất lương thiện trong con người khi tưởng chưng đã biến thành quỷ dữ.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. Đọc và tóm tắt
1. Đọc:
2. Tóm tắt:
Có thể tóm tắt thành 6 sự việc:
Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi”.
Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ.
Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu và sự săn sóc của Thị Nở.
Thị Nở từ chối Chí Phèo.
Chí Phèo tuyệt vọng, uất ức đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.
Cảnh xôn xao của làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ.
Em hãy tóm tắt đoạn trích thành
văn bản?
B. Phân Tích
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
Giai cấp địa chủ cường hào: Bá Kiến, Lí Cường, Bát Tùng, đội Tảo….một đám quần ngư tranh thục, kết bè kéo cánh.
Giai cấp nông dân: Năm Thọ, Binh Chức Chí Phèo,…nghèo khổ bị áp bức đến tận xương tủy, bị đẩy vào con đương cùng dẫn đến lưu manh hóa, bần cùng hóa
Là khối mâu thuẫn nội bộ giữa cường hào ác bá, địa chủ, chúng kết bè kéo cánh đàn áp nhân dân; vừa mâu thuẫn giai cấp đối kháng giữa nông dân và địa chủ diễn ra gay gắt , quyết liệt

Tạo nên hình ảnh thu nhỏ về nông thon Việt Nam trước CM.
B. Phân tích
2. Nhân vật Bá Kiến.
Là tên cường hào có bản chất gian hùng.
+ Giọng nói quát “rất sang”, lối nói “ngọt nhạt”, có cái cười “Tào Tháo”.
+ Cách thức thống trị: thao túng mọi người bằng cách “mềm nắn rắn buông”, ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rối dắt nó lên để nó đền ơn.
+ trong cách hành xử với Chí Phèo: “vừa dập tắt ngọn lửa căm hờn trong Chí Phèo vừa biến Y thành tay sai lợi hại
- Là tên cường hào nham hiểm: dựng lên quanh mình thế lực vững chải để cai trị và bốc lột dẫm lên vai người khác một cách tinh vi.
- Là kẻ háo sắc, ghen tuông đê tiện, hám quyền, sợ vợ.
Qua tác phẩm em có nhận xét gì về nhân vật Bá Kiên – tên đại cường hào làng Vũ Đại?
B. Phân tích
3. Nhân vật Chí Phèo.
*** Trước khi vào tù.
a. Mối qua hệ giữa Bá Kiến – Chí Phèo
Đây là mối quan hệ để Nam Cao nhằm:
+ Trực tiếp thể hiện bi kịch tha hóa của Chí Phèo;
+ Gián tiếp làm bộc lộ bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo.
+ Sự hiện diện của Bá Kiến là nguyên nhân trực tiếp, sâu xa khiến Chí Phèo lâm vào bi kịch đau đớn nhất của một người lao động.
+ Bá Kiến là nguyên nhân sự tha hóa, nỗi đau bị từ chối quyền làm người và số phận bi kịch của Chí Phèo.
+ Bá kiến cũng là yếu tố không thể thiếu để tô đậm tính các điển hình của Chí Phèo.
Nguyên nhân nào đã sinh ra con quỷ dữ làng Vũ Đại ?
B. Phân tích
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
*** Sau khi ra tù.
Mở đầu truyện ngắn một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng.
Đó là tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ) nhưng có cái gì tỉnh táo vì :
“Trời - > Đời - > Cả làng Vũ Đại - > Cha đứa nào không chửi nhau với hắn - > Đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo”.
Bộc lộ đối tượng chửi chính là cái xã hội đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo, đã gạt Y ra khỏi thế giới loài người.
Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo.
Thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực của người nông dân bị tha hóa không còn được quyền làm người.
Theo em tiếng chửi của Chí Phèo có
ý nghĩa gì

?
B. Phân tích
a. Mối quan hệ giữa Thị Nở - Chí Phèo
- Trực tiếp thể hiện phần nhân tính bị chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo.
- Tính chất không đơn giản, không đồng nhất của Thị Nở giúp Nam Cao khắc họa nổi bật và tự nhiên những khám phá bất ngờ về tính cách Chí Phèo;
- Thị Nở là người thức tỉnh Chí Phèo và là ước mơ hạnh phúc của Chí Phèo;
- Thị Nở giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình;
- Thị Nở là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo.
B. Phân tích

b. Chí Phèo sau cuộc gặp Thị Nở
a. Diễn biến tâm trạng Chí Phèo

Có thể tóm tắt như sau:
Thức tỉnh – Hy vọng – Thất vọng,
Đau đớn – Phẫn uất – Tuyệt vọng.
Đó là một quá trình tâm lý phức tạp bất ngờ, độ biến nhưng có lô gich đúng quy luật tâm lý. Thức tỉnh để biết hy vọng, biết thất vọng, biết báo thù. Mâu thuẫn Chí Phèo – Bá Kiến là không thể điều hòa.
Sau cuộc gặp Thị Nở chí Phèo có diễn biến
tâm trạng như thế nào?
B. Phân tích
c..Số phận và tâm trạng bi kịch đau đớn của Chí Phèo
Nam Cao miêu tả theo hai quá trình:
Bị tha hóa:
Đi tù về trở nên liều lĩnh, hung hãn, rồi thành quỷ dữ, thành nỗi kinh hoàng của cả làng Vũ Đại. Tự biến thành tay sai, tự hủy hoại nhân hình, nhân tính mà không hay biết, còn vênh vang, đắc chí.
Bị cự tuyệt quyền làm người:
Diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hóa. Nhưng chỉ thực sự bắt đầu từ sau khi gặp Thị Nở. Thể hiện tập trung qua tâm trạng đầy bi kịch và kết cục thật bi thảm.
Số phận của Chí Phèo là số phận bi kịch rất
đau đớn. Số phận ấy được Nam Cao miêu tả
như thế nào?
B. Phân tích
4. Đặc sắc nghệ thuật

- Điển hình hóa nhân vật
Chí Phèo, Bá Kiến: mỗi nhân vật có nét riêng độc đáo nhưng lại mang tính chung tiêu biểu cho một lớp người.
- Miêu tả tâm lý:
Diễn biến phức tạp, bất ngờ nhưng đúng với quy luật.
- Kết cấu:
Đa chiều, sáng tạo, linh hoạt , hấp dẫn.
- Ngôn ngữ nửa trực tiếp:
Vừa trần thuật vừa độc thoại; câu văn biến đổi uyển chuyển, kết hợp tục ngữ ca dao, vừa kể, vừa tả vừa tạo sức gợi.
Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn
Chí phèo là gì?
C.Tổng kết
Qua việc phân tích, em hãy nêu nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo?
1. Về nội dung:
Truyện chứa đựng một nội dung hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là hiện thực cùng quẫn, đen tối và tấn bi kịch bị từ chối quyền làm người của người nông dân lao động trước cách mạng. Đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa, thái độ trân trọng thực sự những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân.
2. Về nghệ thuật:
Truyện có đóng góp nổi bật về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, lời văn nửa trực tiếp.
?
?
III. Củng cố và luyện tập
Em hãy tóm tắt truyện ngắn Chí Phèo 2. Đọc vài đoạn hay trong truyện Chí Phèo, bình luận cái hay của các đoạn đó.

3. Phân tích để thấy được bi kịch “bị tước đoạt quyền làm người” của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

4. Viết bài phân tích nhân vật Chí Phèo hoặc nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)