Tuần 13. Chí Phèo
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mỹ Dung |
Ngày 10/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÍ PHÈO
(Nam Cao)
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT – HUNG
KHOA ĐẠI CƯƠNG
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a.Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí Phèo.
b.Quá trình tha hóa của Chí Phèo.
Chí Phèo trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”
* Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh.
Tại sao nói Chí Phèo đã bị lão
cường hào Bá Kiến và nhà tù thực
dân làm cho tha hóa ?
*Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh
Khi còn nhỏ Chí là đứa trẻ bị bỏ rơi, “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”.
- Lớn lên Chí là một anh thanh niên nông dân khỏe mạnh, hiền lành, lương thiện.
- Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến.
Trước khi Chí đi tù
Chí có ước mơ giản dị: “…một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê. Vợ dệt vải.Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm…”
- Chí có ý thức về nhân phẩm: “bị “ bà ba” bắt làm chuyện không đứng đắn, “ hắn thấy nhục hơn là thích”.
TRỞ VỀ LÀNG SAU 7,8 NĂM Ở NHÀ TÙ THỰC DÂN
CHÍ ĐÃ THÀNH CHÍ PHÈO
THAY ĐỔI VỀ NHÂN HÌNH
Chí mang dáng hình của một thằng lưu manh “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết…Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”.
- Chí Phèo trở nên “ liều lĩnh”, “hung hăng”.
- Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều.
- Rồi say khướt hắn xách vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi.
- Chí Phèo đánh nhau với Lý Cường, rạch mặt ăn vạ.
Thay đổi
về nhân tính
Chí Phèo trở thành tên lưu manh có nguyên nhân:
+ Trực tiếp: Cơn ghen của Bá Kiến.
+ Gián tiếp: Nhà tù thực dân.
Nam Cao chỉ xem sự kiện đánh ghen như là bước ngoặt của cuộc đời Chí Phèo, ông tập trung miêu tả hình hài và tính cách khi Chí là sản phẩm của nhà tù thực dân.
NGƯỜI NÔNG DÂN HiỀN LÀNH, LƯƠNG THIỆN
THẰNG LƯU MANH
CHÍ PHÈO
CON QUỶ DỮ CỦA LÀNG VŨ ĐẠI
Quá trình tha hóa của Chí Phèo còn tiếp tục diễn ra sau đó và ngày càng thê thảm hơn.
- Sau lần thứ hai đến nhà Bá Kiến, Chí Phèo bị tên địa chủ ác bá này lừa gạt, lợi dụng và biến thành tay chân mới của lão.
Hắn nguôi quên đi thù hận, mê muội trong rượu, Chí Phèo triên miên trong những cơn say. Chí Phèo mất dần ý thức về cuộc sống.
“ Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện”. Để rồi hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại từ lúc nào không hay.
* Từ thằng lưu manh trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”:
Cái mặt của Chí Phèo “ không còn là mặt người”, “nó là mặt của một con vật lạ…cái mặt vàng vàng mà muốn xạm mầu gio; nó vằn dọc vằn ngang, không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo”.
Nhiều ý kiến cho
rằng sự tha hóa
của Chí Phèo
là hiện tượng
mang tính chất
quy luật. Em
hiểu nhận định
này như thế nào?
Trong các tác phẩm
của Nam Cao Chí Phèo
không phải là hiện tượng
bị tha duy nhất. Trước
hắn đã có Năm Thọ và
Binh Chức
Qua hình tượng
Chí Phèo, em có
nhận xét gì về ý
nghĩa tư tưởng
của mạch truyện
tha hóa và ý
nghĩa khái quát
toát lên từ hình
tượng?
Qua hình tượng nhân vật “Chí Phèo’’, Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: hiện tượng người dân lương thiện bị trà đạp về tinh thần và thể xác, bị xã hội phi nhân tính cướp đi cả hình hài lẫn tính người.
Hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình – tiêu biểu cho một bộ phận cố nông bị lưu manh hóa.
C. QÚA TRÌNH HỒI SINH CỦA CHÍ PHÈO.
Cuộc gặp gỡ thị Nở trong đêm trăng thơ mộng
C. QÚA TRÌNH HỒI SINH CỦA CHÍ PHÈO.
Thị Nở trong phim “ Làng Vũ Đại ngày ấy
Thị Nở: là nhân vật đặc biệt trong truyện ngắn của Nam Cao.
Hội tụ nhiều điều không bình thường (xấu ma trê quỷ hờn, dở hơi, nghèo, giòng giống mả hủi…)
Dân làng Vũ Đại tránh thị như tránh một con vật tởm.
Việc gặp gỡ thị Nở đã có ý nghĩa
như thế nào đối với Chí Phèo?
- Thị là người đã đánh thức nhân tính trong Chí Phèo, truyền lại cho Chí áp lực xã hội.
- Sự quan tâm chăm sóc của thị đã giúp Chí cởi bỏ cái vỏ quỷ dữ để sống lại làm người.
- Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai con người không bình thường và cô độc này đã làm nên những trang văn rực sáng cảm hứng nhân đạo.
* Diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo kể từ sau khi gặp thị Nở:
* TỪ TỈNH RƯỢU TỚI TỈNH NGỘ
~Bắt đầu là tỉnh rượu: - kể từ khi ở tù về đây là lần đầu tiên Chí hết say.
- lần đầu tiên nhận thức về không gian sống của mình.
- Chí tự nhận thức được tâm trạng của mình.
* Từ tỉnh rượu tới tỉnh ngộ
~Sau đó là tỉnh ngộ: Nghĩ về cuộc đời về quá khứ mà tiếc nuối, về hiện tại mà cay đắng, về tương lai mà lo sợ.
Như vậy: Sự thức tỉnh của Chí Phèo được đánh thức bắt đầu từ những cảm giác của một con người bình thường, hay nói đúng hơn Chí Phèo đã có cảm giác của một con người bình thường.
* Từ sự ngạc nhiên, xúc động tới khao khát hoàn lương và mong ước hạnh phúc.
Tại sao “bát cháo hành” là biểu tượng của tình thương? Nó có ý nghĩa gì đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo?
Khát khao của Chí Phèo được đánh thức
- Khi nhận bát cháo hành, ban đầu Chí Phèo cảm thấy ngạc nhiên xúc động “thấy mắt hình như ươn ướt”, “buâng khuâng” muốn làm nũng với Thị Nở tâm hồn Chí Phèo trở lại với tuổi 20 trong sáng bát cháo hành đang kéo Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện.
Bát cháo hành là biểu tượng của tình thương.
Chính tình yêu của Thị Nở đã cho Chí Phèo cảm nhận sự sống, thức tỉnh trong Chí Phèo phần người, khiến Chí Phèo khát khao sống, khát khao hoà nhập với mọi người, như được sống lại lần thứ hai vậy.
- “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
- “Giá cứ thế này thì thích nhỉ ?”
- “Hay là mình sang đây ở một nhà với tớ cho vui?”
Qua sự hồi sinh của Chí Phèo:
+Nam Cao muốn khẳng định bản tính lương thiện, khao khát hạnh phúc và mong ước cuộc sống tốt đẹp. Tình yêu và tình thương sẽ giảm bớt thù hận, gìn giữ và nuôi dưỡng nhân tính,có sức mạnh cảm hóa con người.
+ Sống trên đời cần có sự quan tâm,yêu thương, chia sẻ giữa con người với con người.
d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
Bi kịch bị từ chối làm người của Chí Phèo diễn ra như thế nào?
- “Đàn ông chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”.
- “Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo”.
Em hãy cho biết những câu này là lời nói của nhân vật nào?
Bà cô Thị Nở : kiên quyết ngăn cản mối tình này.Bà không chấp nhận cháu bà lấy “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Con đường hoàn lương của Chí vừa mở ra đã bị chặn lại. Làng
Vũ Đại đã không tiếp nhận hắn. Họ không biết, không tin vào sự thức tỉnh, hồi sinh trở lại của phần người lương thiện trong Chí.
* Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối:
+ Thất vọng và đau đớn.
~ Thị Nở đã “trút vào mặt hắn tất cả lời của bà cô”…hắn “ngẩn người”, “cứ ngồi ngẩn mặt không nói gì”.
~ Khi thị ra về, hắn “đuổi theo thị, nắm tay”
~ Nhưng thị Nở đã gạt ra, giúi thêm cho hắn một cái.
~ Chí thực sự đau đớn- “hắn uống”- “càng uống càng tỉnh”- “ chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn thấy thoang thoảng hơi cháo hành”-“hắn ôm mặt khóc”
* Diễn biến tâm lý của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối:
+ Phẫn uất và tuyệt vọng.
~ Trong cơn vật vã, đau đớn, hắn uống đến say mềm rồi Chí Phèo xách dao ra đi.
~ Nhưng Chí quên rẽ vào nhà thị Nở, mà đến nhà Bá Kiến “trợn mắt”, “ chỉ vào mặt lão”:
“Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào để mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa.Biết không! Chỉ có một cách…”.
~ Đâm chết Bá Kiến rồi Chí Phèo tự sát.
Vì sao Chí Phèo lại đến nhà Bá Kiến
và giết hắn mà không đến nhà thị Nở
để đâm chết bà cô thị như ý
định ban đầu?
Chí đến nhà bá Kiến và giết hắn mà không đến nhà thị Nở để đâm chết bà cô thị Nở như ý định ban đầu:
- Nam Cao đã từng bình luận: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.
- Chí Phèo chưa bao giờ quên kẻ đã làm hại cuộc đời hắn.Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chí Phèo đã xách vỏ chai đến nhà bá Kiến mấy lần để “đòi nợ”.
- Dù làm tay sai cho bá Kiến nhưng ngọn lửa căm hờn vẫn âm ỉ cháy trong con người Chí Phèo, nó càng bùng lên dữ dội khi Chí thức tỉnh, thấm thía bi kịch của đời mình.
Về hành động đâm chết bá Kiến rồi tự sát của Chí Phèo, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau như sau:
Chí đâm chết bá Kiến rồi tự sát là vì say rượu, không làm chủ được bản thân.
B. Chí đâm chết bá Kiến rồi tự sát là vì mối thù hận trong lòng bùng cháy.
C. Chí không nhất thiết phải kết liễu cuộc đời, hắn có thể bỏ trốn.
D. Chí Phèo buộc phải chết vì hắn đã cùng đường, bế tắc, không có lối thoát.
Đáp án đúng: D
Kết cục này cho thấy mối xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.Nam Cao chỉ ra một chân lý giản dị của đời sống: “tức nước vỡ bờ”, vừa lên tiếng bênh vực, đòi quyền được làm người lương thiện cho dân nghèo.
“…Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân.”
“Cái nghề quan bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu.”
“Một người khôn ngoan thì chỉ bóp đến nửa chừng. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập ghế, đòi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá.”
Theo em nhân vật bá Kiến là người
Như thế nào? Chi tiết nào trong tác
cho thấy điều đó?
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
- Là nhân vật đại diện cho tầng lớp thống trị ở nông thôn.
- Bản chất gian hùng:
+ Giọng quát rất “sang”: “bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của con người”.
+ Lối nói ngọt nhạt, “cái cười Tào Tháo”.
+Chính sách cai trị thâm độc.
+ Thể hiện trong cách đối xử với Chí Phèo.
Bá Kiến mang bản chất thâm độc, xảo quyệt là điển hình cho chính sách cai trị ở nông thôn.
* Nghệ thuật
- Xây dựng được nhân vật điển hình: Chí Phèo, Bá Kiến…
- Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn.
- Ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Bút pháp trần thuật mới mẻ, linh hoạt, kết cấu đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn nhân vật hồi tưởng, liên tưởng phong phú kết cấu vòng tròn.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, có sử dụng khẩu ngữ, có sự đan xen giữa lời của tác giả và lời của nhân vật.
TỔNG KẾT
* Tác phẩm miêu tả nỗi khổ cùng cực của người nông dân bị lưu manh hoá, phản ánh tấm bi kịch tâm hồn đau đớn, dữ dội và khát khao quyền sống, quyền làm người nhưng bị xã hội, cuộc đời cự tuyệt.
TỔNG KẾT
* Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị phê phán độc đáo, từ đó làm toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Với nghệ thuật viết truyện ngắn điêu luyện, ngôn ngữ sắc lạnh, miêu tả nhân vật vừa thông qua ngoại hình, vừa biến chuyển nội tâm, Nam Cao đã xây dựng được những tính cách điển hình mà độc giả đời sau sẽ còn nhớ mãi.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ VÀ CÁC EM MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mỹ Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)