Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Hoang` An | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA BÀI CŨ
Hãy nêu những đề tài sáng tác chính của Nam Cao?
Chí Phèo
Tiết 53 – 54: Đọc – Hiểu văn bản
( Tiếp theo )
Phần hai: Tác phẩm
NAM CAO
I. Tìm hiểu chung:
1.Hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm
2.Nhan đề tác phẩm
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1.Đọc – Tóm tắt - Chú thích:
2.Bố cục:
3.Phân tích:
3.1. Hình ảnh làng Vũ Đại - bức tranh thu nhỏ của làng
thôn VN trước Cách mạng tháng Tám (1945)
3.2.Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
3.3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến.
4. Tổng kết:
NỘI DUNG
I. tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh ra đời – vị trí của tác phẩm:
- a. Hoàn cảnh ra đời: Trên bối cảnh chung 1940 – 1945, “Chí Phèo” (1941) là một hiện tượng đột xuất “bức tranh xung đột giai cấp quyết liệt”.
- “Chí Phèo” – Nam Cao kế thừa truyền thống các nhà văn hiện thực lớp trước, giương cao ngọn đuốc của CNHT  phát triển cao nhất trong một hoàn cảnh đầy thử thách.
- b. Vị trí: Kiệt tác văn học hiện đại Việt Nam
I. tìm hiểu chung
2. Nhan đề tác phẩm:
Lúc đầu tác phẩm có tên: Cái lò g?ch cu
Sau đó NXB Đời Mới đổi tên: Đôi lứa xứng đôi
Nam 1946 - Nam Cao d?t tên truyện: Chí Phèo
Việc nhà văn đổi tên tác phẩm thể hiện ý thức trách nhiệm cao của người cầm bút.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – Tóm tắt – Chú thích:
+ Đọc:
+ Tóm tắt:
CHÍ PHÈO BỊ BỎ RƠI
CHÍ PHÈO BỊ ĐI TÙ
(QUÁ TRÌNH THA HÓA)
CHÍ PHÈO - QUỶ DỮ
GẶP THỊ NỞ
THÈM LƯƠNG THIỆN
(QUÁ TRÌNH THỨC TỈNH)
CHÍ PHÈO BỊ CỰ TUYỆT
CHÍ PHÈO ĐÂM CHẾT BÁ KIẾN VÀ TỰ SÁT
SƠ ĐỒ CUỘC ĐỜI CỦA CHÍ PHÈO
Ii. Đọc - hiểu văn bản
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 2: Tiếp đến …máu vẫn còn ứ ra: diễn biến câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo.

Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện.
- Phần 1: Từ đầu đến cả làng Vũ Đại không ai biết: phần mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật Chí Phèo.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
3.1. Hình ảnh làng Vũ Đại: Bức tranh thu nhỏ của làng thôn VN trước Cách mạng tháng Tám ( 1945)
Hình ảnh làng Vũ Đại
3. Phân tích:
- Địa lí : ở vào thế “quần ngư tranh thực”
- Thành phần cư dân : phức tạp, chia thành nhiều loại:
+ Vai vế bề trên : Bá Kiến, Tư Đạm, Đội Tảo, Bát Tùng…
+ Cùng đinh tha hóa : Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức.
+ Dân làng : người lao động hiền lành, an phận.
- Quan hệ xã hội :
+ Thống trị > < thống trị  gầm ghè nhau.
+ Thống trị > < bị trị  đối kháng gay gắt.
+ Bị trị > < bị trị  thờ ơ, thiếu cảm thông.
 Làng xã phong kiến khép kín, tù đọng. Đó là hình ảnh chân thực thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8...
Ii. Đọc - hiểu văn bản
Nhà “Bá Kiến”- ngôi nhà đã tồn tại hơn một thế kỷ qua đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam mua lại.
Đọc thơ Tú Xương ăn Chuối Ngự
Một vài hình ảnh về Làng Vũ Đại ngày nay
Ii. Đọc - hiểu văn bản
3.2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
* Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí Phèo:

- Tiếng chửi của Chí Phèo
Ii. Đọc - hiểu văn bản
3.2. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
* Sự xuất hiện độc đáo của hình tượng Chí Phèo:
Chửi trời  chửi đời  chửi cả làng Vũ Đại  chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn  chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!
- Tiếng chửi của Chí Phèo
- Trình tự : vô hình  hữu hình; cao  thấp; nhiều  ít; xa  gần, ruột thịt, yêu thương.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
Sau tiếng chửi của Chí Phèo là lời bình của tác giả...
Nghệ thuật:
- Cách vào truyện độc đáo.
- Trời có của riêng nhà nào?
- Đời là tất cả nhưng chẳng là ai
- Chắc nó trừ mình ra!
- Chỉ có mấy con chó đáp lại tiếng chửi của Chí.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
“Hắn” vừa đi vừa chửi
“thế cũng chẳng sao”
“Tức thật! Tức chết đi được”

“có hề gì ”
“rồi hắn chửi đời ”
Trong một đoạn văn ngắn, giới thiệu nhân vật đã có sự xen cài, pha trộn nhiều chỗ đứng, nhiều cách kể (kiểu câu) đưa lại sự linh hoạt, sinh động cho nhân vật: cô độc, bế tắc, bị bỏ rơi, mất phương hướng.
Kể khách quan
Trần thuật nửa trực tiếp
Kể khách quan
Lời nửa trực tiếp
Lời nhân vật
- Ngôn ngữ trần thuật:
câu hỏi trắc nghiệm
a. Đó là tiếng chửi vu vơ vô thức của thằng say rượu.
b. Đây là tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn.
c. Cả 2 ý trên đều không đúng.
d. Quan điểm của em?
Ở trên chúng ta đã phân tích những tiếng chửi
của Chí Phèo, bình luận về tiếng chửi của Chí
có các ý kiến

Ii. Đọc - hiểu văn bản
Tiếng chửi của Chí Phèo
- Không hẳn là bâng quơ
- Biểu hiện thiếu kẻ thù, mất tính người – sống như một thân xác.
- Chí Phèo như rơi vào sa mạc cô đơn.
- Qua tiếng chửi người ta biết tông tích không cha không mẹ của Chí; thấy một vòng đời không thay đổi của Chí: xin tiền Bá Kiến, uống rượu, say, chửi, phá phách, đâm chém...
- Chí Phèo ít nhiều ý thức được sự bạc bẽo, phũ phàng của cuộc đời cũng như những điều bất hạnh mà ông trời dành cho hắn.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
* Vài nét về lai lịch và cuộc đời Chí Phèo:
+ Một tuổi thơ bị bỏ rơi, một thanh niên hiền lành bị đẩy vào tù vô cớ rồi biến chất:
- ...“ hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp”
- Lai lịch:
- Con hoang bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ
- “ rước “, “ cho”, “ bán” , “ đi ở”
Tuổi thơ dữ dội, bất hạnh; bị tước đoạt quyền làm người ngay từ khi sinh ra.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
* Vài nét về lai lịch và cuộc đời Chí Phèo:
+ Một thanh niên hiền lành bị đẩy vào tù vô cớ rồi biến chất:
- Có lần Lý Kiến thấy hắn “ vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run”; 20 tuổi – k là đá!
Chí Phèo – canh điền
- Năm hai mươi tuổi làm canh điền cho nhà Lý Kiến bây giờ là cụ Bá Kiến; dân cùng; Chí Phèo “ hiền như đất”
- " Mày thực thà quá ! Con trai gì 20 tuổi mà cứ như ông già!
- Chí Phèo sống cuộc sống cực khổ của người cố nông; bị xúc phạm, lăng nhục độc ác; có ý thức sâu sắc về nhân phẩm!...
Ii. Đọc - hiểu văn bản
* Từ khi ra tù cho đến khi gặp Thị Nở:
Chí là một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, ăn vạ, đập phá, đâm chém...
- Nhân vật Chí Phèo đạt giá trị điển hình kết hợp cái chung và cái riêng ( cái chung: nông dân tha hóa; riêng: phá phách, bi thảm). Từng câu chữ của NC thấm nước mắt đau đời!

Nhân tính:
- Đầu trọc lốc, răng cạo trắng hớn, mặt đen cơng cơng hai mắt gườm gườm...
 Chân dung của một kẻ lưu manh, hung dữ, đáng sợ.
Nhân hình:
- Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại->Bị lợi dụng làm tay sai...
Ii. Đọc - hiểu văn bản
Trả thù.
+ Hành động: Chửi, rạch mặt, hung dữ, điên cuồng. Lý Cường đã gây sự với Chí.
+ Kẻ thù: Bá Kiến: thuyết phục  Chí: u mê  Tôi tớ cho Bá Kiến.
- Sau khi về làng Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần? Mục đích, hành động, kết quả khi Chí đến nhà Bá Kiến ?
+ Khi về làng: Chí Phèo trong quan hệ với gia đình Bá Kiến:
Chí Phèo – tên côn đồ hung dữ, một tay “ anh chị” ngang ngược, liều mạng;... bộ mặt bản chất của xã hội thực dân pk trước 1945; “ người ăn thịt người”. ....
Xin đi ở tù; gọt cạnh bàn lim; dọa “đâm chết dăm ba thằng”.
Ngang tàng, liều lĩnh;+ Đòi nợ Đội Tảo  Bị cường hào lợi dụng làm tay sai tranh giành phe cánh, ức hiếp dân lành.
Hiện tượng tha hóa của Chí Phèo có mang tính quy luật?
Ii. Đọc - hiểu văn bản
- Chí Phèo không phải là trường hợp tha hóa duy nhất!
- Nam Cao nêu vấn đề:
- Người nông dân lương thiện bị chà đạp về tinh thần và thể xác
- Tố cáo các thế lực thống trị thực dân và phong kiến tay sai tước đi hình người và hồn người của những người nông dân nghèo khổ trước Cách mạng tháng Tám.
Lập sơ đồ quá trình tha hóa của Chí Phèo
Chí Phèo
Người nông dân hiền lành, lương thiện
Thằng lưu manh
Con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Ii. Đọc - hiểu văn bản
+ Khi về làng: Chí Phèo trong quan hệ với Thị Nở:
Thị Nở:
Xấu
Dở hơi
Nghèo...
Như ba mặt của một tòa tháp.
- Nam Cao đã phá vỡ nguyên tắc đồng nhất khi xây dựng chân dung nhân vật đồng thời thể hiện tình yêu thương với nhân vật.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
+ Khi về làng: Chí Phèo trong quan hệ với Thị Nở:
- Cuộc gặp gỡ với Thị Nở ( cuộc tình và trận ốm)
Tỉnh rượu...
Tỉnh ngộ...
Qua nhân vật Thị Nở - cặp đôi Chí Phèo – Thị Nở , Chí Phèo có
cơ hội để thức tỉnh lương tâm!
- Thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí
Trạng thái tâm lý phức tạp...
Chí Phèo xúc động
“ mắt hình như ươn ướt”
- Bát cháo hành:
- Bình dị
+ Cứu đói.
+ Giải cảm.
+ Tiên dược
+ Cứu sống con người!
- Khi Chí Phèo được Thị Nở chăm sóc:
Bát cháo chứa đựng t/c chân thực của người cho, mà Chí Phèo không phải giật, cướp; chứa đựng tình người.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
“Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ’’, " Cứ thế này" là thế nào? Là cứ được ăn cháo hành, được sống bên cạnh Thị Nở, được Thị Nở quan tâm chăm sóc, yêu thương, được làm nũng với thị ...được như thế thì " thích nhỉ" - tức là sung sướng, còn hạnh phúc nào bằng!
“Hay mình sang ở với tớ một nhà cho vui” - tức là về sống chung một nhà, hình thành một mái ấm gia đình.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
- Khát vọng lương thiện của Chí Phèo
 Lời cầu hôn “ rất Chí Phèo”
Ii. Đọc - hiểu văn bản
- Khi Chí Phèo bị Thị Nở từ chối tình yêu thương:
- Chí Phèo hụt hẫng, khóc, tuyệt vọng, phẫn uất!
- Chí Phèo thức tỉnh lương tâm; khát vọng  tuyệt vọng.
Do bà cô thị đại diện cho định kiến khắt khe, tàn nhẫn của lối sống hủ tục, lạc hậu...

Do thị Nở dở hơi,
đần độn
Ii. Đọc - hiểu văn bản
- Lần thứ 3 Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
Lần thứ 3 Chí Phèo đòi lương thiện  là thứ Bá Kiến cũng như giai cấp thống trị không có. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến vì phẫn uất. Chí Phèo tự sát vì tuyệt vọng; đã chết trên ngưỡng cửa trở lại làm người.
 Bi kịch đau đớn, sâu sắc! Chí Phèo không thể quay lại sống kiếp quỷ dữ.
Chí Phèo đòi quyền làm người lương thiện:
Thái độ: dõng dạc chỉ tay vào mặt Bá Kiến  nhận thức rõ kể thù; thấy được tình trạng bế tắc cùng đường của mình.
Ii. Đọc - hiểu văn bản
- Chí Phèo giết Bá Kiến là hành động tất yếu của người nông dân vùng dậy để trả thù. Đó là hành động lấy máu rửa thù, cái ác bị tiêu diệt  phản ánh sự khốc liệt trong đấu tranh giai cấp ở nông thôn trước Cách mạng.
- Hành động Chí Phèo đâm chết Bá Kiến:
 Bản cáo trạng đanh thép đối với thế lực phong kiến tay sai tiêu diệt tận cùng quyền sống của người nông dân lương thiện.
 Chí Phèo chết  Lý Cường còn đó... Chí Phèo con lại xuất hiện NC bộc lộ sự thương xót với số phận đau khổ của người dân trong XH cũ...
Ii. Đọc - hiểu văn bản
3.2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến:
Bá Kiến
Quỷ quyệt
- Phuong s�ch th?ng tr? d?c �c du?c d�c r�t t? b?n d?i l�m ngh? t?ng l�...
- Bản chất gian hùng của tên cường hào ác bá: Ghen tuông; làm cho đám đàn em sinh chuyện; gỡ gạc ti tiện với người đàn bà có chồng đi lính.
Bá Kiến – đại diện cho bản chất chung của địa chủ cường hào, nhưng lại có nét riêng sinh động  chân dung điển hình  Qua việc truy đuổi đến cùng sự tàn độc của nhân vật  Thể hiện dũng khí của NC.
Tàn bạo
4. Tổng kết:
4.2. Nghệ thuật:
4.1. Nội dung:
- T/g đồng cảm, xót thương với nỗi khổ của người nông dân trong xã hội cũ đồng thời khẳng định những phẩm chất lương thiện của họ
Kết cấu truyện hiện đại
Ngôn ngữ tự nhiên, chân thực.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.

4.3. Ghi nhớ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoang` An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)