Tuần 13. Chí Phèo

Chia sẻ bởi Hồ Thị Minh Hiếu | Ngày 10/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Chí Phèo thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÍ PHÈO
A.TÁC GIẢ
1.Vài nét về tiểu sử

- Nam Cao(1917-1951),tên khai sinh là Trần Hữu Tri
- Sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng,tổng Cao Đà,huyện Nam Sang,phủ Lí Nhân(nay thuộc tỉnh Hà Nam)
Bút danh của Nam Cao là ghép hai chữ đầu của huyện
Nam Sang và tổng Cao Đà

Một góc nhỏ của làng Đại Hoàng
ngày nay
- Tháng 4 năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê.
- Năm 1946,với tư cách là phóng viên,ông cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ
- Năm 1947,ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí
- Năm 1950, tham gia chiến dịch Biên giới
- Năm 1951,ông mất trên đường đi công tác ở vùng Địch hậu Liên Khu III (Hoàng Đan-Ninh Bình) do giặc Pháp phục kích






Mộ của Nam Cao tại quê nhà
- Con người Nam Cao có bề ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nọi tâm rát phong phú
- Ông là người có tấm lòng đôn hậu,chứa chan yêu thương. Gắn bó sâu nặng với quê hương và những con người nghèo khó,bị áp bức trong xã hội cũ.
- Năm 1996, Nam Cao được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học,nghệ thuật
2. Sự nghiệp văn học
* Quan điểm nghệ thuật
-Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa.
- Giăng Sáng(1942),ông phê phán thứ văn chương
thi vị hóa cuộc sống đen tối,bất công và coi đó
là “ánh trăng lừa dối”
- Sau Cách mạng,ông tích cực tham gia kháng chiến
với ý nghĩ “lợi ích của dân tộc là trên hết”
* Các đề tài chính: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo
- Ở đề tài người trí thức,Nam Cao miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ
+ Các tác phẩm đáng chú ý là: Giăng Sáng,Đời Thừa,Những truyện không muốn viết,Mua nhà,Cười...
- Ở đề tài người nông dân,ông đã dựng lên những bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói,xơ xát,bần cùng
+ Các tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Chí Phèo,Một bữa no,Nửa đêm,Mua danh,Một đám cưới...
3.Phong cách nghệ thuật
- Đề cao tư tưởng con người
- Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý,ông phân tích diễn tả tâm lí nhân vật
- Đối thoại,độc thoại nội tâm rất sinh động
- Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh giống với nhà văn Lỗ Tấn của Trung Quốc
B.TÁC PHẨM
Phân tích nhân vật Chí Phèo
* Tóm tắt cuộc đời của Chí Phèo
Phân tích nhân vật Chí Phèo
Phân tích nhân vật Chí Phèo
* Con người lúc đầu của Chí Phèo
Chí phèo cũng là một con người lương thiện Mặc dù xuất thân của Chí chỉ là một “số không” tròn trĩnh, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không một tấc đất cắm dùi.
Anh là một người hiền lành chăm chỉ chịu thương chịu khó được mọi người ở làng Vũ Đại yêu mến .
- Năm 20 tuổi Chí Phèo đi làm canh điền ở nhà Lí Kiến
- Chí Phèo có ước mơ có một gia đình nho nhỏ chồng quốc mướn, vợ dệt vãi
Chí Phèo là một người hiền lành ý thức được về cuộc sống của mình và anh có một ước mơ nhỏ nhoi và bình bị như bao người khác
Phân tích nhân vật Chí Phèo
* Qúa trình bị tha hóa
- Chí Phèo bị đẩy vào tù do cơn ghen của Bá Kiến ==> Từ đó con quỷ của làng Vũ Đại ra đời
Còn về nhân tính, Chí không còn hiền như đất, mà hung hăng, liều lĩnh. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều rồi say khướt,
Sau bảy, tám năm, Chí phèo ra tù với hình hài của một thằng lưu manh: “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cương cường ==> Đó là sự tha hóa về nhân hình
Chí phèo đánh nhau với Lý Cường, đập cái chai vào cột cổng, lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. ==> tha hóa về tính cách
Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật, là sản phẩm của tình trạng đè nén áp bức ở nông thôn trước CM, là hiện tượng người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh hóa
Phân tích nhân vật Chí Phèo
Từ một người công dân lương thiện qua quá trình tha hóa đã biến Chí trở thành con quỷ của làng Vũ Đại
* Chí Phèo khi gặp Thị Nở
Buâng khuâng – mơ hồ và buồn
Nghe thấy âm thanh quen thuộc của cuộc sống
Nhớ về quá khứ xa xưa với ước mơ bình dị
Ý thức được cuộc sống thực tại và tương lai
Gìa – Đói rét - Ốm đau – Cô độc
Chí Phèo sống với những cảm xúc và suy nghĩ của con người bình thường ==> ý thức được tình trạng bi đát của cuộc đời mình
* Khi được Thị Nở chăm sóc
Ngạc nhiên – mắt ươn ướt ==> xúc động
Nhìn bát cháo hành bốc khói mà lòng bâng khuâng
Hắn thấy lòng thành trẻ con – muốn làm nũng với Nở
Chí Phèo thèm được lương thiện, muốn làm hòa với mọi người
Chí Phèo thấy trong lòng vui vẻ
Chính tình người của Thị Nở đã thức tỉnh tính người trong Chí Phèo, là chiếc cầu bắc Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện
Phân tích nhân vật Chí Phèo
* Chí Phèo bị Thị Nở từ chối
- Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến xã hội ngăn cản khát khao của Chí Phèo
Chí Phèo rơi vào bi kịch cự tuyệt quyền làm người vì việc này đã dẫn đến Chí Phèo đâm Bá Kiến rồi tụ kết liễu đời mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Minh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)