Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi dương công hưng | Ngày 10/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÍ PHÈO
Nam Cao
Phần hai: tác phẩm
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Hoàn cảnh lớn: Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến.
- Hoàn cảnh cảm hứng: Dựa vào những việc thật, người thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
2. Thể loại: Văn bản “Chí Phèo” thuộc loại tự sự, thể truyện ngắn.
3. Xuất xứ: Tác phẩm được viết năm 1941.
4. Đề tài: người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
5. Nhan đề:
- Ban đầu tên truyện là “Cái lò gạch cũ”.
Năm 1941: Nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi”.
Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”, in trong tập “Luống cày”.
6. Nội dung:
Tố cáo mạnh mẽ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến.
Trân trọng, khẳng định bản chất tốt đẹp của con người.
+ Đoạn 1: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.
+ Đoạn 2: Chí Phèo trở về làng sau mấy năm đi tù. Hắn đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ nhưng Bá Kiến đã xử êm vụ này.
+ Đoạn 3: Những biến đổi, thức tỉnh ở Chí Phèo sau đêm gặp Thị Nở và trận ốm.
+ Đoạn 4: Chí phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát.
+ Đoạn 5: Thái độ của mọi người và Thị Nở sau cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo.
7. Bố cục:
II. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
1. Hình ảnh làng Vũ Đại:
Là không gian của tác phẩm.
Dân “không quá hai trăm, xa phủ, xa tỉnh”.
Tôn ti, trật tự nghiêm ngặt:
Cao nhất: Bá Kiến “bốn đời làm tổng lí”.
Thứ hai: đám cường hào.
Thứ ba: người nông dân.
Những người dân dưới đáy cùng của xã hội, sống tăm tối như thú vật: Chí Phèo…
 
Kết luận
2. Hình tượng Chí Phèo:
 
a. Sự xuất hiện độc đáo
 
Ngôn ngữ kể chuyện, trần thuật, dựng chân dung nhân vật đặc sắc.
 
CHÍ PHÈO
-Chí Phèo là một con người bất hạnh:
+ Bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ.
+ Không biết quê hương.
+ Được người ta nhặt về từ chiếc lò gạch cũ, người làng chuyền tay nhau nuôi.
b. Trước khi vào tù
“Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong cái váy đụp để bên một lò gạch bỏ không…”
 
 
Kết luận
Chí Phèo là một con người hiền lành, có quyền sống một cuộc sống đời thường, bình dị như những người lao động khác.
-Nhân hình của Chí Phèo dị dạng:
+ “trông đặc như thằng săng đá”
+ “phanh ngực xăm trổ”
+ “con mắt gườm gườm”
+ “mặt đen”, “cơng cơng”
+ “đầu trọc lốc” …
c. Khi ở tù ra
Trước khi vào tù
Sau khi ra tù
- Hành động cũng khác xưa:
+ “… say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi.”
+ “điệu bộ hung hăng”, “tay nó lại nhăm nhăm cầm một cái vỏ chai”
+ “Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt.”
 
 
Một mặt, nhà văn muốn thể hiện cái hung hãn, lưu manh, côn đồ của Chí.
Mặt khác, phản ánh ý thức phản kháng liều lĩnh trong bế tắc và tuyệt vọng của Chí Phèo.
Cuộc gặp gỡ với Thị Nở
- “Bâng khuâng, mơ hồ buồn… tiếng chim hót vui vẻ quá… anh thuyền chài gõ mái chèo…”
→ Đó là âm hưởng của những tiếng gọi thiết tha từ cuộc sống bình dị, lương thiện, hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy.
Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ:
+ Nhớ về một thời quá khứ với mơ ước nhỏ bé về hạnh phúc
“Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.”
+ Ý thức về hiện tại:
“Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời.”
+ Sợ cho tương lai:
“Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.”
→ Tâm hồn Chí Phèo đã được hồi sinh: ý thức đầy đủ, sâu sắc về cuộc đời mình.
→ Đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, hợp lí.
* Bát cháo hành của Thị Nở: vừa là hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mang nhiều lớp nghĩa.
① Với Thị Nở: bát cháo của tình thương, Thị tự nguyện mang cho Chí Phèo với tình yêu thương mộc mạc của mình.
② Với Chí Phèo, đó không phải là bát cháo bình thường:
+ Đây là lần đầu tiên hắn được người đàn bà cho một cách chân thành, tự nguyện, thương cảm. (Vì vậy, hắn “bâng khuâng”, “mắt ươn ướt, vừa vui vừa buồn” )
→ Bát cháo hành thắp sáng lên tình yêu thương, hạnh phúc lứa đôi đầu tiên trong cuộc đời Chí Phèo.
③Bát cháo ấy cũng hồi sinh trong Chí Phèo bản chất hiền lành, lương thiện vốn có đầy mãnh liệt:
+ Ngạc nhiên rồi xúc động:
“Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ”, “Hắn hiền,… hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”
→ Chí Phèo thực sự đã hồi sinh, trở thành anh canh điền xưa kia: hiền lành, lương thiện. Bản tính ấy trong con người Chí Phèo.
Chí Phèo khát khao được sống lương thiện, muốn làm hòa với mọi người, mong muốn được sống trong xã hội lương thiện và nuôi hi vọng “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được…” → Khát khao ấy của Chí Phèo thực đáng trân trọng.
Ngạc nhiên, thích chí trước sự giận dữ của Thị Nở.
Đến khi hiểu rõ sự thật, Chí “ngẩn người”, rồi “sửng sốt”.
Chí Phèo “đuổi theo nắm tay” Thị Nở… rồi hắn “ôm mặt khóc rưng rức”.
→ Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng.
d. Khi bị Thị Nở cự tuyệt:
① Tâm trạng của Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở theo mạch:
Thức tỉnh → Hy vọng → Đau đớn → Tuyệt vọng.
Kết luận
② Thị Nở đã giúp Chí Phèo phát hiện lại chính mình nhưng Thị Nở cũng là nỗi đau sâu thẳm của Chí Phèo.
→ Chính điều này tô đậm thêm cái bi đát, hẩm hiu trong số phận nhân vật.
③ Khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất cả hình người, tính người.
“Những thằng điên và những thằng say rượu không bao giờ làm những cái mà lúc ra đi chúng định làm”.
e. Hành động giết Bá Kiến:
→ Chí Phèo đến nhà bá Kiến trong tâm trạng tuyệt vọng của một con người đã thức tỉnh, đau xót, phẫn uất.
“Tao muốn làm người lương thiện”… “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách.. biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...”
Chí Phèo say nhưng vẫn có phần tỉnh trong ý thức của mình:
+ Hiểu rõ nguyên nhân mình không thể lương thiện
+Hiểu con đường cùng của mình
Hình ảnh “hơi cháo hành” cứ trở đi trở lại trong tiềm thức của Chí.
Lúc tuyệt vọng nhất, “hơi cháo hành” lại hiện ra đẩy sâu Chí vào tuyệt vọng.
Chính bát cháo hành của Thị Nở đã thức tỉnh Chí, giờ đây, chính “hơi cháo hành” là nơi níu giữ cuối cùng của Chí với cuộc đời này.
Trong tiềm thức sâu xa, Chí vẫn luôn khắc ghi: Bá Kiến là kẻ thù của đời mình.
Vì sao Chí Phèo không đến nhà Thị Nở mà đến nhà bá Kiến?
Đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân bị áp bức.
Một mặt, nó phản ánh mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa giữa nông dân và địa chủ, mâu thuẫn ấy chỉ giải quyết được bằng máu.
Mặt khác cũng phản ánh cảm quan hiện thực của Nam Cao.
Kết luận
Cái chết thê thảm, thể hiện sự ăn năn, hối hận.
Chứng tỏ khát khao trở về với cuộc sống lương thiện.
Minh chứng cho sức mạnh dù là tự phát, liều lĩnh của người nông dân bị đẩy vào đường cùng vẫn lớn lao như thế nào.
f. Hành động tự kết liễu của Chí Phèo:
Tố cáo cả một xã hội thực dân nửa phong kiến.
Lòng tin của tác giả vào bản chất lương thiện của con người.
f. Hành động tự kết liễu của Chí Phèo:
Cái lò gạch cũ bỏ không hiện lên trong tâm trí Thị Nở phản ánh quy luật tàn bạo ấy của xã hội thực dân nửa phong kiến: Chừng nào còn giai cấp thống trị tàn bạo, người nông dân còn bị bần cùng hóa dẫn tới lưu manh hóa và mất đi cả nhân hình và nhân tính.
g. Hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt:
3. Hình tượng
Bá Kiến
Ấn tượng:
giọng quát rất sang
cái cười Tào Tháo
“mềm nắn rắn buông”…
- Nham hiểm ghê người: Trước sự việc Chí rạch mặt ăn vạ:
+ Bá Kiến giải tán đám đông
+ Giở giọng đường mật với Chí Phèo:
Mời vào nhà uống nước
Nhận họ hàng, giết gà mua rượu
Đãi thêm đồng bạc.
- Nhân cách bỉ ổi.
Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào, vừa có những nét riêng biệt, sinh động.
Kết luận
3. Hình tượng Thị Nở
"Cái mặt của thị thực là một sự mỉa mai của hóa công: nó ngắn đến nỗi mà bề ngang hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu hai má nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn... Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành..."
"Đã thế thị còn dở hơi... và thị lại nghèo... và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi..."
①Là con người xấu nhất làng Vũ Đại.
② Là một người dở hơi.
Tài năng của tác giả trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu đến ma chê, quỷ hờn
③ Tiềm ẩn dưới đáy sâu tâm hồn của con người tưởng chừng như đang ở đáy cùng của xã hội ấy lại là một tấm lòng son, một tình thương nhân loại đáng quí mà những nhân vật khác trong truyện không có được.
Bát cháo hành cho Chí Phèo.
Chính bát cháo hành của Thị Nở, với biến thể của nó chính là Hương cháo hành đã đóng vai trò quyết định vào cuộc đời của Chí Phèo.
GIÁ TRỊ HIỆN THỰC
- Phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong xã hội nông thôn trước CMT8, tiêu biểu là xung đột Bá Kiến và Chí Phèo.
- Phản ánh một hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ, phản ánh và lí giải quy luật: chừng nào còn xã hội vô nhân đạo thì chừng ấy vẫn còn hiện tượng Chí Phèo.
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO
① Xót thương sâu sắc trước số phận bi thảm của người lao động.
② Khẳng định, đề cao bản chất tốt đẹp của người lao động. Đó là bản chất lương thiện, là sức mạnh của sự thức tỉnh lương tâm. Điển hình là nhân vật Chí Phèo.
③ Lên án, tố cáo tội ác xã hội đương thời, tiêu biểu là nhân vật BK.
④ Thông điệp của nhà văn là hãy ngăn chặn tình trạng XH làm tha hóa con người.
⑤Khẳng định con người có thể vượt lên chính mình để chiến thắng sự tha hóa.
GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
① Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình sắc sảo.
② Nghệ thuật kết cấu.
③ Ngôn ngữ văn xuôi tự sự: Ngôn ngữ độc thoại nội tâm chân thật, sinh động.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: dương công hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)