Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

Chia sẻ bởi Trần Quốc Chín | Ngày 09/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

NGUYỄN TRÃI (1380 – 1442 )
Đọc văn, tiết 35 - 36

CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới – bài 43)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Quốc âm thi tập
Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm sớm nhất
hiện còn.
Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người
Nguyễn Trãi.
Nghệ thuật: Việt hóa và sáng tạo trong thể
thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc.
Tiểu dẫn trong sgk cung cấp cho em những hiểu biết gì về tập “Quốc âm thi tập” ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
2. Bài thơ.
Xuất xứ: Là bài thơ số 43, thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập.
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật có xen một số câu lục ngôn
Phần tiểu dẫn trong sgk cung cấp cho em những hiểu biết gì về xuất xứ bài thơ?
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Bố cục: có nhiều cách chia
+ Căn cứ vào kết cấu của thơ Đường Luật: Đề - Thực – Luận – Kết.
+ Căn cứ vào nội dung:
Sáu câu đầu: Vẻ đẹp ngày hè
Hai câu sau: Khát vọng của thi nhân
Theo em bài thơ này có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Vẻ đẹp cảnh ngày hè
a. Câu 1 – Tâm thế của thi nhân khi đón nhận cảnh ngày hè: “Rồi hóng mát thủa ngày trường”
- “Rồi”: rỗi rãi
- Ngày trường: ngày dài
- Câu thơ lục ngôn
- Nhịp thơ: 1/2/3
Thể hiện tâm thế thanh nhàn, ung dung hóng mát của thi nhân.
Tâm thế này là rất hiếm trong cuộc đời Nguyễn Trãi.
Mùa hè đến với …
Hoa phượng đỏ
Tiếng ve sầu
Những tia nắng vàng
Hoa bằng lăng tím,…
2. Tìm hiểu chi tiết
b. Bức tranh thiên nhiên.
- Hình ảnh:
+ Hòe (tán hòe xanh đùn đùn, rợp mát như giương ô,
giương lọng).
+ Thạch lựu ( Thạch lựu phun trào sắc hoa ).
+ Hồng liên (hoa sen đang độ ngát nức mùi hương).
 Sinh động, mang đặc trưng của mùa hè.
Nguyễn Trãi đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc nào để khắc họa bức tranh ngày hè ?
2. Tìm hiểu chi tiết
b. Bức tranh thiên nhiên
- Màu sắc:
Hòe – lục (xanh)
 Mọi màu sắc đều đậm đà.
Lựu - đỏ
Sen - hồng
2. Tìm hiểu chi tiết
Các động từ mạnh:
b. Bức tranh thiên nhiên
Nguyễn Trãi đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để khắc họa bức tranh thiên nhiên ngày hè?
Đùn đùn
Giương
Phun
Tiễn
Sự thôi thúc từ bên trong, sức sống của cảnh vật như đang ứa tràn, không nén được cứ phải đùn ra, giương lên, phun ra...
Nguyễn Trãi quan sát rất tinh tế: ông không chỉ dừng lại ở dáng vẻ bên ngoài mà còn khám phá cả sự vận động bên trong của cảnh vật
2. Tìm hiểu chi tiết
c. Bức tranh cuộc sống

+ “Lao xao chợ cá” → Từ xa vọng lại
→ Âm thanh đặc trưng của làng chài
→ Sinh hoạt đời thường.
+ “dắng dỏi cầm ve” → Tiếng ve kêu inh
ỏi như tiếng đàn → Âm thanh của mùa hè.
 Nghê thuật đảo ngữ, từ láy.
 Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người.
- Âm thanh:
2. Tìm hiểu chi tiết
 Tiểu kết:
Câu thơ từ 2  6: bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
rất sinh động và đầy sức sống  Sự giao cảm mạnh
mẽ, tinh tế của nhà thơ với cảnh vật.
Thi nhân đã đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan:
thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:
+ Ước: có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong
Cầu mưa thuận gió hòa để mọi người được ấm no, hạnh
phúc  Niềm khát khao cao đẹp.
Chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài chí để thực
hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung tư tưởng
2. Nghệthuật
- Vẻ đẹp bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống và tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích.

- Sử dụng từ láy độc đáo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Chín
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)