Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thùy Dương | Ngày 09/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

1
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới – bài 43)
Nguyễn Trãi
NGUYỄN TRÃI
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai
- Quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).
- Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. 

NGUYỄN TRÃI
- Năm1400, ông đỗ Tiến sĩ và hai cha con cùng làm quan với nhà Hồ.
- Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
- Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông xin về Côn Sơn (1438 – 1440).
Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Bắc Ninh. Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442
Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau(1464) Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. 
Các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi
I. VỀ VĂN
- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn thư.
- Quân trung từ mệnh tập (Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận).
- Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi.
- Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428.
- Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435.
- Dư địa chí soạn năm 1435.
II. VỀ THƠ
- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán.
- Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm.
2. Tập thơ Quốc âm thi tập
2. Tập Thơ “Quốc âm thi tập”
- Gồm 254 bài, đánh dấu sự phát triển của thơ tiếng Việt.
Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi, lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân; yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc sống…
Nghệ thuật: Việt hóa thể thơ Đường luật
Bố cục: gồm 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
3. Bài thơ: Cảnh ngày hè
- Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Trãi về quê ở ẩn lần 2 khoảng 1438- 1442
Xuất xứ: bài thơ số 43 - Bảo kính cảnh giới - Vô đề.
Bố cục : 2 phần
+ P1 (câu 2- câu 6): Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người
+ P2 (câu 1,7,8): Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ
Một số hình ảnh Côn Sơn
10
11
12
Chùa Tư Phúc
13
Cảnh ngày hè
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dõi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
14
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bức tranh ngày hè ( 6 câu đầu)
Câu 1: Rồi / hóng mát / thuở ngày trường
Câu thơ lục ngôn
Ngắt nhịp lạ : 1/2/3
Từ “Rồi” : tách riêng => nhấn mạnh trạng thái nhàn rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản
Hành động : hóng mát
Thời gian : ngày trường – ngày dài
Tư thế và tâm thế sẵn sang mở lòng ra đón nhận cảnh
Giây phút hiếm hoi trong cuộc đời của Nguyễn Trãi – con người thân không nhàn mà tâm cũng không nhàn
Câu 2 đến câu 6
Màu sắc:
+ Màu xanh lục của lá hòe
+ Màu đỏ của hoa lựu
+ Màu hồng của hoa sen
=> Màu sắc tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống.
-Thời gian : tịch Dương ( mặt trời lặn ) => chiều muộn, ngày tàn
II.Đọc hiểu bài thơ.
1.Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người
b. Bức tranh thiên nhiên
Động từ mạnh:
+ Đùn đùn (dồn dập tuôn ra)
+ Giương (tỏa rộng ra)
+ Phun (bật ra)
+ Tiễn (ngát)
=> Sức sống cảnh vật đang căng tràn, cựa quậy và vận động không ngừng.
NT: Từ láy, ĐT mạnh, đối, nhịp thơ thay đổi linh hoạt => Trạng thái cảnh vật nổi bật hơn

- Tác giả đón nhận bằng nhiều giác quan:
+ Thị giác: nhìn thấy màu sắc
+ Khứu giác: mùi hương hoa sen
+ Thính giác: tiếng ve kêu, liên tưởng: tiếng ve như tiếng đàn…
+ Xúc giác: hóng mát
=> Tác giả có tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn, tâm hồn tinh tế có thể giao cảm với thiên nhiên.
+ Tiếng ve dắng dỏi: như tiếng đàn -> âm thanh của thiên nhiên
+ Tiếng lao xao chợ cá -> âm thanh của cuộc sống thanh bình
NT Đảo ngữ, Từ láy, từ Hán Việt, từ ngữ đối lập tương phản
=> Cuộc sống nhộn nhịp, tưng bừng, rộn rã, no đủ xuất phát từ tâm hồn của tác giả
- Âm thanh : rộn rã, tươi vui
Lao xao chợ cá
Dắng dỏi cầm ve
=>  Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, tươi vui và cuộc sống ấm no, hạnh phúc
2. Nỗi lòng nhà thơ ( 2 câu cuối )
Câu 7:
+“Dẽ có” : lẽ ra nên có ( từ cổ) => khát vọng, mơ ước, niềm mong mỏi của nhà thơ
+“Ngu cầm” : đàn của vua Thuấn
Câu 8 :
+ Số chữ : 6 => phá cách – nhịp 3/3, chắc khỏe
+ Đối câu 1-8
+ Âm điệu : đột ngột, ngắn gọn, súc tích => sự dồn nén cảm xúc
+ Điểm kết tụ : người dân
Tấm lòng yêu thương sâu sắc, cao cả
Tư tưởng nhân nghĩa: thẩm mĩ + nhân văn
=> Khát vọng của nhà thơ : có chiếc đàn của vua Thuấn để hòa khúc Nam phong làm cho cuộc sống nhân dân trở nên thái bình, ấm no, hạnh phúc.
Câu cuối : lục ngôn, dồn nén cảm xúc toàn bài
III. Tổng kết
1.Nội dung
Bức tranh ngày hè tươi đẹp, tràn đầy sức sống
Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
Qua bức tranh cảnh ngày hè Nguyễn Trãi đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng về một cuộc sống giàu đủ cho nhân dân.
2.Nghệ thuật
Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, biểu cảm
Từ Hán Việt, Điển cố, Điển tích
Đảo ngữ
Từ láy, từ đối lập tương phản
- Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn
25
3. Bài học rút ra
Luôn giữ gìn và làm giàu có tâm hồn mình
Không sống vô cảm
Phải sống với niềm đam mê, với ước mơ, khát vọng
Bất kì hoàn cảnh nào cũng yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)