Tuần 13. Chí Phèo
Chia sẻ bởi Phạm Thị Huyên |
Ngày 10/05/2019 |
25
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tiết 51
(Tiếp theo)
Nam Cao
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
CHÍ PHÈO
I. Tìm hiểu chung
=> Chí Phèo là kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại Việt Nam
Bá Kiến, nhà tù thực dân
Chí - người
lương thiện
Giết Bá
Kiến, tự sát
Chí Phèo –
lưu manh
Bị cự tuyệt
Con quỷ dữ
Khao khát
sống lương
thiện
Bá Kiến
Thị Nở
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
1.1. Trước khi đi tù
…Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không, anh ta rước lấy và đem về cho một người đàn bà góa mù. Người đàn bà góa mù này bán hắn cho một bác phó cối không con, và khi bác phó cối này chết thì hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến, bấy giờ cụ bá Kiến, ăn tiên chỉ làng.
… Hắn nhớ đến "bà ba", cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại bóp lên trên... Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồ lại sợ. Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc không chính đáng, hắn vừa làm vừa run…
=> Đây chính là một người nông dân lương thiện: chịu nhiều thiệt thòi, nghèo khó song chăm chỉ, trong sáng, giàu lòng tự trọng và có ước mơ rất giản dị.
…Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cầy thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!
=> Chí Phèo đã bị biến đổi nhân hình, trông dữ tợn, gớm ghiếc.
1.2. Khi đi tù về
a. Về nhân hình
b. Về nhân tính
#. Trước khi gặp bá Kiến
Hắn về hôm trước hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa tới xế chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi. Cụ bá không có nhà. Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng rốt cục chẳng bà nào dám ra nói với hắn một vài lời phải chăng. Mắc phải cái thằng liều lĩnh quá, nó lại say rượu, tay nó lại nhăm nhăm cầm cái vỏ chai, … thôi thì mặc thây cha nó, nó có chửi thì tai liền miệng đấy, chửi rồi lại nghe! … Mà chửi mới ngoa ngoắt làm sao!... Họ (làng xóm) bảo nhau: “Phen này cha con thằng bá Kiến đố còn vác mặt đi đâu nữa! Mồ mả tổ tiên đến lộn lên mất.”
“Lí Cường đã về! Phải biết… A ha! Một cái tát rất kêu. Ôi! Cái gì thế này? Tiếng đấm, tiếng đá nhau bình bịch, thôi cứ gọi là tan xương! Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… Ồ hắn kêu… Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!
- Ối làng nước ôi! Cứu tôi với… Ối làng nước ôi!... Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lí Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ. Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hóa ra nằm vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ!”
=> Chí Phèo đã bị tha hóa về nhân tính, trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, liều lĩnh, sẵn sàng chửi bới, rạch mặt ăn vạ.
#. Khi gặp bá Kiến
Cái mặt hắn không trẻ cũng không già: nó không còn phải là mặt người: nó là mặt của một con vật lạ…
Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dữ của làng Vũ Ðại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Hắn biết đâu vì hắn làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say; hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm. Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua… Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải dọa nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ…
=> Chí Phèo đã bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Ðại. Nhưng cả làng Vũ Ðại ai cũng nhủ, "Chắc nó trừ mình ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Ðã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Ðại cũng không ai biết…
-> Chí Phèo rơi vào bi kịch: Hắn đã bị dân làng bỏ rơi, từ chối khỏi xã hội loài người.
Đối tượng chửi:
chửi trời
chửi đời
chửi tất cả làng Vũ Đại
chửi đứa nào không chửi nhau với hắn
chửi đứa nào đẻ ra hắn
=> Giá trị hiện thực: Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến người nông dân lương thiện thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ.
=> Thái độ của nhà văn: tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến đã lấy đi của người nông dân cả nhân hình, nhân tính.
1. Trước khi đi tù, Chí Phèo là người như thế nào?
a. Một người nông dân lương thiện có những phẩm chất tốt đẹp.
b. Một kẻ đa tình, sống phóng đãng.
c. Một kẻ lưu manh, côn đồ.
d. Một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
a. Một người nông dân lương thiện có những phẩm chất tốt đẹp.
a. Một kẻ lưu manh.
b. Một kẻ chơi bời, nghiện rượu, hay chửi bới.
c. Một thằng lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
d. Một con quỷ dữ.
2. Khi ra tù, Chí Phèo là người như thế nào?
c. Một thằng lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
3. Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo trở thành một thằng lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại?
a. Do ăn chơi, lười nhác.
b. Do nhà tù thực dân và địa chủ phong kiến.
c. Do nghiện rượu.
d. Do bản tính.
b. Do nhà tù thực dân và địa chủ phong kiến.
4. Nhà tù thực dân và địa chủ phong kiến đã cướp đi của Chí điều gì?
a. Ruộng đất.
b. Cha mẹ.
c. Nhân hình và nhân tính.
d. Tiền bạc, nhà cửa.
c. Nhân hình và nhân tính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Huyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)