Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Lê Hà | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

LỚP 11 A 4 KÍNH CHÀO QUÝ
THẦY CÔ
ĐẾN DỰ GIỜ
Nam Cao
CHÍ PHÈO
CHÍ PHÈO
NAM CAO
1) Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề

2) Tóm tắt đoạn trích
I / TÌM HIỂU CHUNG
1) Hình ảnh làng Vũ Đại

2) Nhân vật bá Kiến
II / ĐỌC - HIỂU
3) Nhân vật Chí Phèo
a) Lai lịch – xuất thân
- Một đứa trẻ bất hạnh  đáng thương
- Lớn lên là một người nông dân chất phác, có lòng tự trọng.
 Bản chất người nông dân lương thiện với cuộc sống bình thường.
b) Tấn bi kịch bị tha hóa
* Ra tù: Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

 Chí Phèo rơi vào con đường bị tha hóa, trở thành tay sai của bá Kiến.


- Chí Phèo thay đổi:
+ nhân hình: bề ngoài dữ tợn
+ nhân tính: hành động côn đồ
- Ý nghĩa lời chửi:
+ bộc lộ tâm trạng bất mãn, xót xa của Chí Phèo khi bị gạt ra khỏi xã hội loài người.
+ sự cô đơn, bế tắc của Chí Phèo dù sống giữa cộng đồng người.
 Chí Phèo là hình tượng mang tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng bóc lột, áp bức đến cùng cực về nỗi khổ vật chất lẫn tinh thần ở nông thôn nước ta trước CMT8.
* Khi gặp thị Nở  bản chất lương thiện nơi Chí Phèo được khơi dậy.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
- Sau khi gặp thị Nở, điều gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm?

- Ý nghĩa của chi tiết bát cháo hành?
* Khi gặp thị Nở  bản chất lương thiện nơi Chí Phèo được khơi dậy.
- Tâm trạng (độc thoại):
+ cảm nhận âm thanh cuộc sống thức tỉnh ý thức cuộc sống.
+ nhớ lại quá khứ, nghĩ đến hiện tại, lo sợ tương lai  ăn năn, khao khát trở lại cuộc sống lương thiện.
 Đoạn văn đặc sắc, miêu tả diễn biến tâm lý từ một người say chợt tỉnh thật hợp lý, tự nhiên, tinh tế.
- Chi tiết bát cháo hành kì diệu:
…Nhưng người đàn bà ấy lại chính là thị Nở, một người ngẩn ngơ như những người đần trong truyện cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn.Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công:nó ngắn đến nỗi người ta có thể tưởng bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại; nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn người ta tưởng trên cổ người.Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành, bành bạnh muốn chen lẫn nhau với những cái môi cũng cố to cho không thua cái mũi; có lẽ vì cố quá cho nên chúng nứt nở như rạn ra… Đã thế thị lại dở hơi… Và thị lại nghèo…Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi… Người ta tránh thị như tránh một con vật rất tởm. Ngoài ba mươi tuổi thị vẫn chưa có chồng…
( Trích “ Chí Phèo” – Nam cao)
Phim Chi Pheo
Chi tiết bát cháo hành kì diệu
- Chi tiết bát cháo hành kì diệu:
+ Sự chăm sóc chân thành của thị Nở với tình yêu thương
+ Gia vị bình thường của bát cháo hành là hương vị tình yêu muộn màng đối với Chí Phèo.
+ Đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay và tỏa hương hạnh phúc cho cuộc đời Chí Phèo
Chi tiết độc đáo, góp phần
khắc họa tính cách, tâm lí nhân
vật và thể hiện tấm lòng nhân
đạo sâu sắc của Nam Cao.
* Khi bị thị Nở từ chối sống chung:  Chí Phèo rơi vào bi kịch
- Diễn biến tâm trạng: ngạc nhiên ngẩn người, sửng sốt không nói nên lời  hiểu ra  đau đớn.
- Nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người:
+ Càng uống càng tỉnh
+ Ôm mặt khóc rưng rức
 Nỗi đau khôn cùng về thân phận
 Chí Phèo rơi vào bi kịch: bi kịch bị cướp mất quyền làm người.
* Giết bá Kiến và tự sát
Cảnh 1: Tại một túp lều tranh
Cảnh 2: trước nhà Bá Kiến
* Giết bá Kiến và tự sát
- Bước chân đến nhà bá Kiến:
+ nhận ra kẻ thù đã đẩy Chí Phèo
vào bi kịch

+ đòi quyền làm người lương thiện
* Giết bá Kiến và tự sát
- Bước chân đến nhà bá Kiến:
+ nhận ra kẻ thù đã đẩy Chí Phèo
vào bi kịch
+ đòi quyền làm người lương thiện
- Lời đối thoại cuối cùng :
+ Tao muốn làm người lương thiện.
+ Ai cho tao lương thiện.
+ Tao không thể làm người lương thiện.
 Tâm trạng phẫn uất trước kẻ thù, sự khao khát hướng thiện. Đây cũng là lời kết tội, lời lên án xã hội một cách đanh thép của Nam Cao đặt vào nhân vật Chí Phèo.
- Hành động giải quyết bi kịch:
+ Giết bá Kiến: tiêu diệt cái ác  hành động tất yếu.
+ Tự sát: vì không thể làm người lương thiện  bế tắc, tuyệt vọng.
 Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở lại cuộc sống. Người nông dân lương thiện không những bị đẩy vào con đường lưu manh hóa mà còn bị dồn vào chỗ chết.
SƠ KẾT:
Gía trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao được thể hiện rõ nét qua nhân vật Chí Phèo.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ ĐẾN DỰ GIỜ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)