Tuần 13. Chí Phèo
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Vũ |
Ngày 10/05/2019 |
22
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Tác gia văn học: Nam Cao
Nguyễn Hoàng Vũ
Trần Võ Lan Anh
NguyễnNgọc Thanh Thảo
Thái Trần Mỹ Kim
Lê Hoàng Ngọc Trân
TrươngThịKimMinh
Trần Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Đỗ Nguyên Hằng
Lã Kim Ngân
Marie Curie – 11D3 Flying Without Wings
Thực hiện :
Các nội dung chính
CLIP
Vài nét về Nam Cao
Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Cuộc đời
Thưở niên thiếu
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Thân mẫu ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Back
Đến với nghiệp văn
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Back
Hoạt động cách mạng
Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương[cần dẫn nguồn]. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.
Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Back
Bị sát hại
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại làng Vũ Đại, Hoàng Đan (Ninh Bình).
Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu.
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)
Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà vă
Back
Con người của Nam Cao
Con người của Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông
Khiêm nhường, lạnh lùng, ít nói, nhưng lại có đời sống tâm hồn sâu sắc hay trăn trở về cuộc sống luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thuờng, vị kỉ để hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
Con người giàu lòng trắc ẩn, ân tình gắn bó sâu sắc với quê hương và cuộc sống của người dân nghèo.
Suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệp thực tế, ông thích đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.
Đoạn clip về tác giả Nam Cao
Xin chân thành cám ơn cô và các bạn đã theo dõi và lắng nghe bài thuyết trình
Chúc các bạn có một tuần học tập vui vẻ tràn đầy nhiệt huyết
Credits
Main Designer
Nguyễn Hoàng Vũ
Speaker
Trần Võ Lan Anh
And thanks to
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
Thái Trần Mỹ Kim
Lê Hoàng Ngọc Trân
Trương Thị Kim Minh
Trần Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Đỗ Nguyên Hằng
Lã Kim Ngân
Nguyễn Hoàng Vũ
Trần Võ Lan Anh
NguyễnNgọc Thanh Thảo
Thái Trần Mỹ Kim
Lê Hoàng Ngọc Trân
TrươngThịKimMinh
Trần Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Đỗ Nguyên Hằng
Lã Kim Ngân
Marie Curie – 11D3 Flying Without Wings
Thực hiện :
Các nội dung chính
CLIP
Vài nét về Nam Cao
Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nhiều truyện ngắn của ông được xem như là khuôn thước cho thể loại này. Đặc biệt một số nhân vật của Nam Cao trở thành những hình tượng điển hình, được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Cuộc đời
Thưở niên thiếu
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.
Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung. Cha ông là ông Trần Hữu Huệ, làm nghề thợ mộc và thầy lang trong làng. Thân mẫu ông là bà Trần Thị Minh, vừa là nội trợ, làm vườn, làm ruộng và dệt vải.
Thuở nhỏ, ông học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung, ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi cưới vợ năm 18 tuổi.
Back
Đến với nghiệp văn
Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.
Trở ra Bắc, sau khi tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, trên đường Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo.
Phát xít Nhật thâm nhập Đông Dương, trường sở bị trưng dụng, ông rời Hà Nội, về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên tờ Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn...
Back
Hoạt động cách mạng
Tháng 4 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương[cần dẫn nguồn]. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên Phong.
Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên Phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước và Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1950 Nam Cao chuyển sang làm việc ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sỹ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia Chiến dịch Biên giới.
Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu 3, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu 4. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu 3. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết sẽ hoàn thành.
Back
Bị sát hại
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại làng Vũ Đại, Hoàng Đan (Ninh Bình).
Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của ông đến văn học Việt Nam vẫn đáng kể. Năm 1956, tiểu thuyết Sống mòn của ông được xuất bản lần đầu.
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" nhằm tìm lại mộ phần của ông được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Với sự giúp đỡ của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) mời dự, một ngôi mộ được cho là của Nam Cao đã được tìm thấy ở nghĩa trang huyện Gia Viễn, (Ninh Bình) và quy tập về quê hương ông (xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)
Cũng trong năm 1996, Nam Cao được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật ngay trong đợt 1.
Một Nhà tưởng niệm Nam Cao cũng đã được thành lập từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 tại Hà Nam, để tưởng niệm nhà vă
Back
Con người của Nam Cao
Con người của Nam Cao có ba đặc điểm cơ bản chi phối sâu sắc sáng tác của ông
Khiêm nhường, lạnh lùng, ít nói, nhưng lại có đời sống tâm hồn sâu sắc hay trăn trở về cuộc sống luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thuờng, vị kỉ để hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
Con người giàu lòng trắc ẩn, ân tình gắn bó sâu sắc với quê hương và cuộc sống của người dân nghèo.
Suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệp thực tế, ông thích đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết.
Đoạn clip về tác giả Nam Cao
Xin chân thành cám ơn cô và các bạn đã theo dõi và lắng nghe bài thuyết trình
Chúc các bạn có một tuần học tập vui vẻ tràn đầy nhiệt huyết
Credits
Main Designer
Nguyễn Hoàng Vũ
Speaker
Trần Võ Lan Anh
And thanks to
Nguyễn Ngọc Thanh Thảo
Thái Trần Mỹ Kim
Lê Hoàng Ngọc Trân
Trương Thị Kim Minh
Trần Quỳnh Trang
Nguyễn Thị Mỹ Tiên
Đỗ Nguyên Hằng
Lã Kim Ngân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Vũ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)