Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi hồ văn mứ | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 53: Văn học.
CHÍ PHÈO
Nam Cao
(Phần hai: Tác phẩm)
ĐỀ CƯƠNG
Đọc – hiểu ngữ cảnh
Hoàn cảnh sáng tác
2. Thể loại truyện ngắn
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ
Văn bản
2. Bố cục
3. Nhân vật
4. Cốt truyện, tình huống truyện.
III. Đọc – hiểu cấu trúc nội dung
nghệ thuật
1. Nội dung
1.1 Hình ảnh làng Vũ Đại
1.2 Nhân vật Chí Phèo
1.2.1 Quá trình tha hóa
Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo


Đọc – hiểu ngữ cảnh



1. Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàn cảnh sáng tác
+ Hoàn cảnh lớn: Đó là giai đoạn
xã hội Việt Nam nửa thực dân
nửa phong kiến
+ Hoàn cảnh cảm hứng:
Dựa vào những việc thật,
người thật ở làng quê Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn “Chí Phèo” được Nam Cao sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
I. Đọc – hiểu ngữ cảnh
2. Thể loại




- Văn bản “Chí Phèo” thuộc loại tự sự, thể truyện ngắn.
- Đặc trưng của thể loại truyện thể hiện qua ba yếu tố cơ bản là cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
Đọc – hiểu thể loại truyện có thể:
+ Đọc theo lời kể
+ Đọc theo cốt truyện
+ Đọc theo nhân vật
Văn bản “Chí Phèo” thuộc thể loại nào? Nêu những hiểu biết của em về thể loại đó?
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
1. Đọc, xuất xứ, đề tài và nhan đề
1.1 Đọc văn bản
1.2 Đọc chú thích
1.3 Xuất xứ và đề tài
Xuất xứ của truyện ngắn “Chí Phèo”? Truyện ngắn “Chí Phèo” là tác phẩm trước Cách mạng tháng Tám. Nó viết về đề tài gì?
- Xuất xứ: Tác phẩm được Nam Cao viết năm 1941.
- Đề tài: người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Ngoài nhan đề là “Chí Phèo” truyện ngắn này còn có những nhan đề nào khác? Ý nghĩa của những nhan đề đó?
+ Ban đầu truyện có tên là “Cái lò gạch cũ”
+ Năm 1941: Nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi”
+ Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo”, in trong tập Luống cày
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
1. Đọc, xuất xứ, đề tài và nhan đề
1.4 Nhan đề
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
2. Bố cục
* Gồm 7 phần:
+ Đoạn mở đầu: Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi.
+ Từ khi sinh ra, lúc lớn lên và khi bị đẩy vào tù.
+ Ra tù và tới nhà bá Kiến gây sự bị hắn hóa giải
+ Chí Phèo thành tay sai của bá Kiến ... tình cờ Chí gặp thị Nở trong một đêm trăng.
+ Tâm trạng của Chí sau khi tỉnh rượu, mấy ngày hạnh phúc ngắn ngủi. Bị thị Nở từ chối sống chung, Chí Phèo đau khổ, uống rượu và xách dao đi trả thù.
+ Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự sát
+ Đoạn kết: Thái độ của mọi người và thị Nở sau cái chết của bá Kiến và Chí Phèo.
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
3. Nhân vật




+ Nhân vật trung tâm: Chí Phèo
+ Nhân vật chính: Chí Phèo, thị Nở, bá Kiến
+ Nhân vật phụ: bà Ba, lý Cường, bà hàng rượu, bà cô thị Nở,...
Xác định nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm?
Bị bỏ rơi
Bị đẩy vào tù
Ra tù và bị tha hóa
Trở thành tay sai của BK
Gặp thị Nở và thức tỉnh
Rơi vào bi kịch bị cự tuyệt
Giết bá Kiến rồi tự sát
II. Đọc – hiểu cấu trúc ngôn từ.
4. Cốt truyện, tình huống truyện
* Trong cuộc đời Chí Phèo có ba bước ngoặt
Tình huống đi ở tù
Tình huống gặp thị Nở
- Tình huống bị cự tuyệt
III. Đọc – hiểu cấu trúc
nội dung và nghệ thuật
1. Nội dung
1.1 Hình ảnh làng Vũ Đại
- Dân không quá hai nghìn,
xa phủ, xa tỉnh.
Có tôn ti trật tự
- Có thế quần ngư tranh thực
Trong làng tồn tại nhiều
mâu thuẫn
=> Hình ảnh thu nhỏ
của làng quê Việt Nam trước
Cách mạng tháng Tám.
III. Đọc – hiểu cấu trúc
nội dung và nghệ thuật
Nội dung
1.2 Nhân vật Chí Phèo



Có thể chia cuộc đời Chí thành ba giai đoạn:
+ Giai đoạn thứ nhất: Từ khi Chí Phèo ra đời đến lúc bị đẩy vào tù
+ Giai đoạn hai: Từ khi Chí Phèo ra tù tới khi gặp thị Nở
+ Giai đoạn ba: Từ khi bị thị Nở khước từ tới khi Chí đâm chết bá Kiến và tự sát.
Cuộc đời Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn?
1.2 Nhân vật Chí Phèo
1.2.1 Quá trình tha hóa
* Trước khi vào tù


Lai lịch:
Là một đứa trẻ
vô thừa nhận, bị bỏ rơi
Chí Phèo không biết
cha mẹ, không người thân,
không tấc đất cắm rùi.
Dựa vào phần lược bỏ trong sách giáo khoa và những hồi ức của Chí Phèo khi tỉnh rượu, Nam Cao đã giới thiệu Chí Phèo như thế nào trước khi vào tù?
1.2 Nhân vật Chí Phèo

1.2.1 Quá trình tha hóa

* Trước khi vào tù
- Tuổi thơ bơ vơ, bất hạnh, hết đi ở cho nhà này đến nhà khác:
Một anh thả ống lươn nhặt về -> cho một bà góa mù -> cho bác phó cối.
-> Bi kịch bị bỏ rơi
- Lớn lên: Làm canh điền cho nhà bá Kiến
- Bản tính: lương thiện, giàu lòng tự trọng, có ước mơ giản dị và lương tâm trong sáng.
+ Chí Phèo là anh canh điền "hiền lành như đất”, làm việc quần quật cho nhà bá Kiến.
+ Có ước mơ "có gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải".
+ Khi bị bà Ba quỷ quái gọi lên bóp chân Chí Phèo "chỉ thấy nhục chứ sung sướng gì"
Trước khi vào tù Chí Phèo là con người như thế nào? Tìm các chi tiết thể hiện bản tính của Chí?
1.2 Nhân vật Chí Phèo
1.2.1 Quá trình tha hóa
* Sau khi ra tù
Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo phải vào tù?
- Lý do vào tù
Chí bị đẩy vào tù thực dân chỉ vì cơn ghen tuông vô cớ của bá Kiến.

TRỜI
ĐỜI
LÀNG VŨ ĐẠI
NGƯỜI ĐẺ RA HẮN
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG CHỬI NHAU VỚI HẮN
1.2.1 Quá trình tha hóa
* Sau khi ra tù
- Tiếng chửi
+ Cách chửi: vừa đi vừa chửi
+ Chửi trời  chửi đời  chửi cả làng Vũ Đại  chửi ai không chửi nhau với hắn  chửi đứa nào đẻ ra Chí Phèo.
Lời chửi: có trật tự, được sắp xếp từ khái quát, trừu tượng đến cụ thể
+ Điều lạ: không ai thèm để ý
=> Là phản ứng của Chí với cuộc đời. Nó bộc lộ tâm trạng bất mãn của một người có ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội loài người gạt tên.
1.2.1 Quá trình tha hóa
* Sau khi ra tù



- Ngôn ngữ nghệ thuật đa giọng điệu, tả, kể linh hoạt, có sự đan xen các lời kể: lời tác giả, nhân vật, dân làng, lời đối thoại của nhà văn với độc giả
Nhận xét ngôn ngữ kể truyện của Nam Cao trong đoạn mở đầu?
1.2.1 Quá trình tha hóa
* Sau khi ra tù
Cái đầu cạo trọc lốc
Răng cạo trắng hớn
Mặt thì đen mà rất cơng cơng
Ngoại hình Hai mắt gườm gườm Quần nái đen, áo Tây vàng
biến dạng Ngực, tay chạm trổ đầy rồng phượng
-> Chí Phèo bị tha hóa về nhân hình
Ngoại hình của Chí Phèo đã bị biến đổi như thế nào? Các chi tiết nào thể hiện sự biến đổi ấy?
Trước khi vào tù
Sau khi ra tù
* Sau khi ra tù
- Tính cách:
+ Mối quan hệ và hành động
. Đến nhà bá Kiến lần thứ nhất
Mục đích: ăn vạ. Hành động: gây gổ, chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Kết quả: Một bữa no, 5 hào, nghề rạch mặt ăn vạ
-> Thành tên cố cùng, liều thân, chấp nhận rạch mặt chỉ vì tiền.
Ngay sau khi ra tù, Chí Phèo tới nhà bá Kiến nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích đó hắn đã có những hành động gì?
* Đến nhà bá Kiến lần hai
Mục đích xin đi ở tù, hù dọa bá Kiến. Hành động đến nhà đội Tảo chửi bới, đòi nợ. Kết quả: 5 đồng, 5 sào vườn
-> Thành tên lưu manh, trở thành tay sai của bá Kiến. Hắn trượt dài trên con đường tha hóa, lưu manh hóa
Nếu lần đến đầu tiên Chí Phèo chỉ là tự phát thì lần thứ hai dường như là tự giác. Như vậy Chí Phèo đã trở thành người như thế nào?
+ Mối quan hệ và hành động
- Với bá Kiến
+ Mối quan hệ và hành động
- Với dân làng Vũ Đại
Chí Phèo là một tên côn đồ, độc ác, hung hãn, một “con quỷ dữ” ai ai cũng sợ.
“Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện...”
=> Chí Phèo còn bị tha hóa cả về nhân tính.
Với dân làng Chí Phèo đã có những hành động nào? Trong con mắt của người dân thì Chí Phèo là ai?
Sau khi ra tù, Chí Phèo bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính. Nguyên nhân nào khiến Chí Phèo bị tha hóa như vậy?
Nguyên nhân sự tha hóa, lưu manh hóa: Chính nhà tù thực dân và xã hội đương thời đã khiến cho Chí Phèo bị băm vằm bộ mặt người, nhân cách người để thành một tên lưu manh, một “con quỷ dữ”.
-> Giá trị hiện thực

Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân
Phong kiến bất công, tàn bạo
-> Giá trị hiện thực
Nam Th?, Binh Ch?c
Chớ Phốo
"Chớ Phốo con"
Hi?n tu?ng cú tớnh quy lu?t
Nam Cao đã khẳng định một
sự thật đau đớn ở Việt Nam trước
Cách mạng: Hiện tượng người
nông dân lương thiện bị cướp
đoạt cả nhân hình lẫn nhân tính.
Có ý kiến cho rằng, sự tha hóa của Chí Phèo
là hiện tượng mang tính quy luật.
Ý kiến của em ra sao?



Theo em nhân vật Chí Phèo
đáng thương hay là đáng trách ?
* Luyện tập

Câu 1: Thông tin nào sau đây không đúng về hoàn cảnh sáng tác của “Chí Phèo”?
A. Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến
B. Dựa vào những việc thật, người thật ở làng quê Nam Cao
C. Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
-> Đáp án: C
Câu 2: Nam Cao đã miêu tả hình ảnh làng Vũ Đại như thế nào?
A. Xa phủ, xa tỉnh
* Luyện tập

B. Có tôn ti trật tự, có thế quần ngư tranh thực
C. Tồn tại nhiều mâu thuẫn
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
-> Đáp án: D

Câu 3: Sau khi ra tù Chí Phèo bị tha hóa những gì?
A. Tha hóa nhân hình
B. Tha hóa nhân tính
C. Không bị tha hóa
D. Cả hai đáp án A và B đều đúng
-> Đáp án: D
CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: hồ văn mứ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)