Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Tuyên | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH TỚI DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY
Kiểm tra bài cũ:
1) Em hãy nêu ý nghĩa của tiêu đề “Hạnh phúc một tang gia” ?
2) Nét nghệ thuật và nội dung tiêu biểu của đoạn trích: “Hạnh phúc một tang gia” ?
CHÍ PHÈO
Nam Cao
TIẾT 49
PHẦN 1: TÁC GIẢ
Áp phích phim: “Làng Vũ Đại ngày ấy”











I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
-Nam Cao: (29/10/1917 – 11/ 1951). Tên khai sinh là: Nguyễn Hữu Tri.
- Quê: Làng Đại Hoàng, Tổng Cao Đà, Huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân-Hà Nam.
- Học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn sống. Song vì sức khỏe, ông về Bắc viết văn, dạy học.
- Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, trường Bưởi bị đóng cửa làm nơi nhốt ngựa. Ông về quê dạy học – đây là thời gian ông hiểu biết nhiều về người nông dân.
- 1943, ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
- 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân, làm chủ tịch xã lâm thời.
- 1947, ông làm công tác báo chí ở Việt Bắc.
- 11/1951, ông bị địch phục kích, sát hại tại Hoàng Đan – Ninh Bình.

(Nam Cao)
Nam Cao (1917 - 1951)




I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
2: Con người:
-Bề ngoài vụng về, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông có những cuộc đấu tranh gay gắt trong lòng. Ông là người trí thức trung thực, luôn vượt lên và nghiêm khắc với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen. Những tác phẩm viết về người trí thức nghèo đều gắn với cuộc đấu tranh trong tâm hồn, tính cách của ông.
- Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương. Ông gắn bó với nông dân – nhất là những người bị áp bức. Đây chính là yếu tố để ông viết về người nông dân.
(Nam Cao)






I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
2: Con người:
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC:
1: Quan điểm nghệ thuật:
- Bám sát cuộc đời, nhìn vào sự thật tàn nhẫn, nhà văn mở lòng ra để đón những vang động của cuộc đời. Gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, nói lên tiếng nói cùng quẫn của nông dân. Ông đoạn tuyệt với những sáng tác của chủ nghĩa Lãng mạn đương thời… ông tìm đến với nghệ thuật “vị nhân sinh”.
“Tâm hồn tan tác thành trăm mảnh,
Vương vấn theo ai bốn góc trời,
Rồi để một chiều theo gío thổi,
Bay lên thành một mảnh mây trôi”
- Ông khẳng định những tác phẩm hay là tác phẩm thể hiện nhân đạo. - Nhà văn phải biết tìm tòi, sáng tạo“Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mâu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có.”
- Lao động nghệ thuật phải nghiêm túc, có lương tâm, nhân cách.
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng đã là bất lương rồi, nhưng sự cẩu thả trong nghề văn thì thật là đê tiện”

(Nam Cao)


I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
2: Con người:
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1: Quan điểm nghệ thuật:
2: Các đề tài chính:

a) Trước 1945:

(Nam Cao)
Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Trẻ em không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm.
Trăng sáng, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt, Tiểu thuyết Sống mòn.
Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hóa hết sức bi thảm những năm 1940 – 1945.
- Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng, số phận bi thảm, bị đọa đày, lăng nhục tàn nhẫn
- Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường cùng đầy tội lỗi, không lối thoát. -> nhà văn không bôi nhọ mà đi vào nội tâm để phản ánh phẩm chất của họ, ngay cả lúc họ bị vùi dập cả thân hình lẫn nhân tính.
Miêu tả bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội cũ, Đó là giáo khổ trường tu, nhà văn nghèo, viên chức-những con người làm công ăn lương. Tất cả đều có ý thức về sự sống, nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết, tài năng. Họ đều muốn xây dựng sự nghiệp tinh thần cao quý. Nhưng cơm áo, gạo tiền, hoàn cảnh xã hộ đã làm cho họ “Sống mòn”, “chết mòn” trở thành một kẻ vô ích, một người thừa trng xã hội
- Nam Cao đã lên án xã hộ vô nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống, tàn phá tâm hồn con người. Trng khi họ khao khát cuộc sống có ích, có nghĩa
Nông dân nghèo
Trí thức nghèo
=> Dù viết về người nông dân hay người trí thức, tác phẩm của Nam Cao đều có nội dung tư tưởng, triết lý sâu sắc. Đó là vật chất, ý thức;hoàn cảnh và con người; môi trường và tính cách. Ông rất chú ý về nhân phẩm, về thái độ khinh, trọng đối với con người, xã hội vô nhân đạo đối với con người.
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
2: Con người:
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1: Quan điểm nghệ thuật:
2: Các đề tài chính:
a) Trước 1945:
b) Sau Cách mạng tháng 8 – 1945:
* Tác phẩm:
- Đôi mắt (1948): Truyện ngắn. ( Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn chúng tôi ngày ấy.”)
- Nhật ký Ở rừng (1948); Chuyện biên giới (1950) đếu là những tác phẩm có giá trị của nền văn học kháng chiến chống Pháp thời kì đầu.
* Nội Dung:
Tập trung bút lực để viết và phục vụ kháng chiến, đấu tranh vì độc lập dân tộc.

(Nam Cao)
I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI:
1. Cuộc đời:
2: Con người:
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1: Quan điểm nghệ thuật:
2: Các đề tài chính:
a) Trước 1945:
b) Sau Cách mạng tháng 8 – 1945:
3: Phong cách nghệ thuật:
3: Phong cách nghệ thuật:
- Luôn hướng tới đời sống tinh thần của con người.
- Nhà văn có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật, cả những nhân vật có tâm lý phức tạp: (dở say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa con người và con vật). Nam Cao đã tạo ra những đoạn độc thoại, đối thoại rất chân thật, sinh động.
- Truyện của ông thường viết về những cái nhỏ nhặt, những vấn đề quen thuộc, những cái tầm thường nhưng chứa đựng những vấn đề lớn lao, những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ thuật.
- Giọng văn của Nam Cao thường sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát, rưng rưng đến lạnh lùng mà vẫn đằm thắm yêu thương.
- Ngôn từ sống động, tinh tế, giản dị, gần gũi.

=> KẾT LUẬN:
- Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa. Ông có nhiều đóng góp quan trọng cho quá trình hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa đầu thế kỷ XX.
Chí Phèo – Thị Nở
Chí Phèo – Thị Nở
Chí Phèo – Thị Nở gặp nhau trong vườn chuối
Bát cháo hành - làm sống dậy tình người trong Chí
Trân trọng cảm ơn!
Kính chúc sức khoẻ thầy cô giáo!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Tuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)