Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Chia sẻ bởi Tưởng Thị Thuyên | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

1
Phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt
2
3
II. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
Các đặc trưng cơ bản : tính cụ thể , tính cảm xúc , tính cá thể.
4
1. Tính cụ thể
Con người
Hoàn cảnh giao tiếp
Cách nói năng , từ ngữ diễn đạt
5
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học)
- Hương ơi! Đi học đi!
( im lặng)
-Hương ơi! Đi học đi! ( Lan và Hùng gào lên)
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à? ( tiếng một người đàn ông nói to)
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với !... Nhanh lên con. Hương ! ( tiếng mẹ Hương ôn tồn nhỏ nhẹ)
- Đây rồi, ra đây rồi!( tiếng Hương nhỏ nhẹ)
- Gớm, chậm như rùa ấy !, Cô phê bình chết thôi( tiếng Lan càu nhàu)
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!... ( tiếng Hùng tiếp lời)

Tìm hi?u ví d? SGK /113
6
Chỉ ra tính cụ thể trong cuộc hội thoại
7
Hoàn cảnh
Không gian: Tại khu tập thể X
Thời gian: buổi trưa.
Người nói : Lan , Hùng , Hương , mẹ Hương , ông hàng xóm .
Người nghe : Lan ,Hùng nói với Hương , mẹ Hương nói với Lan ,Hùng…..
Con người
Cách diễn đạt
- Sử dụng nhiều từ hô- gọi, tình thái : ơi,đi, à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi...
Sử dụng những từ ngữ thân mật ( khẽ chứ ), cấm đoán , quát nạt (làm gì mà…).
- Cách ví von , miêu tả : chậm như rùa , lạch bà lạch bạch
8
2. Tính cảm xúc
_ Biểu hiện thái độ , tình cảm qua giọng điệu
_ Những từ ngữ có tính khẩu ngữ và thể hiện cảm xúc rõ rệt
_ Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc : câu cảm thán , câu cầu khiến , những lời gọi đáp , trách mắng…
9
- Qua giọng điệu lời nói:
+ Lan, Hùng: kêu gọi, thúc giục, trách móc
+ Mẹ Hương: thân mật, yêu thương, khuyên bảo
+ Ông hàng xóm: bực bội
- Từ ngữ khẩu ngữ : gớm, gì mà, lạch bà lạch bạch, chết thôi.
- Kiểu câu: giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, cầu khiến), lời gọi đáp , trách mắng…
Ví dụ SGK/113
10
3. Tính cá thể
Lời nói mang nét riêng của từng người về âm thanh , ngữ điệu , về từ ngữ và cách nói quen dùng….
 Lời nói là vẻ mặt thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác..
11
12
Ghi nhớ
SGK / 126
13
III. Luyện tập
Bài tập 1 :
Những từ nào , kiểu câu , cách diễn đạt trong đoạn nhật kí thể hiện đặc trưng tính cụ thể , cảm xúc , cá thể ?
14
 _Tính cụ thể:
+ Nghĩ gì đấy Thu ơi? Nghĩ gì mà... (phân thân đối thoại)
+ Thời gian: đêm khuya
+ Không gian: rừng núi.
- Tính cảm xúc:
+ Giọng điệu thân mật, câu nghi vấn, câu cảm thán
+ Từ ngữ: viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn, viết theo dòng tâm sự.
- Tính cá thể:
Ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc có đời sống nội tâm phong phú.
Ghi nhật kí có lợi gì cho sự phát triển của ngôn ngữ cá nhân ?
15
Bài tập 2 :
Chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinhg hoạt biểu hiện trong những câu ca dao
_ Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
_ Hỡi cô yếm trắng lòa xòa ,
Lại đây đập đất trồng cà với anh.
Dấu hiệu phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Cách xưng hô: ta, mình, cô, anh
- Ngôn ngữ đối thoại: có nhớ ta chăng, hỡi cô yếm trắng.
- Lời nói hàng ngày: mình, ta …
_ Sử dụng câu : câu cảm , câu hỏi…
_ Cảm xúc : chân thành , thân mật..
16
Bài tập 3
_Có luân phiên người nói , người nghe ,có hỏi và đáp .
_ Người nói xưng :ta – ngươi
_Dùng từ hình thái : hô , gọi , bộc lộ cảm xúc.
Dùng nhiều phép đối , phép điệp tạo nên sắc thái hoành tráng của sử thi
 Mang dấu ấn văn chương nghệ thuật .
17
. Củng cố và dặn dò

Đọc thêm:
Vận nước (Đỗ Pháp Thuận);
Cáo bệnh bảo mọi người (Mãn Giác); 
Hứng trở về (Nguyễn Trung Ngạn)
18
BUỔI HỌC KẾT THÚC XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tưởng Thị Thuyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)