Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Tiffany Trần | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:



Phần I. TÁC GIẢ:
I. Tiểu sử và con người:
1. Cuộc đời:
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình trung nông, làng Đại Hoàng thuộc Tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam
Nam Cao viết văn từ năm 1936, lúc đầu không chỉ viết truyện mà còn làm thơ, soạn kịch.
Năm 1943 Nam Cao tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị khủng bố, ông phải tránh về quê và tham gia tổng khởi nghĩa (tháng 8-1945) ở đây.
1946 Ông có mặt trong đoàn quân tiến vào đến Nam Trung Bộ
1950 tham gia chiến dịch Biên Giới.
11-1951 Trên đường vào công tác vùng địch hậu Liên khu III, Nam Cao bị giặc Pháp phục kích và sát hại.
1996 Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

CHÍ PHÈO
Nam Cao
(1917-1951)
2. Con người:
Bề ngoài Nam Cao vụng về, ít nói, có vẻ lạnh lùng, nhưng đời sống nội tâm thì luôn sôi sục, có khi căng thẳng
Nam Cao rất giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ
Ông luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực tế mà đề lên những khái quát triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết
II. Sự nghiệp văn học:
*Quan điểm nghệ thuật:
Sau bao trăn trở, khi nhận ra: “nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao khước từ chủ nghĩa lãng mạn để coi trọng nghệ thuật hiện thực vị nhân sinh
Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng kêu đau khổ kia toát ra từ những kiếp lầm than
Tác phẩm văn học có giá trị phải thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc, “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, sự công bằng… Nó làm cho người gần người hơn”
“sống đã rồi hãy viết”
*Các đề tài chính:
Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người tri thức nghèo và nông dân bần cùng (Đời thừa, Một bữa no, Chí Phèo, Nhu,…)


*Phong cách nghệ thuật:
Nam Cao có biệt tài phân tích và diễn tả những quá trình tâm lý phức tạp, những ngõ ngách sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Nhờ vậy, ông khắc họa được những điển hình độc đáo. Am hiểu nhân vật, Nam Cao tạo nên nhiều đoạn đối thoại và độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.
Truyện ngắn Nam Cao mang tính triết lý sâu sắc mà không khô khan, được tinh lọc qua trái tim chất chứa đau đớn, dằn vặt,...câu chữ của Nam Cao kết hợp hài hòa giữa triết lí và trữ tình.


***Tóm lại: Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Sáng tác của ông vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, vẫn ngời sáng và bộc lộ ý nghĩa sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỉ XX.
CHÍ PHÈO

Phần II. TÁC PHẨM:
I.Tiểu dẫn:
Nguyên tên: Cái lò gạch cũ. Khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt lại là Chí Phèo.
Hoàn cảnh sáng tác: năm 1941, là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao.
Thể loại: Hiện thực phê phán
Bố cục gồm 3 phần:
Phần 1: từ đầu…không ai biết: Tiếng chửi của Chí Phèo
Phần 2: Hắn về lớp này…mau lên!: Chí Phèo ra tù và mất đi tính người
Phần 3: Còn lại: Ý thức được thức tỉnh và bi kịch cuộc đời
Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của Nam Cao
Nam Cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tiffany Trần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)