Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Chia sẻ bởi Đặng Phương Linh | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Ngôn ngữ sinh hoạt thể hiển chủ yếu ở hai dạng
chính là dạng nói và dạng viết
+ Dạng nói gồm độc thoại, đối thoại
+ Dạng viết gồm nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ
Ngoài ra trong tác phẩm văn học còn có dạng lời nói tái hiện, tức là dạng mô phỏng lời thoại tự nhiên, nhưng được sáng tạo theo các thể loại văn bản khác nhau:kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết,…Khi tái hiện, lời nói tự nhiên được biến cải phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo


Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1.Dạng nói
a)Độc thoại
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ la người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chín đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng con nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. 
( Nam Cao, Lão Hạc)

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
b) Đối thoại
Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ . Nhưng trông lão cười như mếu và dôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. 
(Nam Cao, Lão Hạc)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
2. Dạng viết
a)Nhật kí
“Đức Phổ 25/7/69. Ba má và gia đình yêu thương. Con viết thư này giữa tiếng phản lực gào xé không gian… Chiều nay con đang chạy càn, bọn địch ở cách con chừng 20 phút đi bộ. Con xách giỏ ra đi, chiếc giỏ nhựa trong đựng 1 cái võng dù, 1 hộp dụng cụ cấp cứu, 1 chiếc ống nghe, 1 bộ quần áo, 1 cái túi transitor. Với bấy nhiêu con có thể ở đâu cũng được rồi. Chạy càn nhưng vẫn rất đàng hoàng, vẫn đôi dép nhựa (như dép Trung Quốc các cô Hà Nội thường đi), vẫn bộ quần áo và một chiếc áo mưa bằng một thứ nilon đắt tiền… Con đi ung dung trên đường mặc cho những chiếc trực thăng rà trên đầu…”. Đó là một phần trong những bức thư mà nữ bác sĩ Đặng Thị Thùy Trâm gửi về gia đình, khi chị vừa 27 tuổi. Năm 1966, tốt nghiệp ĐH Y khoa Hà Nội loại ưu, chị xung phong vào chiến trường. Ba tháng ròng rã đi bộ, và thấm những cơn sốt rét rừng, bác sĩ trẻ Đặng Thị Thùy Trâm vào đến Đức Phổ (Quảng Ngãi), phụ trách một trạm xá nhỏ.
(Nhật kí Đặng Thị Thùy Trâm)
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
b) Hồi ức cá nhân
Tôi nhớ về tuổi thơ tôi, là những lần đuổi theo chiếc xe đạp rao kẹo kéo đến hụt cả hơi, chầm chậm ăn từng chút một để cố kéo dài ra hương vị của nó. Là những món đồ chơi túm năm tụm ba hái lá cây xào nấu, là những gói ô mai dây dài ngoằng giấu kỹ vụng trộm vì sợ bị mắng, là những ngày tháng tích cóp tiền ăn sáng chỉ để mua một cuốn truyện tranh,  là đôi ba lần đùa nghịch chạy nhảy mà ngã đến gãy chân.
  Tôi nhớ về tuổi thơ tôi, là những tháng ngày ngập tràn nắng vàng, là tiếng hát đồng dao cất lên trong những buổi sinh hoạt hè, là những lần đầu tiên biết nói dối để đi chơi, là quá trình tự lớn lên giữa đất trời dài rộng, và mang theo trong mình những ao ước bước vào cuộc đời.


Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
c) Thư từ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
3. Dạng lời nói tái hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phương Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)