Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới)
Chia sẻ bởi Lê Thanh Sơn |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: Tuần 13. Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
1. Cảnh ngày hè là bài thơ đặc trưng nhất cho nội dung và nghệ thuật của Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Bài thơ phác họa lên một bức tranh ngày hè với vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc.Thể hiện tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của nhà thơ. Bài thơ bình dị, tự nhiên, câu thơ lục ngôn xen thất ngôn, từ ngữ có sức miêu tả sinh động…
Rất nhiều tác phẩm thể hiện tài năng đa dạng, phong phú của Nguyễn Trãi, trong đó tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập là tập thơ đáng chú ý. Được sáng tác không liên tục từ thời trẻ, hồi chưa đỗ đạt, lưu lạc cho đến lúc ông làm quan to, công thành danh toại và khi về già bị biếm trích, ở ẩn Côn Sơn… Có thể nói rằng tập thơ mang chứa không biết bao nhiêu nỗi lòng, tâm sự của Nguyễn Trãi. Dẫu vậy, khép lại Quốc âm thi tập nổi bật hơn cả, đó vẫn là một tình yêu nồng đượm tha thiết với thiên nhiên, đất nước thể hiện triết lý sống mà suốt đời tác giả luôn theo đuổi.
Ông luôn coi trọng đến sự ấm no, hạnh phúc của người dân, tâm niệm của ông được thể hiện trog từng câu chữ. Điểm đáng chú ý ở bài thơ trước hết thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú Trung Quốc. Việc giữ lại số lượng câu chữ của thể thơ này nhưng xen thơ sáu chữ ở câu một và câu tám thể hiện sự sáng tạo, ý thức trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc,chính là tấm lòng với đất nước, quê hương. Nguyễn Trãi suốt đời đau đáu một hoài bão lớn: làm gì để “yên dân”, người dân lầm than khổ cực được yên vui, an lành, no ấm, hạnh phúc trong “nền thái bình muôn thuở”. Đáng tiếc, quan lộ của Nguyễn Trãi không mấy yên ổn, nên ông không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình cống hiến cho nước, cho dân. Khi đã không còn được trọng dụng, đã lui về bầu bạn cùng thiên nhiên trong sạch và tràn đầy sức sống, lòng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi hướng về cuộc đời sôi động còn bao nỗi cay đắng, bất công, vẫn thiết tha mong muốn lại được mang tài trí của mình ra giúp đời giúp nước
Mở đầu, như thường lệ của kết cấu thể thơ thất ngôn bát cú, Nguyễn Trãi giới thiệu tâm cảnh sáng tác của mình:
"Rỗi, hóng mát thuở ngày trường"
Trong cảnh đất nước đang rơi vào cảnh lầm than, mục nát, một vị quan chính trong triều như Nguyễn Trãi lại nhàn hạ, rảnh rỗi đến lạ thường. Rõ ràng với con người ông, bài thơ chắc chắn ra đời trong hoàn cảnh đau đớn nhất của Nguyễn Trãi, hoàn cảnh của một giai đoạn mà Nguyễn Trãi bắt buộc phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn. Khác với Nguyễn Du về sau, Nguyễn Trãi là con người sinh ra để hành động. Thế mà lúc này, con người hành động ấy phải nói:
"Rỗi, hóng mát thuở ngày trường… "
Chỉ bằng một câu thơ đơn giản, nhà thơ đã bày tở được tâm trạng bế tắc, một tâm tư trĩu nặng với dân với nước của ông.Thế nhưng nhìn ở khía cạnh tinh thần, Nguyễn Trãi không phải là kẻ bi quan, yếm thế. Nghị lực, niềm tin đã được mài dũa từ thời kì nếm mật, nằm gai đã giúp ông vượt lên hoàn cảnh, số phận. Ông vẫn nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Vẻ đẹp của người dân đáng lẽ là sung túc, ấm no hơn nữa trong buổi thái bình. Vẻ đẹp ấy giúp chúng ta khẳng định rằng, ông không chỉ là một nhà quân sự, một bậc khai quốc công thần, ông còn là một nghệ sĩ lớn.Người nghệ sĩ ấy đã vượt lên những nỗi buồn để tái dựng một bức tranh mùa hè đầy màu sắc, đầy những thức vị điển hình. Hình ảnh cây hòe tán rợp trương, hình ảnh lửa lựu lập lòe đơm bông (Kiều). Trong:
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ"
Một loài hoa đẹp sen hồng, tiêu biểu của mùa hè, tỏa hương…được chú ý trong tâm trạng phẫn uất của tác giả, tất cả tạo nên một bức tranh mùa hè đầy màu sắc, thể hiện khả năng cảm nhận thấu đáo của người nghệ sĩ khi họa bút. Ở đây, khi họa bút rất nhiều giác quan được vận dụng. Từ thị giác (sắc màu, hình ảnh) đến khứu giác (hương hoa), thính giác (âm thanh):
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tất cả làm nên một khúc cầm đầy những cung bậc về một mùa hè trong cảm nhận của người
Rất nhiều tác phẩm thể hiện tài năng đa dạng, phong phú của Nguyễn Trãi, trong đó tập thơ chữ Nôm Quốc âm thi tập là tập thơ đáng chú ý. Được sáng tác không liên tục từ thời trẻ, hồi chưa đỗ đạt, lưu lạc cho đến lúc ông làm quan to, công thành danh toại và khi về già bị biếm trích, ở ẩn Côn Sơn… Có thể nói rằng tập thơ mang chứa không biết bao nhiêu nỗi lòng, tâm sự của Nguyễn Trãi. Dẫu vậy, khép lại Quốc âm thi tập nổi bật hơn cả, đó vẫn là một tình yêu nồng đượm tha thiết với thiên nhiên, đất nước thể hiện triết lý sống mà suốt đời tác giả luôn theo đuổi.
Ông luôn coi trọng đến sự ấm no, hạnh phúc của người dân, tâm niệm của ông được thể hiện trog từng câu chữ. Điểm đáng chú ý ở bài thơ trước hết thể hiện sự sáng tạo của tác giả trong việc sử dụng và cách tân thể thơ thất ngôn bát cú Trung Quốc. Việc giữ lại số lượng câu chữ của thể thơ này nhưng xen thơ sáu chữ ở câu một và câu tám thể hiện sự sáng tạo, ý thức trân trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc,chính là tấm lòng với đất nước, quê hương. Nguyễn Trãi suốt đời đau đáu một hoài bão lớn: làm gì để “yên dân”, người dân lầm than khổ cực được yên vui, an lành, no ấm, hạnh phúc trong “nền thái bình muôn thuở”. Đáng tiếc, quan lộ của Nguyễn Trãi không mấy yên ổn, nên ông không có đủ cơ hội đem tất cả chí hướng và tài năng của mình cống hiến cho nước, cho dân. Khi đã không còn được trọng dụng, đã lui về bầu bạn cùng thiên nhiên trong sạch và tràn đầy sức sống, lòng Nguyễn Trãi vẫn không nguôi hướng về cuộc đời sôi động còn bao nỗi cay đắng, bất công, vẫn thiết tha mong muốn lại được mang tài trí của mình ra giúp đời giúp nước
Mở đầu, như thường lệ của kết cấu thể thơ thất ngôn bát cú, Nguyễn Trãi giới thiệu tâm cảnh sáng tác của mình:
"Rỗi, hóng mát thuở ngày trường"
Trong cảnh đất nước đang rơi vào cảnh lầm than, mục nát, một vị quan chính trong triều như Nguyễn Trãi lại nhàn hạ, rảnh rỗi đến lạ thường. Rõ ràng với con người ông, bài thơ chắc chắn ra đời trong hoàn cảnh đau đớn nhất của Nguyễn Trãi, hoàn cảnh của một giai đoạn mà Nguyễn Trãi bắt buộc phải cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn. Khác với Nguyễn Du về sau, Nguyễn Trãi là con người sinh ra để hành động. Thế mà lúc này, con người hành động ấy phải nói:
"Rỗi, hóng mát thuở ngày trường… "
Chỉ bằng một câu thơ đơn giản, nhà thơ đã bày tở được tâm trạng bế tắc, một tâm tư trĩu nặng với dân với nước của ông.Thế nhưng nhìn ở khía cạnh tinh thần, Nguyễn Trãi không phải là kẻ bi quan, yếm thế. Nghị lực, niềm tin đã được mài dũa từ thời kì nếm mật, nằm gai đã giúp ông vượt lên hoàn cảnh, số phận. Ông vẫn nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Vẻ đẹp của người dân đáng lẽ là sung túc, ấm no hơn nữa trong buổi thái bình. Vẻ đẹp ấy giúp chúng ta khẳng định rằng, ông không chỉ là một nhà quân sự, một bậc khai quốc công thần, ông còn là một nghệ sĩ lớn.Người nghệ sĩ ấy đã vượt lên những nỗi buồn để tái dựng một bức tranh mùa hè đầy màu sắc, đầy những thức vị điển hình. Hình ảnh cây hòe tán rợp trương, hình ảnh lửa lựu lập lòe đơm bông (Kiều). Trong:
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ"
Một loài hoa đẹp sen hồng, tiêu biểu của mùa hè, tỏa hương…được chú ý trong tâm trạng phẫn uất của tác giả, tất cả tạo nên một bức tranh mùa hè đầy màu sắc, thể hiện khả năng cảm nhận thấu đáo của người nghệ sĩ khi họa bút. Ở đây, khi họa bút rất nhiều giác quan được vận dụng. Từ thị giác (sắc màu, hình ảnh) đến khứu giác (hương hoa), thính giác (âm thanh):
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"
Tất cả làm nên một khúc cầm đầy những cung bậc về một mùa hè trong cảm nhận của người
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Sơn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)