Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Huyền Anh | Ngày 09/05/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


I . Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Trãi : ( 1380 – 1442 ), hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội)
Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.
Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc
1. Tác Giả
Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và Nôm ( Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú , Quốc âm thi tập )
Phong cách sáng tác:
* Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt
 * Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
2 . Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ)
    Bài thơ là bài số 43 trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập)
2. Bố cục
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè
- Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.

II . Tìm hiểu chi tiết
1 . Bức tranh cảnh ngày hè

a.1. Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, cảnh vật tươi tắn, rực rỡ
    + Hình ảnh thơ: hoa hòe, thạch lựu, hồng liên
    + Màu sắc: màu xanh của cây hòe, màu đỏ của cây thạch lựu, màu hồng của hồng liên - những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, căng tràn nhựa sống.
   + Sử dụng các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật được miêu tả với những động từ mạnh thể hiện một sức sống mãnh liệt như có một cái gì đó thôi thúc bên trong, sức sống như ứa căng, tràn đầy.
   → Tác giả sử dụng những hình ảnh thơ bình dị, gần gũi, quen thuộc, độc đáo và có sự phá cách, khác hẳn với những hình ảnh thơ mang tính ước lệ, tượng trưng vốn thường được sử dụng trong Đường thi
1. Bức tranh cảnh ngày hè
b.1. Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người    
+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
    + Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
    => Bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài
    + Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
    + Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
    + Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.
.

1. Bức tranh cảnh ngày hè
c.1. Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:
    + Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
    + Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
    => Bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài
2. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
a.2. Tình yêu thiên nhiên say đắm: Nguyễn Trãi đã cảm nhận và miêu tả bức tranh thiên nhiên rất tinh tế bằng nhiều giác quan:
    + Thị giác: cảm nhận được màu sắc của hòe, của thạch lựu
    + Khứu giác: cảm nhận được mùi hương của hoa sen
    + Thính giác: nghe được tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
b.2. Mong ước của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
    + Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng nhà thơ luôn nghĩ về dân, về nước. Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
    + Câu thơ 6 tiếng, ngắn gọn kết thúc bài thơ như làm dồn nén lại cảm xúc.
    + Nghệ thuật: sử dụng điển cố điển tích
  ⇒ Đằng sau vẻ đẹp của bức tranh cảnh ngày hè đó chính là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai. Đó là tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.
III . Tổng kết
3. Giá trị nội dung
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè
- Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

4. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm
- Hình ảnh thơ gần gũi, bình dị.
- Sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
Câu hỏi phụ
1. Sau bài học , em có hiểu gì về nhan đề ‘ Bảo kính cảnh giới ‘ ?
2. Qua đây , hãy nêu cảm nhận và tấm lòng của tác giả Nguyễn Trãi
3. Sau khi học xong bài , từ Nguyễn Trãi là một người có phẩm chất cao đẹp , em đã rút ra bài học gì cho mình ?

1. SAU BÀI HỌC , EM HIỂU GÌ VỀ NHAN ĐỀ ‘ BẢO KÍNH CẢNH GIỚI ‘ ?
Ý nghĩa giáo huấn của bài thơ thể hiện một cách gián tiếp, xuyên thấm qua hình ảnh, giọng điệu bài thơ
Đọc bài thơ, ta không tìm thấy một lời răn dạy trực tiếp nào, chỉ thấy một tiếng lòng thiết tha, một khát vọng lớn muốn khẳng định mình, muốn cho người dân đất Việt khắp nơi được sống hạnh phúc, ấm no
Vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng sống của nhà thơ luôn ám ảnh trong tâm hồn mỗi chúng ta
2. Qua đây , hãy nêu cảm nhận và tấm lòng của tác giả Nguyễn Trãi

Cảm nhận của tác giả:
   + Nhà thơ sử dụng mọi giác quan của mình để cảm nhận vẻ đẹp ngày hè: khứu giác, thính giác, cảm giác
   + Thiên nhiên ngày hè được tái hiện thông qua lăng kính quan sát tinh tế của tác giả
   + Sự hòa quyện hài hòa về màu sắc, âm thanh chứng tỏ tâm hồn nhà thơ đẹp, giàu xúc cảm
- Tấm lòng của tác giả:
   + Tha thiết yêu thiên nhiên, đất nước
   + Tìm thấy trong tình yêu thiên nhiên có nguồn cội của tình yêu cuộc đời, cuộc sống
   + Tấm lòng đau đáu luôn hướng về dân, về nước




















3. SAU KHI HỌC XONG BÀI , TỪ NGUYỄN TRÃI LÀ MỘT NGƯỜI CÓ PHẨM CHẤT CAO ĐẸP THÌ EM RÚT RA ĐƯỢC BÀI HỌC GÌ CHO MÌNH ?
* Tình yêu quê hương đất nước thiên nhiên
* Luôn cống hiến hết mình cho nước nhà
* Phải giúp đỡ những người có hoàn cảnh thiệt thòi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Huyền Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)