Tuần 13. Chí Phèo
Chia sẻ bởi Phạm Hồng Giang |
Ngày 10/05/2019 |
23
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CHÍ PHÈO
_NAM CAO_
PHẦN MỘT: TÁC GiẢ
I. Tiểu sử và con người Nam Cao
1.Tiểu sử
_Tên thật: Trần Hữu Tri
_Gia đình: Nông dân
_Quê: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà NamLàng quê nghèo, dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề; xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Nam Cao với tên gọi làng Vũ Đại
_Dạy học ở một trường tư thục, sống cuộc đời “giáo khổ trường tư”
_Tận tụy phục vụ cách mạng và kháng chiến cho tới lúc hi sinh (1951)
2.Con Người Nam Cao
_Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú, sôi sục
_Là người trí thức “trung thực vô ngần”, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen
_Là người có tâm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ
II.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
_Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động
“…Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”
(Trăng sáng)
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác của mình?
_Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.
_Nghề văn phải là nghề sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp
“…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”
(Đời thừa)
“…Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”
_ “Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
Đánh giá chung
_Những quan điểm này không được trình bày thành một chuyên luận mà được nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Tuy vậy, chúng vẫn cho thất tính hệ thồng nhất quán và tiến bộ trong quan niệm về nghệ thuật của Nam Cao
_Gần một thế kỉ đã trôi qua nhưng những suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nam Cao về chức năng của nghệ thuật chân chính và giá trị của tác phẩm văn học, về nghề văn và người nghệ sĩ vẫn còn nguyên tính thời sự
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
Người trí thức nghèo
Người nông dân nghèo
_Nôị dung chính: Nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ
_Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người đồng thời thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa
_Nội dung chính: Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận những người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, bị tha hóa , lưu manh hóa.
_Giá trị: Kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của người nông dân hiền lành . Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
b. Sau Cách mạng
_Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp
_Tác phẩm: truyện ngắn Đôi mắt (1948), nhật kí Ở rừng (1948), và tập kí sự Chuyện biên giới (1950)
3. Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm qua:
1.Cách lựa chọn và xử lí đề tài
2. Quan niệm nghệ thuật về con người.
3.Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quen dùng
4. Giọng điệu riêng
1-Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật
2-Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật
3-Nam cao thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm
4-Giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Giới thiệu khái quát
1. Nhan đề
_Tên đầu tiên nhà văn đặt : Cái lò gạch cũ
_Nhà xuất bản tự ý đổi là: Đôi lứa xứng đôi (1941)
_Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày Nam Cao đã đặt lại tên là Chí Phèo
2. Tóm tắt tác phẩm
Chí phèo là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đâị nhặt về từ cái lò gạch hoang và nuôi nấng.
Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến. Do ghen tức với anh Chí khỏe mạnh hay được bà ba gọi lên bóp chân, lí Kiến tìm cách đẩy anh đi ở tù.
Trở về làng Vũ Đại sau mấy năm ở tù, Chí đã thay đổi hoàn toàn, trở thành thằng lưu manh.
Sau lần thứ hai đến rạch mặt ăn vạ nhà Bá Kiến, Chí Phèo đã bị lão cáo già nham hiểm lừa gạt lợi dụng, biến thành tay sai đắc lực
Chí phèo trượt dài trên con đường lưu manh, gây bao nhiêu tội ác để rồi trở thành “quỷ dữ” trong con mắt người dân làng Vũ Đại
Một đêm trăng sáng, như mọi khi, Chí Phèo lại say và sau khi uống rượu với Tự Lãng, hắn ngật ngưỡng trở về túp lều của mình ở vườn chuối bên sông. Tại đây, Chí Phèo đã gặp Thị Nở- người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn” đang ngủ dưới gốc chuối.
Sau đêm gặp Thị Nở, nhất là sau trận ốm, Chí Phèo đã thức tỉnh và hắn đã xúc động, khát khao hoàn lương khi Thị Nở mang lồi cháo hành tới.
Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn, thất vọng và trong cơn phẫn uất, hắn đã đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi đâm chết lão trước rồi tự sát.
2. Tóm tắt tác phẩm
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
_Làng Vũ Đại là một cái làng khép kín, tự trị xa phủ xa tỉnh ngưng đọng không vận động, tồn tại trong thế gầm ghè với nhiều phe cánh có máu mặt trong làng
_ Những loại người trong làng Vũ Đại:
+Bọn cường hào ác bá: Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạo, Bát Tùng..
+Bọn cùng đinh lưu manh hóa: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ,…là những kẻ bị ức hiếp trở thành lưu manh, nguy hiểm cho xã hội
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
+Nhân dân làng Vũ Đại: đây là những con người do bị ức hiếp nhiều , đời sống khốn cùng lam lũ nên sợ hãi đủ điềuAn phận, thờ ơ trước đau khổ của người khác, è cổ nuôi bọn cường hào, luôn nghĩ tới sự yên ổn của bản thân.
_Mối quan hệ trong làng Vũ Đại:
+Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp thống trị: “làng Vũ Đại có thế quần ngư tranh thực”
+Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị
Nhận xét: Làng Vũ Đại là bức tranh nông thôn Việt Nam trước CMT8 thu nhỏ: nghèo đói, xơ xác, bần cùng hóa, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc
2. Nhân vật Bá Kiến
_Tính cách: thâm độc xảo quyệt, bản chất gian hùng
“Cụ đập bàn đập ghế để đòi cho được năm đồng sau đó vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá”
_Bá Kiến là kẻ cai trị lọc lõi, cơ trí, giả nhân giả nghĩa
_Đối nhân xử thế: thứ nhất sợ kẻ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân; trị không được thì dùng
_Sự bất lực của Bá Kiến: hay ghen nhưng sợ vợ
Nhận xét: Bá Kiến là kẻ đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến với bản chất gian xảo, bóc lột nhân dân tới tận xương tủy
3. Nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật Chí Phèo
Nam cao mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi:
+Đối tượng chửi: chửi trờichửi đờichửi cả làng Vũ Đạichửi cha đứa nào không chửi nhau với hắnchửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn
+Cái mà Chí Phèo nhận được chỉ là tiếng sủa của mấy con chó
Qua hình ảnh ấy ta nhận thấy: sự cô độc, đau đớn đầy bất mãn của Chí Phèo, sự khát khao giao tiếp với đồng loại. Đồng thời, hé mở bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật
b.Quá trình tha hóa của Chí Phèo
3. Nhân vật Chí Phèo
_Lai lịch:
+Là đứa con hoang được nhặt về nuôi, thuở nhỏ ở truyền tay hết nhà này đến nhà khác
+Năm 20 tuổi làm canh điền cho nhà lí Kiến
_Bản chất: hiền lành, lương thiện, có những ước mơ giản dị “chồng cày thuê vợ cuốc mướn”, trọng nhân cách “chỉ thấy nhục” khi bị bà ba gọi lên bóp chân
_Bất ngờ bị lí Kiến cho đi ở tù “nghe đâu phải đi ở tù”
3. Nhân vật Chí Phèo
_Sau khi đi ở tù về Chí thành Chí Phèo:
+Nhân hình: mang dáng hình của một thằng lưu manh
“Hắn về lớp này trông khác hẳn. Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy,cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết”
+Nhân tính:
+Chí không còn “hiền lành như đất” nữa mà hung hăng và liều lĩnh
“Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở đầu chọ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt hắn xách vỏ chai tới nhà bá Kiến gọi hẳn tên tục ra mà chửi” bị lí Cường tát hắn lăn lộn dưới đất vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt.
+Hành động và lời nói là của một tên đầu bò chính cống
Chế độ nhà tù dã man đã bóp méo, nhào nặn dị dạng Chí Phèo cả về nhân hình lẫn nhân tính
3. Nhân vật Chí Phèo
_Cuộc sống của Chí Phèo sau khi trở về làng
+Chí Phèo định liều chết gieo vạ cho Bá Kiến nhưng không được. Ngược lại, hắn lại Bá Kiến lừa gạt, dụ dỗ thành tay sai, công cụ vô thức của Bá Kiến
+Sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ
+Say dài mênh mông, cơn nọ tiếp cơn kia
+Say dài mênh mông, cơn nọ tiếp cơn kia
Dưới bàn tay Bá Kiến Chí Phèo đã biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
3. Nhân vật Chí Phèo
c.Quá trình hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
_Sự thức tỉnh của Chí Phèo sau bao nhiêu năm bán linh hồn cho quỷ dữ:
+Lần đầu tiên Chí Phèo cảm thấy sợ rượu
+Lần đầu tiên Chí Phèo cảm thấy nhịp sống bên ngoài
“Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài…Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói cỉa những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy ngày nào chẳng có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn”
+Chí Phèo nhìn lại cuộc đời:
Quá khứ lương thiện: dẫn chứng tr149
“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
Hiện tại rất buồn, tương lai mờ mịt
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời!...Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời…như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ôm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” (tr149)
Ý thức được cảnh ngộ bi đát của mình
3. Nhân vật Chí Phèo
+Chí ngạc nhiên xúc động khi được Thị Nở
“Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”. “Đời hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi một tay đàn bà”
_Bát cháo hành của Thị Nở khiến anh Chí hồi sinh
+Chí ăn năn, hồi tỉnh, muốn làm người
“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”
+Khát khao hạnh phúc gia đình
“Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
Nhận xét:
+Giá trị nhân đạo: Nam Cao đã khám phá ra bản chất lương thiện của con người không bao giờ bị hủy diệt ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình lẫn nhân tính.
+Bài học: Sống trên đời cần có một tấm lòng. Tình yêu thương chia sẻ, quan tâm sẽ giảm bớt thù hận, có sức mạnh cảm hóa con người-Bát cháo hành của Thị Nở đã tái sinh quỷ dữ Chí Phèo
3. Nhân vật Chí Phèo
d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
_Sự cự tuyệt quyền làm người: Thị Nở bỏ đi
+Nguyên nhân:
Bà cô Thị Nở-cái loa phát ngôn của dư luận xã hội không coi Chí Phèo là người
Quá khứ tội lỗi với những vết mảnh chai không bao giờ mất
+Phản ứng của Chí Phèo:
Lúc đầu tưởng đùahiểu, ngẩn người rasửng sốt kéo Thị lại
Uống rượu: càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng đau
Chí bị rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
3. Nhân vật Chí Phèo
_Đi trả thù, đòi quyền làm người:
+Chí đòi Bá Kiến lương thiện, đòi quyền làm người
+Đâm chết Bá Kiến rồi tự đâm mình
Mâu thuẫn giai cấp đã lên tới đỉnh điểm
_Cái chết của Chí Phèo: Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về lương thiện. Anh đã nhận thức được nhân phẩm của mình nên không thể trở về với cuộc sống thú vật trước kia. Muốn trở về con người lương thiện Chí phải thủ tiêu cuộc sống của mình
Giá trị nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nam Cao
4. Nghệ thuật
_Tác giả xây dựng được hệ thống nhân vật rất sống, cá tính rất độc đáo gây ấn tượng như: Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở. Đây là những nhân vật điển hình bất hủ
_Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật, đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm nhân vật.
_Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, khẩu ngữ được sử dụng triệt để, ngôn ngữ kể chuyện đa giọng điệu
_NAM CAO_
PHẦN MỘT: TÁC GiẢ
I. Tiểu sử và con người Nam Cao
1.Tiểu sử
_Tên thật: Trần Hữu Tri
_Gia đình: Nông dân
_Quê: Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà NamLàng quê nghèo, dân đông, ruộng ít, bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề; xuất hiện nhiều trong tác phẩm của Nam Cao với tên gọi làng Vũ Đại
_Dạy học ở một trường tư thục, sống cuộc đời “giáo khổ trường tư”
_Tận tụy phục vụ cách mạng và kháng chiến cho tới lúc hi sinh (1951)
2.Con Người Nam Cao
_Có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú, sôi sục
_Là người trí thức “trung thực vô ngần”, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ nhen
_Là người có tâm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ
II.SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
_Nghệ thuật vị nhân sinh. Văn học phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động
“…Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối , không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than”
(Trăng sáng)
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác của mình?
_Một tác phẩm có giá trị phải chứa đựng nội dung nhân đạo cao cả.
_Nghề văn phải là nghề sáng tạo. Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp
“…Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn”
(Đời thừa)
“…Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”
_ “Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa)
Đánh giá chung
_Những quan điểm này không được trình bày thành một chuyên luận mà được nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình. Tuy vậy, chúng vẫn cho thất tính hệ thồng nhất quán và tiến bộ trong quan niệm về nghệ thuật của Nam Cao
_Gần một thế kỉ đã trôi qua nhưng những suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nam Cao về chức năng của nghệ thuật chân chính và giá trị của tác phẩm văn học, về nghề văn và người nghệ sĩ vẫn còn nguyên tính thời sự
2. Các đề tài chính
a. Trước Cách mạng
Người trí thức nghèo
Người nông dân nghèo
_Nôị dung chính: Nhà văn đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ
_Giá trị: Phê phán xã hội phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người đồng thời thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa
_Nội dung chính: Tập trung khắc họa tình cảnh và số phận những người nông dân nghèo bị đẩy vào đường cùng, bị chà đạp tàn nhẫn, bị tha hóa , lưu manh hóa.
_Giá trị: Kết án xã hội tàn bạo đã hủy diệt nhân tính của người nông dân hiền lành . Khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
b. Sau Cách mạng
_Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp
_Tác phẩm: truyện ngắn Đôi mắt (1948), nhật kí Ở rừng (1948), và tập kí sự Chuyện biên giới (1950)
3. Phong cách nghệ thuật
Phong cách nghệ thuật là cá tính sáng tạo của nhà văn thể hiện trong tác phẩm qua:
1.Cách lựa chọn và xử lí đề tài
2. Quan niệm nghệ thuật về con người.
3.Những biện pháp nghệ thuật ưa thích và quen dùng
4. Giọng điệu riêng
1-Nam Cao thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh, tầm thường trong đời sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật
2-Nam Cao luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật
3-Nam cao thường sử dụng thủ pháp độc thoại và độc thoại nội tâm
4-Giọng điệu buồn thương chua chát, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương,..
PHẦN HAI: TÁC PHẨM
I. Giới thiệu khái quát
1. Nhan đề
_Tên đầu tiên nhà văn đặt : Cái lò gạch cũ
_Nhà xuất bản tự ý đổi là: Đôi lứa xứng đôi (1941)
_Năm 1946, khi in lại trong tập Luống cày Nam Cao đã đặt lại tên là Chí Phèo
2. Tóm tắt tác phẩm
Chí phèo là một đứa trẻ mồ côi, được người dân làng Vũ Đâị nhặt về từ cái lò gạch hoang và nuôi nấng.
Năm 20 tuổi, Chí Phèo làm canh điền cho nhà lí Kiến. Do ghen tức với anh Chí khỏe mạnh hay được bà ba gọi lên bóp chân, lí Kiến tìm cách đẩy anh đi ở tù.
Trở về làng Vũ Đại sau mấy năm ở tù, Chí đã thay đổi hoàn toàn, trở thành thằng lưu manh.
Sau lần thứ hai đến rạch mặt ăn vạ nhà Bá Kiến, Chí Phèo đã bị lão cáo già nham hiểm lừa gạt lợi dụng, biến thành tay sai đắc lực
Chí phèo trượt dài trên con đường lưu manh, gây bao nhiêu tội ác để rồi trở thành “quỷ dữ” trong con mắt người dân làng Vũ Đại
Một đêm trăng sáng, như mọi khi, Chí Phèo lại say và sau khi uống rượu với Tự Lãng, hắn ngật ngưỡng trở về túp lều của mình ở vườn chuối bên sông. Tại đây, Chí Phèo đã gặp Thị Nở- người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn” đang ngủ dưới gốc chuối.
Sau đêm gặp Thị Nở, nhất là sau trận ốm, Chí Phèo đã thức tỉnh và hắn đã xúc động, khát khao hoàn lương khi Thị Nở mang lồi cháo hành tới.
Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn, thất vọng và trong cơn phẫn uất, hắn đã đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện rồi đâm chết lão trước rồi tự sát.
2. Tóm tắt tác phẩm
II. PHÂN TÍCH
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
_Làng Vũ Đại là một cái làng khép kín, tự trị xa phủ xa tỉnh ngưng đọng không vận động, tồn tại trong thế gầm ghè với nhiều phe cánh có máu mặt trong làng
_ Những loại người trong làng Vũ Đại:
+Bọn cường hào ác bá: Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạo, Bát Tùng..
+Bọn cùng đinh lưu manh hóa: Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ,…là những kẻ bị ức hiếp trở thành lưu manh, nguy hiểm cho xã hội
1. Hình ảnh làng Vũ Đại
+Nhân dân làng Vũ Đại: đây là những con người do bị ức hiếp nhiều , đời sống khốn cùng lam lũ nên sợ hãi đủ điềuAn phận, thờ ơ trước đau khổ của người khác, è cổ nuôi bọn cường hào, luôn nghĩ tới sự yên ổn của bản thân.
_Mối quan hệ trong làng Vũ Đại:
+Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp thống trị: “làng Vũ Đại có thế quần ngư tranh thực”
+Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và bị trị
Nhận xét: Làng Vũ Đại là bức tranh nông thôn Việt Nam trước CMT8 thu nhỏ: nghèo đói, xơ xác, bần cùng hóa, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc
2. Nhân vật Bá Kiến
_Tính cách: thâm độc xảo quyệt, bản chất gian hùng
“Cụ đập bàn đập ghế để đòi cho được năm đồng sau đó vứt trả lại năm hào vì thương anh túng quá”
_Bá Kiến là kẻ cai trị lọc lõi, cơ trí, giả nhân giả nghĩa
_Đối nhân xử thế: thứ nhất sợ kẻ anh hùng thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân; trị không được thì dùng
_Sự bất lực của Bá Kiến: hay ghen nhưng sợ vợ
Nhận xét: Bá Kiến là kẻ đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến với bản chất gian xảo, bóc lột nhân dân tới tận xương tủy
3. Nhân vật Chí Phèo
a. Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật Chí Phèo
Nam cao mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi:
+Đối tượng chửi: chửi trờichửi đờichửi cả làng Vũ Đạichửi cha đứa nào không chửi nhau với hắnchửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn
+Cái mà Chí Phèo nhận được chỉ là tiếng sủa của mấy con chó
Qua hình ảnh ấy ta nhận thấy: sự cô độc, đau đớn đầy bất mãn của Chí Phèo, sự khát khao giao tiếp với đồng loại. Đồng thời, hé mở bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật
b.Quá trình tha hóa của Chí Phèo
3. Nhân vật Chí Phèo
_Lai lịch:
+Là đứa con hoang được nhặt về nuôi, thuở nhỏ ở truyền tay hết nhà này đến nhà khác
+Năm 20 tuổi làm canh điền cho nhà lí Kiến
_Bản chất: hiền lành, lương thiện, có những ước mơ giản dị “chồng cày thuê vợ cuốc mướn”, trọng nhân cách “chỉ thấy nhục” khi bị bà ba gọi lên bóp chân
_Bất ngờ bị lí Kiến cho đi ở tù “nghe đâu phải đi ở tù”
3. Nhân vật Chí Phèo
_Sau khi đi ở tù về Chí thành Chí Phèo:
+Nhân hình: mang dáng hình của một thằng lưu manh
“Hắn về lớp này trông khác hẳn. Trông đặc như thằng săng đá. Cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy,cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết”
+Nhân tính:
+Chí không còn “hiền lành như đất” nữa mà hung hăng và liều lĩnh
“Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở đầu chọ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt hắn xách vỏ chai tới nhà bá Kiến gọi hẳn tên tục ra mà chửi” bị lí Cường tát hắn lăn lộn dưới đất vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt.
+Hành động và lời nói là của một tên đầu bò chính cống
Chế độ nhà tù dã man đã bóp méo, nhào nặn dị dạng Chí Phèo cả về nhân hình lẫn nhân tính
3. Nhân vật Chí Phèo
_Cuộc sống của Chí Phèo sau khi trở về làng
+Chí Phèo định liều chết gieo vạ cho Bá Kiến nhưng không được. Ngược lại, hắn lại Bá Kiến lừa gạt, dụ dỗ thành tay sai, công cụ vô thức của Bá Kiến
+Sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ
+Say dài mênh mông, cơn nọ tiếp cơn kia
+Say dài mênh mông, cơn nọ tiếp cơn kia
Dưới bàn tay Bá Kiến Chí Phèo đã biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
3. Nhân vật Chí Phèo
c.Quá trình hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
_Sự thức tỉnh của Chí Phèo sau bao nhiêu năm bán linh hồn cho quỷ dữ:
+Lần đầu tiên Chí Phèo cảm thấy sợ rượu
+Lần đầu tiên Chí Phèo cảm thấy nhịp sống bên ngoài
“Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài…Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói cỉa những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy ngày nào chẳng có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…Chao ôi là buồn”
+Chí Phèo nhìn lại cuộc đời:
Quá khứ lương thiện: dẫn chứng tr149
“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
Hiện tại rất buồn, tương lai mờ mịt
“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời!...Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời…như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ôm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” (tr149)
Ý thức được cảnh ngộ bi đát của mình
3. Nhân vật Chí Phèo
+Chí ngạc nhiên xúc động khi được Thị Nở
“Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho”. “Đời hắn chưa bao giờ được chăm sóc bởi một tay đàn bà”
_Bát cháo hành của Thị Nở khiến anh Chí hồi sinh
+Chí ăn năn, hồi tỉnh, muốn làm người
“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”
+Khát khao hạnh phúc gia đình
“Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”
Nhận xét:
+Giá trị nhân đạo: Nam Cao đã khám phá ra bản chất lương thiện của con người không bao giờ bị hủy diệt ngay cả khi họ bị vùi dập cả nhân hình lẫn nhân tính.
+Bài học: Sống trên đời cần có một tấm lòng. Tình yêu thương chia sẻ, quan tâm sẽ giảm bớt thù hận, có sức mạnh cảm hóa con người-Bát cháo hành của Thị Nở đã tái sinh quỷ dữ Chí Phèo
3. Nhân vật Chí Phèo
d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo
_Sự cự tuyệt quyền làm người: Thị Nở bỏ đi
+Nguyên nhân:
Bà cô Thị Nở-cái loa phát ngôn của dư luận xã hội không coi Chí Phèo là người
Quá khứ tội lỗi với những vết mảnh chai không bao giờ mất
+Phản ứng của Chí Phèo:
Lúc đầu tưởng đùahiểu, ngẩn người rasửng sốt kéo Thị lại
Uống rượu: càng uống càng tỉnh, càng tỉnh càng đau
Chí bị rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
3. Nhân vật Chí Phèo
_Đi trả thù, đòi quyền làm người:
+Chí đòi Bá Kiến lương thiện, đòi quyền làm người
+Đâm chết Bá Kiến rồi tự đâm mình
Mâu thuẫn giai cấp đã lên tới đỉnh điểm
_Cái chết của Chí Phèo: Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về lương thiện. Anh đã nhận thức được nhân phẩm của mình nên không thể trở về với cuộc sống thú vật trước kia. Muốn trở về con người lương thiện Chí phải thủ tiêu cuộc sống của mình
Giá trị nhân văn sâu sắc của ngòi bút Nam Cao
4. Nghệ thuật
_Tác giả xây dựng được hệ thống nhân vật rất sống, cá tính rất độc đáo gây ấn tượng như: Bá Kiến, Chí Phèo, Thị Nở. Đây là những nhân vật điển hình bất hủ
_Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật, đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm nhân vật.
_Ngôn ngữ đặc biệt tự nhiên, sống động, khẩu ngữ được sử dụng triệt để, ngôn ngữ kể chuyện đa giọng điệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hồng Giang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)