Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Trương Thị Thúy Duy | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN !
Tác phẩm :
Chí Phèo ( trích )
I – Nhắc lại kiến thức cũ
1.Tác giả
-Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn tiêu biểu nhất thế kỷ XX của Việt Nam .
-Tên thật: Trần Hữu Tri (1917-1951)
- Quê hương: làng Đại Hoàng,tỉnh Hà Nam-Là đồng chiêm trũng, ít ruộng đất, nạn cường hào ác bá
 Nghèo đói quanh năm
Quan điểm về tác phẩm và văn chương:
+ Văn học phải gắn liền với đời sống của nhân dân lao động, phản ánh chân thực cuộc sống :
“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. (Giăng sáng)
 Quan điểm nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”.
+ Văn chương chân chính phải có nội dung nhân đạo sâu sắc :
“Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tính bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần với người hơn” (Đời thừa)
 Đặt cuộc sống lên trên văn chương : “Sống đã rồi hãy viết”.
Các đề tài chính của Nam Cao :
+ Trước cách mạng tháng 8 :
 Người trí thức nghèo: “Đời thừa”, “Sống mòn”, “Giăng sáng”, “Nước mắt”,...Chủ yếu là các bi kịch như : Bi kịch vỡ mộng,Bi kịch “chết mòn” tinh thần và quá trình đấu tranh để tự vượt lên mình
 Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội đương thời. Nhân vât trong tác phẩm có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão, tâm huyết và tài năng, muốn xây dựng một sự nghiệp tinh thần cao quý; nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho "chết mòn", phải sống như "một kẻ vô ích, một người thừa".
 Các tác phẩm của NC đã ghi lại trung thực cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của người trí thức TTS, đồng thời phản ánh một thời kỳ xã hội đen tối, ngột ngạt trước thảm họa chiến tranh đế quốc.

Người nông dân nghèo: “Chí Phèo”, “ Lão Hạc”, “Một bữa no”, “Một đám cưới”,…
Có hai loại người nông dân:
 Người nông dân đang bị hủy diệt mất nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát (Tư cách mõ, Một bữa no,…)
 Người nông dân bị tước đoạt cả nhân tính lẫn nhân hình (Chí Phèo).
Ở đề tài này ,Nam Cao không đi vào những xung đột xã hội gay gắt và miêu tả trên bình diện rộng mà ông tập trung chủ yếu vào những cuộc đời cụ thể và cũng chỉ lấy ra một chặng đường ngắn của nhân vật để miêu tả.
 + Nhà văn dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước 1945 nghèo đói, xơ xác ; con người càng hiền lành, càng nhẫn nhục thì càng bị chà đạp,bất công; người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
+ Nam Cao đi sâu vào nội tâm nhân vật để khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện vẫn còn tồn tại ngay cả khi bị vùi dập, cướp mất cả nhân hình, nhân tính của người nông dân
 + Kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của người nông dân lương thiện
+ Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ
+ Sau Cách mạng tháng tám:
Truyện ngắn “Đôi mắt”( 1948), “Nhật kí ở rừng”(1948) và tập ký sự “Chuyện biên giới” ( 1950).
 Sáng tác của Nam Cao ở giai đoạn này thể hiện tình yêu nước và cách nhìn, cách sống của giới văn nghệ sĩ với nhân dân và cuộc kháng chiến của dân tộc.
2–Tác phẩm
a) Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Truyện được Nam Cao sáng tác năm 1941.
- Rút trong tập “Luống cày” (1946)
- Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng-quê hương ông, rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này.
b) Đề tài
Người nông dân nghèo ở nông thôn VN trước CMT8 Khai thác ở hướng mới : họ bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính nhưng cuối cùng thức tỉnh.
c) Chủ đề
Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những con người này ngay khi tưởng chừng họ đã biến thành quỷ dữ.
d) Vị trí
- Đây là tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao trước cách mạng Tháng tám - đề tài là người nông dân
- Đồng thời ,tác phẩm được xem là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao và là một kiệt tác của văn học đương thời
e) Tóm tắt
Cái lò gạch cũ
Chí Phèo lương thiện
Bá Kiến - Nhà tù
Chí Phèo bị tha hóa
T.y,chăm sóc
Thị Nở
CP với khát vọng hoàng lương
LVĐ–Bà cô
Thị Nở
CP bị cự tuyệt quyền làm người
Uất ức – tuyệt vọng
CP giết BK Và tự sát
II–Kiến thức cần nắm vững
1. Nhan đề tác phẩm
2. Hình ảnh làng Vũ Đại
3. Hình tượng nhân vật Bá Kiến
4. Hình tượng nhân vật Chí Phèo
5. Hình ảnh kết thúc tác phẩm
1. Nhan đề tác phẩm
- Nhan đề đầu tiên 1940: “ Cái lò gạch cũ ”
+ Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm .
+ Ý nghĩa : Nhấn mạnh tích chất quy luật của hiện tượng “ Chí Phèo ” ,tố cáo và lên án xã hội đương thời . Tạo nên những ám ảnh trong lòng người đọc về vòng đời quẩn quanh , bế tắc của người nông dân
+ Hạn chế : Cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân
- Khi in thành sách 1941,NXB Đời mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”
+ Cách gọi này dựa vào mối tình giữa Chí Phèo - Thị Nở,nhằm gợi trí tò mò của một số độc giả đương thời
+ H/C:Chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí Phèo – Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, bộc lộ một khí cạnh tư tưởng nhân đạo của t/p.Tên gọi này đã biến mối tình của hai nhân vật thành trò cười và gây ra một hướng tiếp cận sai lệch về t/p
- Mãi đến năm 1946, tác giả mới đổi thành “Chí Phèo” khi in trong tập “ Luống cày ”
+ Cách gọi này thống nhất với tác phẩm khác của Nam Cao - lấy tên nhân vật chính để đặt tên truyện : Lão Hạc,Dì Hảo , Lang Rận,…
+Ý nghĩa : Với nhan đề này , tác giả muốn tạo sự chú ý của người đọc vào diễn biến cuộc đời và số phận của nhân vật trung tâm . Từ đó , tác giả giúp cho người đọc thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm
2. Hình ảnh làng Vũ Đại
- Tồn tại những mâu thuẫn xã hội :
+ Trong nội bộ bọn cường hào : kết thành bè cánh , nhằm từng chỗ hở để mà trị nhau : cánh ông Bá Kiến ,ông đội Tảo,ông tư Đạm , ông bát Tùng ….
 “ quần ngư tranh thực ”
+ Nông dân mâu thuẫn với địa chủ : giải quyết bằng máu
Là nơi có những kiếp người tàn tạ : Thị Nở “ dòng giống mã hủi ” ; Tự Lãng vừa làm hoạn lợn vừa làm thầy cúng , vợ chết ,con gái chửa hoan ; bà cô Thị Nở ,….
- Là nơi có một số người bị bọn cường hào lợi dụng , trở thành những kẻ đâm thuê chém mướn, sống tối tăm như thú vật : Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo ..
- Là nơi xuất hiện những tên cường hào ác bá , nham hiểm và xảo quyệt – điển hình là Bá Kiến
- Là nơi có nhiều người nông dân tháp cổ bé họng , suốt đời bị đè nén ,áp bức , bị dồn đến bước đường cùng- điển hình là Chí Phèo
 Không khí làng quê trở nên ngột ngạt , cuộc đấu tranh giữa các thế lực diễn ra âm thầm mà mãnh liệt
 Tóm lại : Hình ảnh làng Vũ Đại được miêu tả trong truyện là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám
3.Hình tượng nhân vật Bá Kiến
a) Lai lịch
- Nhà Bá Kiến 4 đời làm tổng lý
- Con trai làm lý trưởng
- Bản thân làm lý trưởng rồi làm chánh tổng
- Ở nông thôn,hắn leo lên đỉnh cao của danh vọng : tiên chỉ làng Vũ Đại , chánh hội đồng kì hào , Bắc Kỳ nhân dân đại biểu
- Phe cánh của hắn mạnh – luôn đối nghịch với bọn cường hào trong làng
b) Bản chất
- Là tên cường hào có bản chất gian hùng,nham hiểm , xảo quyệt :
+ Thể hiện ở giọng quát “ rất sang ”,lối nói ngọt nhạt,“cái cười Tào Tháo ”
+ Thể hiện ở cách dùng người:
“ trị không lợi thì cụ dùng ”
Dùng những kẻ “ không sợ chết , không sợ đi tù ”
“ Không có những thằng đầu bò thì lấy ai để trị những thằng đầu bò ”
+ Thể hiện ở phương sách thống trị nông dân :
“ Mềm nắn rắn buông ” với triết lý “ Thứ nhất sợ kẻ anh hùng,thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân ”
Bám thằng có tóc,ai bám thằng trọc đầu
“ Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông , nhưng rồi dắt nó lên để nó đến ơn . Hãy đập bàn , đập ghế,đòi cho được năm hào nhưng được rồi thì vất trả năm hào ” vì thương anh túng quá .
- Là tên cường hào bản chất tàn bạo
+ Bá Kiến từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng : Năm Thọ , Binh Chức, Chí Phèo .Chính hắn đã đẩy Chí Phèo vào tù chỉ vì “ muốn tất cả những thằng trai trẻ đi ở tù ”
+ Khi cần thì sẵn sàng thí mạng người khác – sai Chí Phèo đòi tiền đội Tảo
+ Tìm cách làm cho lũ đàn em hoặc đám dân làng “ sinh chuyện ” lẫn nhau để hắn “ có dịp mà làm ăn ”
- Là kẻ háo sắc,ghen tuông,dâm ô đồi bại :
+ Dù có 4 vợ nhưng Bá Kiến không bỏ lở ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức .Tiền của anh lính gửi về chỉ đủ chi Bá kiến chơi bời hành lạc .
+ Nhẫn tâm đẩy Chí Phèo đi tù vì Chí được bà vợ ba của hắn “ quan tâm ”
+ Muốn đẩy hết trai làng đi ở tù vì họ thường đùa cợt với bà tư trẻ đẹp
- Bá Kiến là nhân vật điển hình
+ Bá Kiến có nét chung với giai cấp thống trị : tham lam ,tàn bạo ,không trừ một thủ đoạn nào để bốc lột người dân nghèo .
+ Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng ,nham hiểm,thủ đoạn
* Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vât Bá Kiến
- Nghệ thuật độc đáo của Nam Cao :
Nếu như các nhà văn khác chỉ chú ý miêu tả ngoại hình giai cấp thống trị :
+ Nghị Quế của Ngô Tất Tố :
“Ông Nghị đặt bát xuống mâm, vừa nhai nhồm nhoàm vừa đón …. Ông Nghị quát …..Ông Nghị đập tay xuống sập….Ông Nghị rung đùi, vuốt chồm râu tây cong vắt trên mép ngậm tăm ….Ông Nghị rút vội cái tăm trong miệng mình, đặt ngang vào miệng tách nước…”
+ Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan :
“ …Ông vứt bịch khăn xuống sập, cởi áo sa, áo trắng, và áo cộc ra. Nói cho đúng, thịt thì Nghị Lại hiếm, nhưng xương thì ông rất nhiều, vì ông cởi trần, nên để lộ ra một thân thể gầy còm rất đáng thương, tưởng chừng như cả bộ xương xộc xệch ấy chỉ dính vào nhau một cách lỏng lẻo, mà va vào đâu một tí, là cả cái khung người phải bẹp rúm ró, khó lòng nắn lại cho nó nguyên hình …”
Thì ở đây nam Cao ít chú ý đến ngoại hình khi xây dựng nhân vật Bá Kiến. Ông chủ yếu tập trung khắc họa tâm địa nhân vật là chính :
+ “ Cụ cười nhạt nhưng giòn giã lắm ”
+ “ Cụ hay quáy để thử dây thần kinh người khác ”
+ “ Tiếng cười Tào Tháo ”
 Cái nhìn sắc sảo của Nam Cao
 Tóm lại : Bá Kiến là nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị đương thời
4.Hình tượng nhân vật Chí Phèo
* Các mối quan hệ của Chí Phèo
a) Bá Kiến – Chí Phèo
- Sự hiện diện của Bá Kiến là nguyên nhân khiến Chí Phèo lâm vào bi kịch đau đớn nhất của một người lao động.
Bá kiến cũng là yếu tố không thể thiếu để tô đậm tính cách điển hình của Chí Phèo.
 Tóm lại :đây là mối quan hệ để Nam Cao:Trực tiếp thể hiện bi kịch tha hóa của Chí Phèo
- Thị Nở :
+ Xấu xí , ngẩn ngơ , ế chồng
+ thuộc dòng giống mả hủi
+ Trong mắt Chí : “ có duyên ”
 Tập trung những nét xấu nhất của người phụ nữ , là sự mỉa mai của tạo hóa
b. Thị Nở - Chí Phèo
Tóm lại :
 Trực tiếp thể hiện phần nhân tính bị chìm khuất cũng như bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo.
 Thị Nở đã giúp Nam Cao khắc họa nổi bật và tự nhiên những khám phá bất ngờ về tính cách Chí Phèo
- Thị Nở là người thức tỉnh Chí Phèo và là ước mơ hạnh phúc của Chí Phèo
- Thị Nở giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình
- Thị Nở là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo
a) Cách giới thiệu nhân vật của tác giả ở đầu tác phẩm
“ Hắn vừa đi vừa chửi ….cả làng Vũ Đại cũng không ai biết … ”
- Đó là tiếng chửi của một kẻ say nhưng cũng có cái gì đó tỉnh táo ( vì nó có gì đó “văn vẻ’ , lớp lang : “ trời”- “đời ”-“ cả làng Vũ Đại ”- “ cha đứa nào không chửi nhau với hắn ” – “ đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn ” )
- Đối tượng của tiếng chửi: cái xã hội dửng dưng lạnh lùng , tàn nhẫn đã sinh ra kiếp sống Chí Phèo
- Ý nghĩa tiếng chửi :
+ Đó là phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời : Bộc lộ tâm trạng bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người  Tiếng chửi là phương thức duy nhất làm cho Chí có đủ dũng khí để giao tiếp với xã hội loài người
+ Đó là dấu hiệu tuyệt vọng về một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa , không còn được làm người
+ Tiếng chửi đầu tác phẩm như mở ra 2 bi kịch day dẳng của Chí Phèo : Bi kịch tha hóa và bi kịch bị từ chối quyền làm người
- Tiếng chửi mở đầu thiên truyện một cách bất ngờ và giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng
Nhận xét chung
- Lời trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo : Sự hòa trộn giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật đã làm cho chi tiết tiếng chửi tăng thêm sức bộc lộ trong trạng thái bi phẫn,bế tắc,kiếp sống cô đơn cùng cực của Chí Phèo .Trong giọng điệu này như nghe thấy tiếng chì chiết ,đay nghiến tình đời , tình người của tác giả
- Cách giới thiệu nhân vật sống động,hấp dẫn,giúp người đọc hình dung một cách bao quát về số phận và tính cách nhân vật trung tâm
b) Lai lịch
( hoàn cảnh xuất thân )


- Chí Phèo xuất hiện đầu tiên trong một cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ bỏ hoang , rồi trở thành đứa trẻ chuyền tay từ người này đến người khác
- Tuổi thơ, Chí Phèo sống bơ vơ,bất hạnh: không biết cha mẹ,không người thân thích,không nhà cửa,không một tấc đất cắm dùi..,hết đi ở cho nhà này , lại đi ở cho nhà nọ
- Đến năm 20 tuổi,Chí Phèo làm canh điền cho nhà Bá Kiến
 Tóm lại : Điểm xuất phát của Chí Phèo chỉ là con số 0 tròn trĩnh
c) Cuộc đời
c.1 Trước khi gặp Thị Nở

Chí Phèo (lương thiện)
Chí Phèo (con quỷ dữ)
Tha hóa
Bi kịch tha hóa
- Trước khi vào tù :
+ Là người lương thiện ,có ước mơ bình dị : muốn sống hạnh phúc bằng sức lao động của mình “ Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.Chồng cuốc mứơn cày thuê,vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng .Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm ”
+ Là người coi trọng nhân phẩm ,biết phân biệt được tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu xa : “ Hắn nhớ đến“bà ba” , cái con quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại cứ bắt hắn bóp lên trên ,trên nữa . Nó chỉ nghĩ đến sao cho thỏa nó chứ có yêu hắn đâu…Hắn cảm thấy nhục hơn là thích ”
 Nếu ở một xã hội bình thường,những con người như Chí hoàn toàn có thể sống một cách lương thiện , yên ổn.
Sau khi ra tù :
+ Nhân hình :
 Đặc như thằng săng đá
 Đầu trọc lốc
 Răng cạo trắng hớn
 Mặt thì cơng cơng
 Mắt gườm gườm
 Ăn mặc dị hợm : quần nái đen với cái áo tây vàng
 Ngực và tay: đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy
+ Nhân tính:
Triền miên trong cơn say
Sống bằng cách gây gỗ ,chửi bới , dọa nạt ,cướp giật,rạch mặt ăn vạ
Trở thành kẻ đâm thuê chém mướn

 Trở thành một tên lưu manh chính hiệu ,trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
 Tóm lại : Trước khi ặp Thị Nở,hình ảnh Chí Phèo gần như bị đánh mất nhân hình lẫn nhân tính - cho thấy sức tố cáo mạnh mẽ của ngòi bút Nam Cao : chế độ nhà tù của xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào số phận tối tăm nhất.
* Nguyên nhân :

- Do sự ghen tuông của Bá Kiến
- Do âm mưu biến Chí Phèo thành tay sai của mình
c.2 Sau khi gặp Thị Nở
Chí Phèo (con quỷ dữ)
Chí Phèo
( hoàn lương )
Thức tỉnh lương tâm
Bi kịch bị từ chối quyền làm người
Không được chấp nhận và hết thảm

- Hoàn cảnh : Bất ngờ trong đêm trăng
+ Thị Nở : : ngủ quên khi ra sông kín nước
+ Chí Phèo : say rượu
- Tâm trạng Chí Phèo :
+ Tỉnh rượu  Tỉnh ngộ
+ Hi vọng
+ Thất vọng,đau đớn và tuyệt vọng – khi bị Thị Nở cắt đứt mối tình ( Bi kịch tinh thần )
+ Tỉnh rượu :
Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”.
Lần đầu tiên, Chí hoàn toàn tỉnh táo và cảm nhận được âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh : tiếng chim hót,tiếng cười nói của những người đi chợ về,tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo …
 Đối với Chí lúc này,những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống
Chí thấy “ lòng bâng khuâng ”, “ mơ hồ buồn ” , ý thức được tình trạng tha hóa của mình : nhìn lại cả cuộc đời mình ,nghĩ lại hiện tại đáng buồn và lo sợ cho tương lai “ Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn , đói rét và ốm đau,và cô độc ,cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau ”
+ Tỉnh ngộ
Chí nhận ra thực tế đau lòng là mình chưa từng được chăm sóc như thế:Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt”, bởi vì “đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, cháo mới thơm làm sao! ”. ( Chi tiết bát cháo hành và Chí Phèo khóc - đó là những dấu hiệu của nhân tính bị vùi lấp đang trở về )
+ Hi vọng : nhờ vào hương vị của bát cháo hành ,niềm khát khao muốn trở về cuộc sống lương thiện ,muốn hòa nhập với mọi người của Chí trỗi dậy . Chí đặt hết niềm tin , sự hi vọng vào Thị Nở . Thị Nở sẽ là chiếc cầu nối để hắn có thể trở về cuộc sống con người . Chí ngỏ lời và mong bà cô Thị chấp nhận cho Thị Nở lấy hắn
 Về sự tỉnh ngộ và hi vọng của Chí , Nam Cao đã thể hiện một tư tưởng nhân đạo mới mẻ : niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân dù xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình hủy diệt .
* Hình ảnh bát cháo hành
- “ nồi cháo hành còn nóng nguyên ”
- “ bát cháo bốc khói”
- “cháo mới ngon làm sao! ”
“ cháo hành ăn rất ngon”
 Nam Cao không miêu tả nhiều về bát cháo hành của Thị Nở mà tập trung miêu tả phân tích ý nghĩ ,cảm giác ,cảm tưởng của người cho là Thị Nở :
+ “ Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương ,còn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm còng queo một mình … ”
+ “ Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành ,ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà … ”
Và nhất là người ăn cháo là Chí Phèo :

+“Thằng này rất ngạc nhiên.Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt hắn ươn ướt.Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho…. ”
+Phát hiện “ Trông Thị thế mà có duyên…Hắn thấy vừa vui vừa buồn.Và một cái gì nữa giống như là ăn năn … ”

+ Hắn nhận ra “ những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon…Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời:có ai nấu cho mà ăn đâu?Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”….. ” Hắn nhớ đến bà ba “ Hắn chỉ thấy nhục,chứ yêu thương gì.Không,hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả…Hắn có thể tìm bạn được,sao chỉ lại gây kẻ thù ”
Ý nghĩa tư tưởng
+ Đó là hương vị mộc mạc mà ngọt ngào pha lẫn cay đắng của hạnh phúc và tình người cảm động mà Chí Phèo chưa bao giờ được hưởng
 Cầu nối đưa Chí trở về với cõi người.
+ Nam Cao gửi gắm giá trị nhân đạo : thiên lương,khao khát hướng thiện trong con người không thể bị dập tắt ,bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt nhất ,nó vẫn luôn tiềm ẩn ,sẽ bùng lên mãnh liệt khi có cơ hội
+ Thất vọng , đau đớn và tuyệt vọng – khi bị Thị cắt đứt mối tình ( Bi kịch tinh thần )
 Biểu hiện bi kịch :
 Linh hồn đã trở về nhưng bà cô Thị không cho hắn lấy Thị Nở  Bà cô Thị và cả làng Vũ Đại đã xem hắn là quỷ dữ.Từ lâu, Chí đã bị loại khỏi xã hội loài người
 Chí rơi vào bi kịch tinh thần đâu đớn:sinh ra là người, nhưng không được làm người
Vì tuyệt vọng nên Chí lại uống rượu ,nhưng “ càng uống lại càng tỉnh ra ”- từ trong sâu thẳm của tâm hồn ,Chí vẫn ý thức rõ về nỗi đau thân phận
Và vì ý thức được nỗi đau nên Chí“ ôm mặt khóc rưng rức ”và cứ“ thoang thoảng thấy hơi cháo hành ”
 Con đường giải quyết bi kịch :
 Trở về với cuộc sống lương thiện : Không được – vì Thị Nở đã cắt đứt mối tình
 Trở về với cuộc sống quỷ dữ trước kia : Chí không muốn – Vì đã ý thức được nỗi đau
Trong cơn khủng hoảng và bế tắc ,Chí chỉ còn một cách giải quyết cuối cùng :
Giết kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình  Chí biết mình không thể tồn tại trong cuộc sống loài người nên tự kết kiễu cuộc đời mình .
 Chí Phèo chết nhưng lương tâm không chết ,lương tâm chiến thắng : Khi lương tâm thức tỉnh , Chí thà chết chết chứ không quay lại cuộc sống của loài quỷ dữ .
* Hành động giết Bá Kiến :
- Nam Cao đã dẫn dắt tình tiết này: “Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.
- Chí Phèo đến nhà bá Kiến trong tâm trạng tuyệt vọng của một con người đã thức tỉnh, đau xót, phẫn uất.
- Lúc Chí Phèo đi, qua cách miêu tả của Nam Cao, Chí đã rơi vào “trạng thái say mềm” nhưng dường như không hoàn toàn như vậy (tác giả cố ý đánh lừa người đọc). Chí Phèo say nhưng vẫn có phần tỉnh trong ý thức của mình:
+ Hiểu rõ nguyên nhân mình không thể lương thiện
+Hiểu con đường cùng của mình
“ Tao muốn làm người lương thiện”… “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách.. biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!... ”
Trong tiềm thức sâu xa, có lẽ Chí vẫn luôn khắc ghi: Bá Kiến là kẻ thù của đời mình. Vì thế, Chí Phèo không đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến
 Hành động giết Bá Kiến
- Đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân một khi họ đã thức tỉnh về quyền sống ( dù chỉ là manh động , tự phát )
Tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam là hết sức gay gắt và đã đến lúc giai cấp thống trị đền tội
Đây là hành động rất “Người” của Chí
* Hành động tự kết liễu của Chí Phèo:
Đó là cái chết thê thảm, thể hiện sự ăn năn, hối hận, Chí Phèo ý thức rõ tội ác mà mình gây ra. Nợ máu phải trả bằng máu. Chí không muốn sống cũng vì khi linh hồn trở về, Chí Phèo không thể cam chịu kiếp sống thú vật.
Cái chết của Chí chứng tỏ khát khao trở về với cuộc sống lương thiện, với xã hội những người lương thiện còn cao hơn cả tính mạng.
- Cái chết của Chí là một minh chứng cho sức mạnh dù là tự phát, liều lĩnh của người nông dân bị đẩy vào đường cùng vẫn lớn lao như thế nào.
- Cái chết của Chí Phèo tố cáo cả một xã hội thực dân nửa phong kiến không chỉ đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy tới tận cùng, không cho người nông dân quay lại xã hội ấy nữa.
- Cái chết này cũng thấm nhuần niềm tin của Nam Cao vào khả năng chống trả sự tha hóa của con người
Cái chết của Chí phù hợp với logic của mạch truyện và logich tính cách nhân vật
Đây là cách kết thúc thường gặp trong các tác phẩm hiện thực phê phán 1930-1945
“ Long thở dài một cái. Chàng vớ lấy con dao cạo, nằm gối đầu lên cái thân thể trần truồng ấy. Lôi tay áo lót mình lên giơ ra ngoài thành giường. Chỗ cổ tay trắng trẻo của Long có hai đường gân và một mạch máu nổi lên như một con giun xanh. Long để lưỡi dao cạo vào cổ tay, nghĩ đến những lúc phải bạo tay cắt tiết gà, nhắm mắt lại, nghiến răng, tay phải mạnh mẽ khía một nhát... Một tia máu phun tóe lên chiếc tủ gương.
Long oằn oại, rãy rụa, kêu ú ớ trong cổ họng, nằm xuống, vật mình xuống giường thình thình!
Giời đã lưng hửng sáng.
Ngoài phố thằng bé mồ côi rao bánh rán nóng, bà lão già rao bánh tây, người phu lục lộ đã rụi mắt đứng lên với cái chổi quét tường. Bọn thợ máy, nhà ga lũ lượt đi làm nện guốc xuống mặt đường lốp cốp. ” ( Giông Tố - Vũ Trọng Phụng )
5.Hình ảnh kết thúc tác phẩm
“ Đột nhiên thị thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không ,xa nhà cửa,và vắng người lại qua … ”
Trong tác phẩm ,Chi tiết này chủ yếu xuất hiện 2 lần tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng ,nhằm diễn đạt tính quy luật của hình tượng Chí Phèo – mang ý nghĩa như một lời dự báo : Chí chết ,vẫn còn đó chiếc lò gạch cũ ,vẫn còn sẽ có nhiều sản phẩm như Chí trong cái vòng lẩn quẩn không lối thoát .
 Xóa bỏ những cái lò gạch cũ , cũng có nghĩa là xóa bỏ cái xã hội cũ đó . Đó là lời cảnh báo của nhà văn , cũng chính là ý nghĩa toát ra từ tác phẩm
III- Tổng kết
Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo
* GT Hiện thực:
- Phơi bày rõ nét thực trạng nông thôn Việt Nam trong những năm trước Cách mạng tháng Tám : nạn cường hào ,tình trạng tha hóa của một bộ phận nông dân ,nhưng mâu thuẫn quyết liệt…
- Lên án xã hội thức dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh không lới thoát
* GT Nhân đạo :
Cảm thương sâu sắc với những số phận bị thảm của người nông dân
Trân trọng đới với những ước vọng vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và xứng đáng là một con người chân chính
- Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ : Phát hiện được phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay cả khi hị bị xã hội cướp đi nhân hình lẫn nhân tính
2. Nghệ thuật
- Tác giả dã xây dựng thành công những nhân vật điển hình bất hủ ( Chí Phèo , Bá Kiến )
- Khám phá và miêu tả sâu sắc những trạng thái tâm lí phức tạp bên trong nhân vật ( tiêu biểu nhất là tâm lí của Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở từ chối mối tình )
- Tác phẩm có một lối kết cấu mới mẻ : đảo lộn trật tự thời gian nhưng rất chặt chẽ,logic.
- Cốt truyện rất hấp dẫn,tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa
- Ngôn ngữ trong tác phẩm rất sống động ,vừa điêu luyện vừa rất gần với lời ăn tiếng nói trong đời sống .
- Giọng điệu và cách trần thuật cũng rất linh hoạt : lúc thì trần thuật theo điểm nhìn của tác giả , lúc thì trần thuật theo nhân vật
IV – Luyện tập
Đề1:
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: “ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua… ”
Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới… ”
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên. ( ĐH khối D – 2012 )
Đề 2 :
Phân tích nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Đề 3 :
Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo (truyện ngắn: “Chí Phèo” của Nam Cao) từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để làm nổi rõ bi kịch của nhân vật này. ( ĐH Khối D – 2004 )
Đề 4:
Phân tích ý nghĩa hình ảnh “ cái lò gạch cũ ” trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
Đề 5 :
“Tình yêu cuả Thị Nở chẳng những đã thức tỉnh Chí Phèo mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời và  anh hồi hộp hy vọng ”( Giảng văn VHVN ). Phân tích mối tình Chí Phèo- Thị Nở làm sáng tỏ nhận định trên.
( CĐ Phú Thọ 99 )
Đề 6 :
TP Chí Phèo cuả NC đã có những tên gọi như thế nào ? Anh chị hãy cho ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy.
( CĐSP hà Tĩnh 2000)
Đề 7 :
Sau khi ở tù về , Chí Phèo đến nhà Bá Kiến mấy lần ? Thuật lại ngắn gọn những gì xảy ra mỗi lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Phân tích ý nghiã tư tưởng cuả lần đến sau cùng. Qua đó nếu suy nghĩ về giá trị cuả tác phẩm
Đề 8: 
 Tư tưởng nhân đạo cuả NC thể hiện trong khát vọng làm người cuả nhân vật Chí Phèo.
         Trong truyện , mấy lần Chí Phèo ý thức về nhân phẩm cuả mình ? Diễn biến mỗi lần ?
Đề 9 : Chí Phèo và Vợ Nhặt  đều viết về tình cảnh người nông dân trước CM tháng 8 / 1945.
        Anh chị hãy :
Phân tích những khám phá riêng cuả mỗi tác giả về số phận và cảnh ngộ cuả người nông dân trong từng tác phẩm
b.Chỉ ra sự khác nhau trong cách kết thúc cuả hai thiên truyện . Giải thích
vì sao có sự khác nhau ấy . Nêu ý
nghiã cuả mỗi cách kết thúc
 c. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo cuả mỗi tác phẩm
  ( ĐHSP Hanoi . khối C, N – 2001-2002 )
Đề 10 :
Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc: Tiếng chửi của Chí Phèo ; bát cháo hành của Thị Nở ; cái lò gạch cũ của làng Vũ Đại … Hãy chọn và phân tích một trong số chi tiết đặc sắc ấy
ĐỀ 11 :
Bình luận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên cuả Nam cao,có nhà phê bình cho rằng :  Chí Phèo vưà là một gã mất trí , vưà là đầu óc sáng suốt  nhất cuả làng Vũ Đại , ý kiến anh chị thế nào ? Từ truyện ngắn này cuả Nam Cao,  hãy làm sáng tỏ ý kiến cuả mình .
( HSG Đồng Nai 08/11/2005)
Đề 12 :
Phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của Chí Phèo
V – Hệ thống đề không có đáp án
Đề 13:
Vì sao sau khi giết được kẻ thù Bá Kiến, Chí Phèo lại tự kết liễu đời mình? Từ bi kịch đó,  hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc cuả tác phẩm Chí Phèo. ( CĐSP Hà Tây 97 )
Đề 14 :
Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc cuả ngòi bút Nam Cao (làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người cuả Chí Phèo )
                          ( ĐH Luật hà nội 97 )
Đề 15 :
Đoạn kết truyện Chí Phèo là một bi kịch đầy xót xa: Chí Phèo muốn trở lại làm người lương  thiện mà không được. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Anh chị hãy nêu cảm nghĩ cuả mình về cảnh kết thúc ấy .
( ĐHQG Tp HCM 1997 )
Đề 16:
Chí Phèo giết Bá Kiến trong trạng thái tỉnh hay say rượu ? Phân tích ý nghiã cái chết cuả Chí Phèo và Bá Kiến.
( ĐH Ngoại Thương 98 )
Đề 17 :
Phân tích làm sáng tỏ nhận định : “ Giá trị nổi bật cuả Chí Phèo là ở chỗ tác phẩm đã đi sâu vào nội tâm nhân vật, phát hiện và khẳng định nhân phẩm cuả Chí Phèo ngay cả khi nhân vật này đã mất hết cả nhân hình lẫn nhân tính ”
( CĐ Lao Động Xã Hội .99)
Chuyên
Đề
Đến
Đây

Hết !
MỘT NĂM MỚI
AN KHANG THỊNH VƯỢNG !
Cám ơn các bạn ! (đã cố gắn lắng nghe )
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Thúy Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)