Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Minh | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

chào mừng các thầy cô giáo
tới dự giờ môn ngữ văn
lớp 10
Tiết 33: Tiếng Việt
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học)
- Hương ơi ! Đi học đi ! (im lặng)
Hương ơi ! Đi học đi ! (Lan và Hùng gào lên)
Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày ! Không cho ai ngủ ngáy nữa à ! (tiếng một người đàn ông nói to)
Các cháu ơi, khẽ chứ ! Để cho các bác ngủ trưa với !... Nhanh lên con, Hương ! (tiếng mẹ hương nhẹ nhàng ôn tồn)
Đây rồi, ra đây rồi ! (tiếng Hương nhỏ nhẹ)
Gớm, chậm như rùa ấy ! Cô phê bình chết thôi ! (tiếng Lan càu nhàu)
Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu !... (tiếng Hùng tiếp lời)
Thảo luận nhóm
Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào?
Các nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ như thế nào?
Nội dung và mục đích chính của cuộc hội thoại là gì?
Tìm trong cuộc hội thoại những từ ngữ quen thuộc, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.
Cuộc hội thoại đã sử dụng những kiểu câu nào?
ơi
đi
à
ơi
với
Chết thôi
ơi
đi
Gớm
ấy
Ngày 12 tháng 3 năm 2012.
Hôm nay, mình chẳng làm được bài kiểm tra một tiết môn Toán. Đề bài khó ơi là khó. Chắc lại bị trứng ngỗng trứng vịt thôi. Buồn quá đi mất.
Ngày 20 tháng 4 năm 2012
Hôm nay cô trả bài kiểm tra môn Toán. Hai điểm. Mình biết ngay mà. Lại bị mẹ mắng đây. Phải cố gắng học thôi.
Nhật kí
Tôi sinh ra và lớn lên tại thành phố Lào Cai - "Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt" ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, vỗ về tuổi thơ tôi. Trong tình yêu thương vô bờ của cha mẹ - những con người lao động cần cù mà nhân hậu, tôi bước chân xa nhà sau 12 năm học phổ thông với tràn đầy ước mơ và hi vọng.
Nhưng cuộc đời không như những gì tôi tưởng, bởi hiện tại, tôi lại đang ngồi đây - trong buồng giam hẹp với 4 bức tường vây kín, và ngoài kia là những hàng rào thép gai lạnh lùng. Nhiều đêm, nhìn ánh trăng hiu hắt qua song sắt, đối diện với bóng mình, tôi tự hỏi: Tại sao tôi - một thanh niên tuổi 20 căng tràn sức sống, đáng lẽ ra phải là một người con thành đạt để có thể báo hiếu và trả ơn công lao cha mẹ đã nuôi dưỡng từng ấy năm trời chứ, đáng lẽ ra tôi đã phải trở thành một người công dân có ích cho xã hội; đáng lẽ ra, giờ này, tôi có thể tiếp tục sải bước tự tin trên giảng đường; đáng lẽ ra tôi có thể vô tư nô đùa cùng chúng bạn, có thể tiếp tục nuôi dưỡng những khát vọng, tình yêu của tuổi trẻ…Tại sao?...
(Trần Văn Quang)
HỒI ỨC CÁ NHÂN
Bố ơi, bố có khỏe không? Con lợn sề nhà ta nó đẻ hơn tháng trước gần chục con bố ạ. Bố ơi, bố cho con cái thước mấy lị quản bút màu đỏ í. Con lợn sề nó xuống được cái hầm xây bằng tường rồi bố ạ. Nó nghe kẻng là xuống, con không phải đùn vào đít nó như dạo hôm qua nữa. Mấy lị em Dung không đái dầm nữa. Em không chơi với con thì con được phần kẹo của cô giáo cho, con để dành cho em nó mới chơi với con để mẹ đi tát nước với cả đi bắc cầu nữa. Thôi bố nhá! Đánh hết thằng Mỹ bố về ngủ với con một tối bố ạ!
Con Tạo Hai- Bố Tiên.
(Lê Lựu)
THƯ TỪ
















Cậu đã đi ngủ chưa chưa? Mai đi học nhớ cầm cho tớ mượn quyển sách giáo khoa môn Ngữ văn nhé.
Chưa. Tớ nhớ rồi mà.
NHẮN TIN
Lời nói
tự nhiên
Lời nói tái hiện
trong tác phẩm văn học
Em tên là Nhiều phải không? - Em bao nhiêu tuổi rồi?
- Em hai mươi tuổi.
- Ờ nhỉ, lâu lắm rồi mà.
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi?

Hai mươi.
Ờ nhỉ, tháng năm trôi.
? Tại sao lời nói lại “Chẳng mất tiền mua” ?

? Thế nào là “lựa lời mà nói” ?

? “Vừa lòng nhau” nghĩa là thế nào?

? Theo em hai câu ca dao muốn khuyên chúng ta điều gì?
“Chẳng mất tiền mua”: lời nói là tài sản chung của cộng đồng, dân tộc. Ai cũng có quyền sử dụng.

“Lựa lời mà nói”: lựa chọn, sử dụng lời nói một cách có suy nghĩ, có ý thức trách nhiệm.
“Vừa lòng nhau”: tôn trọng người nghe, tránh xúc phạm người khác.
- Ý nghĩa: khuyên người nói cần thận trọng trong giao tiếp, nói năng có văn hóa.

Bài tập a.1
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
? “Vàng” và “chuông” được hiểu như thế nào ? Có thể biết phẩm chất của chúng không?

? “Người ngoan” là người như thế nào?

? Hãy cho biết ý nghĩa của hai câu ca dao trên.
- “Vàng” và “chuông” là kim loại, là vật quý nhưng cũng có thể dễ dàng kiểm tra phẩm chất tốt xấu, thật giả bằng cách: “vàng” thì dùng lửa, than để kiểm tra. “chuông” thì kiểm tra qua chất lượng âm thanh (tiếng vang).
“Người ngoan” là người có đầy đủ phẩm chất đạo đức. Có thể nhận biết những người này qua việc giao tiếp bằng lời nói kết hợp với thời gian.
Ý nghĩa: hai câu ca dao này là kinh nghiệm dân gian để nhận biết thật giả, tốt xấu về vật chất và con người.
Bài tập a.2
Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
Ông Năm Hên đáp:
Sáng mai sớm, đi cũng không muộn.
Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt ? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giầu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó.... Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Giá, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê ghớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ở ngoài Huế.
(Theo Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ)
Trả lời:
- Trong đoạn trích ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện dưới dạng lời nói tái hiện
- Dùng nhiều từ ngữ địa phương: quới (quý), chén (bát). ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau)...
Trong đoạn trích trên, ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Em có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích này?
1. Hôm nay sáng mùng hai tháng chín
Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ ... chim cũng nín
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

2. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba đình, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà.

3. Tôi không thể nào quên được cái ngày hai tháng chín năm đó. Thật xúc động khi nhìn thấy Bác. Và thế là tôi đã được là công dân của một nước độc lập.

4. Ngày mồng hai tháng chín
Bác Tuyên ngôn trên quảng trường Ba Đình
Để thành bông hoa
Việt Nam
Rạng rỡ vào lòng nhân loại.
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
Điền các từ ngữ thích hợp vào dấu ( ...) dưới đây sao cho phù hợp:
. Ngôn ngữ sinh hoạt là ... (1) hàng ngày, dùng để ... (2) đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
. Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở ... (3), nhưng cũng có thể ở ... (4). Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng ... (5) ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
(1) lời ăn tiếng nói
(2) thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm
(3) dạng nói
(4) dạng viết
(5) tái hiện, mô phỏng
Hướng dẫn học bài
1. Bài cũ:
Học thuộc ghi nhớ (nắm được khái niệm và các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt)
Làm hết bài tập
2. Bài mới
- Chuẩn bị bài: Soạn văn bản “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)