Tuần 13. Chí Phèo
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa Quỳnh |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ BUỔI THAO GIẢNG HÔM NAY
CHÍ PHÈO
(NAM CAO)
I. Giới thiệu
1. Nhan đề :
- Tên ban đầu: Cái lò gạch cũ
- 1941 (in thành sách): Đôi lứa xứng đôi
- 1946 (in trong Luống cày): Chí Phèo
2. Đề tài:
- Người nông dân nghèo ở nông thôn VN trước CMT8
- Khai thác ở hướng mới : họ bị tàn phá về tâm hồn, huỷ diệt cả nhân tính → thức tỉnh
I. Giới thiệu
I. Giới thiệu:
3. Tóm tắt :
Chí đi tù Chí Phèo lưu manh
(Quá trình tha hoá)
Không được Thèm lương thiện Gặp Thị Nở
(Quá trình thức tỉnh)
Chết
II. Đọc hiểu:
1. Cách vào chuyện :
Chí phèo đã có màn ra mắt độc đáo như thế nào trong đoạn văn mở đầu thiên truyện?
- Mở đầu chuyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Chí chửi tất cả từ trời → đời → cả làng Vũ Đại → cha đứa nào không chửi nhau với hắn → đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Cái mà hắn nhận được “trời có của riêng nhà nào → đời là tất cả nhưng chẳng là ai → không ai lên tiếng → không ai ra điều → nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”
+ Đây là phản ứng của một con người đang đau đớn, bấ mãn với đời
+ cho thấy Chí Phèo đang rất cô độc
Tiếng chửi của chí phèo có gì lạ? Tiếng chửi ấy có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa:
+ là tiếng nói đau thương của một con người “sống giữa cuộc đời mà bị tước quyền làm người”
- Độc đáo:
+ Nó như một thước phim quay chậm, Chí Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa sinh động trước mắt khán giả
+ ngôn ngữ kể chuyện trần thuật, dựng chân dung nhân vạt cũng hết sức đa dạng, đặc sắc
+ tạo ấn tượng mạnh trong bạn đọc về nhân vật chính Chí Phèo
Có ý kiến cho rằng cách vào đề này của Nam Cao là đặc sắc , độc đáo vì sao?
Trước khi gặp Thị Nở:
Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào (lai lịch, bản chất)?
*) Lai lịch, bản chất :
- Lai lịch : con hoang --> con nuôi --> đi ở
Bị bỏ rơi, mồ côi, vô gia cư đáng thương
- Bản chất :
+ Sống bằng sức lao động của chính mình.
+ Hiền lành như đất.
+ Cảm thấy nhục và sợ khi bị bà ba bắt phục vụ tự trọng, có ý thức về nhân phẩm.
+ Có ao ước nho nhỏ về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giản dị, bình thường.
Chí Phèo có một tâm hồn trong sáng, bản chất lương thiện.
2. Nhân vật Chí Phèo
* Sau khi đi tù về
Tại sao Chí Phèo lại phải đi tù? Sau khi ở tù về Chí Phèo thay đổi như thế nào?
* Chí Phèo bị đẩy và tù do cơn ghen của Bá kiến Sau khi ra tù, hắn thay đổi hoàn toàn
- Hình dạng:
+ Cái đầu: trọc lóc; răng: cạo trắng hớn;
mặt: đen, cơng cơng; mắt: gườm gườm, ngực: phanh, chạm trổ
Trông dữ tợn, gớm chết
Tính cách:
+ Uống rượu, chửi bới, rạch mặt ăn vạ, doạ nạt
+ Đến nhà Bá Kiến:
Lần 1: Tìm lại cuộc đời bằng cách trả thù, rạch mặt ăn vạ Rơi vào phép thắng lợi tin thần
* Lần 2: Đòi ở tù Đòi quyền lợi: cái ăn, cái ở
Bá Kiến sai Chí Phèo đến đòi nợ Đội Tảo Chí Phèo trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến
Tha hoá về nhân tính
Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Chí Phèo là sản phẩm của sự áp bức tàn khốc, là hiện tượng người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, bị tàn phá cả tâm hồn, huỷ diệt nhân tính
Có ý kiến cho rằng sự tha hoá ở Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Em hiểu nhận định này như thế nào? Qua sự tha hoá của Chí Phèo, Nam cao muốn thể hiện tư tưởng gì?
Qua Chí Phèo, Nam cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước CMT8. hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Từ đó, gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị-thực dân và phong kiến, tay sai đã gây ra biết bao tội ác, đã cướp đi cả hình người lẫn hồn người của những người nông dân nghèo khổ. Đó cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm
b. Sau khi gặp Thị Nở
Đêm trăng vườn chuối
Chí Phèo gặp thị Nở trong hoàn cảnh nào? thị Nở là người như thế nào? Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó?
* Khi vừa tỉnh dậy:
Bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo
- Nhìn lại cuộc đời:
+ Hiện tại: đã già nhưng cô độc
+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được
+ Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, nhưng sợ nhất vẫn là cô độc
Chí nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình. Như vậy, với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và chính mình (lý trí cùng những tình cảm, cảm xúc rất con người. Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người)
* Khi Thị Nở vào:
Sự chăm sóc ân tình của Thị Nở: bát cháo hành Chí:
+ ngạc nhiên, xúc động
+ mắt ươn ướt
+ bâng khuâng, vừa vui, vừa buồn,vừa như ăn năn
+ THẤY LÒNG TRỞ THÀNH TRẺ CON, MUỐN LÀM NŨNG VỚI THỊ
+ khao khát lương thiện, muốn được hạnh phúc
Chính tình người của Thị Nở đã thức tỉnh tính người trong Chí Phèo, là chiếc cầu bắc Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện
Thông qua sự hồi sinh của Chí Phèo em hãy rút ra giá trị nhân đạo và bài học nhân sinh mà nhà văn gửi gắm?
Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương. Lương thiện, khao khát hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người không thế lực bạo tàn nào có thể huỷ diệt. Từ đây, nhà văn kêu gọi chúng ta hãy tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người, hãy cùng nhau xây đắp “phần người” trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững và tốt đẹp.
* Sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu:
Vì sao Thị Nở lại từ chối Chí Phèo? Diễn biến tâm lý và hành động của Chí Phèo như thế nào kể từ sau khi Chí bị Thị từ chối?
Bà cô Thị Nở (đại diện cho định kiến xã
hội) ngăn cản khát khao của Chí Phèo
Chí Phèo phản kháng:
+ Hành động:
● Nghĩ ngợi ngẩn người ngửi thấy hơi cháo hành níu tay Thị Nở không được
● Uống rượu> ● Ôm mặt khóc rưng rức
Đó là sự đau khổ cùng cực của một “con người sinh ra là người nhưng không được làm nguời ”
Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Hơi cháo hành cứ thoang thoảng
có ý nghĩa gì trong việc
khắc hoạ bi kịch của Chí Phèo?
Vào lúc tuyệt vọng nhất hơi cháo hành lại hiện ra để đảy hắn sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng. Cháo hành là sự níu giữ cuối cùng của Chí đốivới cuộc đời này nhưng nó đã tuột ra khỏi tầm tay Chí vĩnh viễn. Nó cứ chờn vờn, cứ thoang thoảng hiện ra để làm đau Chí Phèo, để đẩy bi kịch Chí Phèo lên đến cùng cực. Chẳng còn gì để mất nữa. Nó như một vết cứa, vết xước trong tâm linh Chí Phèo.
● Xách dao đến nhà Bá Kiến (lần 3)
lòng căm thù vẫn âm ỉ chợt bùng lên
~ Chí “trợn mắt”, “chỉ vào mặt lão” và đòi “làm người lương thiện”.
- Lời nói: "Ai cho tao lương thiện?“;
“Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”; “Tao không thể là người lương thiện được nữa.”
tiếng kêu cứu tuyệt vọng
● Chí Phèo giết Bá Kiến
Trong phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã làm gì?
Hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh quyền sống
Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống
● C.P tự sát sự cùng đường bế tắc
→ hành động của Chí Phèo là tất yếu, không phải là hành động mù quáng do hơi men mà là kết quả của việc Chí Phèo đã hồi sinh, nhận ra cảnh ngộ oái oăm, trớ trêu của đời mình. Không thể làm “quỷ dữ” để đập phá, chém giết như trước bởi Chí đã thức tỉnh. Nhưng làm một người lương thiện cũng không xong bởi ai cho hắn và giúp hắn hoàn lương? kẻ thù của hắn đâu phải chỉ có mình Bá Kiến mà là cả xã hội phi nhân tính lúc bấy giờ. Chính vì thế, cái chết là tất yếu, là sự giải thoát duy nhất dành cho Chí.
Em có suy nghĩ gì về hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo? Nếu Chí Phèo không chết có được không?
kết cục ấy cũng cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước CMT8. Qua đó, tác giả vừa chỉ ra một chân lí giản dị của đời sống :”tức nước vỡ bờ”, vừa lên tiếng bênh vực, đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho người dân nghèo.
Như vậy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết
Qua phần phân tích trên em hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao?
3. Nghệ thuật
Cách dẫn chuyện tài tình, kết cấu độc đáo
Xây dựng nhân vật điển hình vừa khái quát, vừa cá biệt
Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, nội tâm nhân vật.
Giọng văn biến hoá linh hoạt, ngôn ngữ tự nhiên mang hơi thở đời sống
III.Chủ đề:
Từ những nội dung trên em hãy rút ra chủ đề của tác phẩm?
Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng. Đồng thời qua đó nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả hình người, tính người.
IV. Tổng kết (ghi nhớ SGK)
CỦNG CỐ:
Câu 1: Cuộc tình Chí Phèo - Thị Nở có
ý nghĩa nhất là làm cho Chí Phèo:
Tỉnh rượu
Có ước mơ về một gia đình nho nhỏ,
hạnh phúc
C.Tỉnh ngộ
Câu 2: Bà cô Thị Nở là đại diện cho:
A. Định kiến của dân làng Vũ Đại, định kiến xã hội
B. Người phụ nữ ích kỉ, không muốn nhìn người ta hạnh phúc
Câu 3: Khi bị Thị Nở từ chối, Chí “ôm mặt khóc rưng rức”, tiếng khóc ấy là biểu hiện của:
B. Sự tuyệt vọng
C. Không thể say được
A. Sự căm phẫn
Câu 4: Để được làm người lương thiện, Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát:
Chí còn có thể có cách lực chọn khác
B. Đây là cách giải quyết duy nhất của bi kịch
Câu 5: Đặc điểm nghệ thuật không có trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
A. Sở trường miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật
B. Xây dựng nhân vật điển hình
C. Tính chất trào phúng, mỉa mai, châm biếm
6.Tính chất trào phúng, mỉa mai, châm biếm
A. Tác phẩm đã xây dựng được chuyện tình kì dị lạ thường, một chân dung thắng say rượu có một không hai
B. Vạch trần mâu thuẩn giai cấp ở nông thôn, tình trạng tha hoá của người nông thôn, đồng thời thể hiện lòng tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân
Bài tập về nhà:
Nếu được viết lại đoạn kết của tác phẩm Chí Phèo thì em sẽ viết như thế nào?
Chúc các em học tốt!
Xin chân thành cảm ơn !
CHÍ PHÈO
(NAM CAO)
I. Giới thiệu
1. Nhan đề :
- Tên ban đầu: Cái lò gạch cũ
- 1941 (in thành sách): Đôi lứa xứng đôi
- 1946 (in trong Luống cày): Chí Phèo
2. Đề tài:
- Người nông dân nghèo ở nông thôn VN trước CMT8
- Khai thác ở hướng mới : họ bị tàn phá về tâm hồn, huỷ diệt cả nhân tính → thức tỉnh
I. Giới thiệu
I. Giới thiệu:
3. Tóm tắt :
Chí đi tù Chí Phèo lưu manh
(Quá trình tha hoá)
Không được Thèm lương thiện Gặp Thị Nở
(Quá trình thức tỉnh)
Chết
II. Đọc hiểu:
1. Cách vào chuyện :
Chí phèo đã có màn ra mắt độc đáo như thế nào trong đoạn văn mở đầu thiên truyện?
- Mở đầu chuyện bằng hình ảnh Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Chí chửi tất cả từ trời → đời → cả làng Vũ Đại → cha đứa nào không chửi nhau với hắn → đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn. Cái mà hắn nhận được “trời có của riêng nhà nào → đời là tất cả nhưng chẳng là ai → không ai lên tiếng → không ai ra điều → nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”
+ Đây là phản ứng của một con người đang đau đớn, bấ mãn với đời
+ cho thấy Chí Phèo đang rất cô độc
Tiếng chửi của chí phèo có gì lạ? Tiếng chửi ấy có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa:
+ là tiếng nói đau thương của một con người “sống giữa cuộc đời mà bị tước quyền làm người”
- Độc đáo:
+ Nó như một thước phim quay chậm, Chí Phèo hiện ra vừa cụ thể, vừa sinh động trước mắt khán giả
+ ngôn ngữ kể chuyện trần thuật, dựng chân dung nhân vạt cũng hết sức đa dạng, đặc sắc
+ tạo ấn tượng mạnh trong bạn đọc về nhân vật chính Chí Phèo
Có ý kiến cho rằng cách vào đề này của Nam Cao là đặc sắc , độc đáo vì sao?
Trước khi gặp Thị Nở:
Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào (lai lịch, bản chất)?
*) Lai lịch, bản chất :
- Lai lịch : con hoang --> con nuôi --> đi ở
Bị bỏ rơi, mồ côi, vô gia cư đáng thương
- Bản chất :
+ Sống bằng sức lao động của chính mình.
+ Hiền lành như đất.
+ Cảm thấy nhục và sợ khi bị bà ba bắt phục vụ tự trọng, có ý thức về nhân phẩm.
+ Có ao ước nho nhỏ về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, giản dị, bình thường.
Chí Phèo có một tâm hồn trong sáng, bản chất lương thiện.
2. Nhân vật Chí Phèo
* Sau khi đi tù về
Tại sao Chí Phèo lại phải đi tù? Sau khi ở tù về Chí Phèo thay đổi như thế nào?
* Chí Phèo bị đẩy và tù do cơn ghen của Bá kiến Sau khi ra tù, hắn thay đổi hoàn toàn
- Hình dạng:
+ Cái đầu: trọc lóc; răng: cạo trắng hớn;
mặt: đen, cơng cơng; mắt: gườm gườm, ngực: phanh, chạm trổ
Trông dữ tợn, gớm chết
Tính cách:
+ Uống rượu, chửi bới, rạch mặt ăn vạ, doạ nạt
+ Đến nhà Bá Kiến:
Lần 1: Tìm lại cuộc đời bằng cách trả thù, rạch mặt ăn vạ Rơi vào phép thắng lợi tin thần
* Lần 2: Đòi ở tù Đòi quyền lợi: cái ăn, cái ở
Bá Kiến sai Chí Phèo đến đòi nợ Đội Tảo Chí Phèo trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến
Tha hoá về nhân tính
Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Chí Phèo là sản phẩm của sự áp bức tàn khốc, là hiện tượng người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh, bị tàn phá cả tâm hồn, huỷ diệt nhân tính
Có ý kiến cho rằng sự tha hoá ở Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật. Em hiểu nhận định này như thế nào? Qua sự tha hoá của Chí Phèo, Nam cao muốn thể hiện tư tưởng gì?
Qua Chí Phèo, Nam cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước CMT8. hiện tượng người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Từ đó, gián tiếp lên án, tố cáo các thế lực thống trị-thực dân và phong kiến, tay sai đã gây ra biết bao tội ác, đã cướp đi cả hình người lẫn hồn người của những người nông dân nghèo khổ. Đó cũng chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm
b. Sau khi gặp Thị Nở
Đêm trăng vườn chuối
Chí Phèo gặp thị Nở trong hoàn cảnh nào? thị Nở là người như thế nào? Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ đó?
* Khi vừa tỉnh dậy:
Bâng khuâng, lòng mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo
- Nhìn lại cuộc đời:
+ Hiện tại: đã già nhưng cô độc
+ Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được
+ Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, nhưng sợ nhất vẫn là cô độc
Chí nhận ra tình trạng tuyệt vọng của thân phận mình. Như vậy, với sự trở lại của khả năng nhận thức ngoại giới và chính mình (lý trí cùng những tình cảm, cảm xúc rất con người. Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người)
* Khi Thị Nở vào:
Sự chăm sóc ân tình của Thị Nở: bát cháo hành Chí:
+ ngạc nhiên, xúc động
+ mắt ươn ướt
+ bâng khuâng, vừa vui, vừa buồn,vừa như ăn năn
+ THẤY LÒNG TRỞ THÀNH TRẺ CON, MUỐN LÀM NŨNG VỚI THỊ
+ khao khát lương thiện, muốn được hạnh phúc
Chính tình người của Thị Nở đã thức tỉnh tính người trong Chí Phèo, là chiếc cầu bắc Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện
Thông qua sự hồi sinh của Chí Phèo em hãy rút ra giá trị nhân đạo và bài học nhân sinh mà nhà văn gửi gắm?
Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương. Lương thiện, khao khát hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người không thế lực bạo tàn nào có thể huỷ diệt. Từ đây, nhà văn kêu gọi chúng ta hãy tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mỗi người, hãy cùng nhau xây đắp “phần người” trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững và tốt đẹp.
* Sau khi bị Thị Nở từ chối tình yêu:
Vì sao Thị Nở lại từ chối Chí Phèo? Diễn biến tâm lý và hành động của Chí Phèo như thế nào kể từ sau khi Chí bị Thị từ chối?
Bà cô Thị Nở (đại diện cho định kiến xã
hội) ngăn cản khát khao của Chí Phèo
Chí Phèo phản kháng:
+ Hành động:
● Nghĩ ngợi ngẩn người ngửi thấy hơi cháo hành níu tay Thị Nở không được
● Uống rượu>
Đó là sự đau khổ cùng cực của một “con người sinh ra là người nhưng không được làm nguời ”
Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
Hơi cháo hành cứ thoang thoảng
có ý nghĩa gì trong việc
khắc hoạ bi kịch của Chí Phèo?
Vào lúc tuyệt vọng nhất hơi cháo hành lại hiện ra để đảy hắn sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng. Cháo hành là sự níu giữ cuối cùng của Chí đốivới cuộc đời này nhưng nó đã tuột ra khỏi tầm tay Chí vĩnh viễn. Nó cứ chờn vờn, cứ thoang thoảng hiện ra để làm đau Chí Phèo, để đẩy bi kịch Chí Phèo lên đến cùng cực. Chẳng còn gì để mất nữa. Nó như một vết cứa, vết xước trong tâm linh Chí Phèo.
● Xách dao đến nhà Bá Kiến (lần 3)
lòng căm thù vẫn âm ỉ chợt bùng lên
~ Chí “trợn mắt”, “chỉ vào mặt lão” và đòi “làm người lương thiện”.
- Lời nói: "Ai cho tao lương thiện?“;
“Làm thế nào để mất được những vết mảnh chai trên mặt này?”; “Tao không thể là người lương thiện được nữa.”
tiếng kêu cứu tuyệt vọng
● Chí Phèo giết Bá Kiến
Trong phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã làm gì?
Hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh quyền sống
Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống
● C.P tự sát sự cùng đường bế tắc
→ hành động của Chí Phèo là tất yếu, không phải là hành động mù quáng do hơi men mà là kết quả của việc Chí Phèo đã hồi sinh, nhận ra cảnh ngộ oái oăm, trớ trêu của đời mình. Không thể làm “quỷ dữ” để đập phá, chém giết như trước bởi Chí đã thức tỉnh. Nhưng làm một người lương thiện cũng không xong bởi ai cho hắn và giúp hắn hoàn lương? kẻ thù của hắn đâu phải chỉ có mình Bá Kiến mà là cả xã hội phi nhân tính lúc bấy giờ. Chính vì thế, cái chết là tất yếu, là sự giải thoát duy nhất dành cho Chí.
Em có suy nghĩ gì về hành động đâm chết Bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo? Nếu Chí Phèo không chết có được không?
kết cục ấy cũng cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước CMT8. Qua đó, tác giả vừa chỉ ra một chân lí giản dị của đời sống :”tức nước vỡ bờ”, vừa lên tiếng bênh vực, đòi quyền sống, quyền làm người lương thiện cho người dân nghèo.
Như vậy cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân vào con đường lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết
Qua phần phân tích trên em hãy nhận xét khái quát về nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao?
3. Nghệ thuật
Cách dẫn chuyện tài tình, kết cấu độc đáo
Xây dựng nhân vật điển hình vừa khái quát, vừa cá biệt
Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, nội tâm nhân vật.
Giọng văn biến hoá linh hoạt, ngôn ngữ tự nhiên mang hơi thở đời sống
III.Chủ đề:
Từ những nội dung trên em hãy rút ra chủ đề của tác phẩm?
Tác phẩm đã lên tiếng tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng. Đồng thời qua đó nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả hình người, tính người.
IV. Tổng kết (ghi nhớ SGK)
CỦNG CỐ:
Câu 1: Cuộc tình Chí Phèo - Thị Nở có
ý nghĩa nhất là làm cho Chí Phèo:
Tỉnh rượu
Có ước mơ về một gia đình nho nhỏ,
hạnh phúc
C.Tỉnh ngộ
Câu 2: Bà cô Thị Nở là đại diện cho:
A. Định kiến của dân làng Vũ Đại, định kiến xã hội
B. Người phụ nữ ích kỉ, không muốn nhìn người ta hạnh phúc
Câu 3: Khi bị Thị Nở từ chối, Chí “ôm mặt khóc rưng rức”, tiếng khóc ấy là biểu hiện của:
B. Sự tuyệt vọng
C. Không thể say được
A. Sự căm phẫn
Câu 4: Để được làm người lương thiện, Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát:
Chí còn có thể có cách lực chọn khác
B. Đây là cách giải quyết duy nhất của bi kịch
Câu 5: Đặc điểm nghệ thuật không có trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao:
A. Sở trường miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật
B. Xây dựng nhân vật điển hình
C. Tính chất trào phúng, mỉa mai, châm biếm
6.Tính chất trào phúng, mỉa mai, châm biếm
A. Tác phẩm đã xây dựng được chuyện tình kì dị lạ thường, một chân dung thắng say rượu có một không hai
B. Vạch trần mâu thuẩn giai cấp ở nông thôn, tình trạng tha hoá của người nông thôn, đồng thời thể hiện lòng tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân
Bài tập về nhà:
Nếu được viết lại đoạn kết của tác phẩm Chí Phèo thì em sẽ viết như thế nào?
Chúc các em học tốt!
Xin chân thành cảm ơn !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa Quỳnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)