Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Chia sẻ bởi Võ Tiến Thi | Ngày 10/05/2019 | 132

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

THIẾT KẾ BÀI HỌC TRÊN MÁY VI TÍNH
Môn Ngữ văn, lớp 11, chương trình Cơ bản
Đơn vị: Trường THPT Lê Hồng Phong, Krông Pắc
Chuẩn bị: Mỗi học sinh mang 01 tờ (tập) báo phát hành gần đây.
Vấn đề 1:
PHÂN BIỆT BÁO CHÍ VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Trong 01 tờ báo, có nhiều loại văn bản. Trong đó không phải tất cả đều thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Em hãy sắp xếp một số bài viết trên tờ báo em đang cầm vào hai loại trên.
Những bài thuộc PCNNBC: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…
Những bài không thuộc PCNNBC: Truyện ngắn, truyện nhiều kỳ, thơ, nhạc, văn bản pháp luật…
Vấn đề 2:
PHÂN LOẠI BÁO CHÍ
Vấn đề 3:
TÌM HIỂU MỘT SỐ THỂ LOẠI BÁO CHÍ
BẢN TIN
Từ bản tin đã đọc và bản tin trong SGK, em rút ra nhận xét gì về bản tin ?
Bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những tin tức mới cho người đọc.
TT - Lần đầu tiên, một bộ tem đặc biệt kể từ khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được Bộ Thông tin & truyền thông phát hành kể từ hôm nay, 21-11-2007, tại thủ phủ Tây nguyên, TP Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc).
PHÁT HÀNH BỘ TEM ĐẶC BIỆT
VỀ DI SẢN VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG
PHÓNG SỰ
Trang phục thổ cẩm với hai gam màu chủ đạo đen - đỏ cùng với những chiếc cồng, chiếc chiêng, trống da thú, mái nhà rông hiện ra trên con tem "đặc sản" cùng với biểu tượng (logo) quen thuộc của UNESCO. Cùng đó, trên đầu con tem in dòng chữ trang trọng: "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên - kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại".
Bộ tem gồm ba mẫu khái quát những đặc trưng cơ bản của sinh hoạt văn hóa cồng chiêng ở toàn vùng Tây nguyên. Bộ tem ba con lẻ (ảnh) có khuôn khổ 43x32mm, và bloc kích cỡ 90x63mm, với bốn mệnh giá: 800 đồng, 5.000 đồng, 8.000 đồng và 12.000 đồng. Họa sĩ bưu chính nổi tiếng Đỗ Lệnh Tuấn là người thiết kế bộ tem nói trên. 
N.H.T.


Từ phóng sự đã đọc và phóng sự trong SGK, em rút ra nhận xét gì về phóng sự ?
Phóng sự thực chất là bản tin, nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, để cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ, sinh động và hấp dẫn.
TIỂU PHẨM
Cuộc họp ghép lại 8 giải pháp tình thế như thế này: Học lệch giờ, làm lệch ca, […] lập Ban thường trực chống ùn tắc và xử phạt vi phạm cho xịn. Cuộc họp cũng bàn một chuyện tế nhị, liên hệ đến cái… bóp của mọi người: Thu phí xe gắn máy và xe hơi.

GIẢI QUYẾT KẸT XE CỨ ĐÈ ĐÓNG PHÍ
TTC - Vừa rồi, “Hòn ngọc Viễn Đông” của chúng ta bỗng nhiên trở chứng kẹt xe quá cỡ thợ mộc. Trời mưa kẹt xe đã đành, trời nắng cũng kẹt luôn; đường nhỏ kẹt còn dễ hiểu, đường lớn cũng… cứng ngắc, nghĩ không ra. Lãnh đạo thành phố bèn có một cuộc họp chống kẹt xe.
Nói chung là để giải quyết kẹt xe, cứ đè mấy anh chị nhân dân thứ thiệt ra mà… đóng phí. 8 giải pháp tình thế trên, giải pháp nào cũng đúng hết. Thế nhưng cái mục thứ 9, cái mục không được "gút" bởi đã trình lên Quốc hội nhưng Quốc hội chưa cho ý kiến, thì xin có chút bàn lại. Chưa có một thành phố nào trên 8 triệu dân của các nước Á, Phi và Mỹ La-tinh mà xe pháo đi loạn xạ như ở thành phố ta.
Nếu quốc tế mà họ ngớ ngẩn tổ chức một cuộc thi giao thông lộn xộn, lấn tuyến, chở cồng kềnh, giành đường vượt ẩu thì tôi e rằng chúng ta bợ hết các huy chương vàng, bạc và đồng. Các huy chương đó không thuộc về nhân dân, bởi nhân dân không làm công tác quản lý. Các huy chương đó phải thuộc về các cơ quan chức năng, bởi họ điều hành thế nào, quản lý ra sao mới đạt được "thành tích" trên. Cơ quan chức năng làm không được, không tới, rồi… đổ thừa cho dân thì e rằng "đánh bùn sang ao" chăng? […]
ĐỒ BÌ
B�o chí cịn cĩ nh?ng th? lo?i ng?n g?n, v?i gi?ng van th�n m?t, d�n d�, thu?ng cĩ s?c th�i m?a mai, ch�m bi?m nhung h�m ch?a m?t chính ki?n v? th?i cu?c.

Từ Tiểu phẩm trên và tiểu phẩm trong SGK, em rút ra nhận xét gì về tiểu phẩm báo chí ?
Vấn đề 4:
CỦNG CỐ (Tiết thứ nhất)
NHẬN XÉT CHUNG VỀ BÁO CHÍ
VÀ NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Các thể loại của báo chí ?
Các dạng tồn tại của báo chí ?
Chức năng của báo chí ?
Phạm vi phản ánh của báo chí ?
Thực hiện bài tập 3 SGK.
Thảo luận và trình bày các vấn đề sau:
Vấn đề 5:
CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ
ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Hãy đọc một số bài báo về các lĩnh vực khác nhau, để thấy rằng từ vựng trong PCNNBC hết sức phong phú, và ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có lớp từ vựng đặc trưng.
Hãy đọc một số bài báo chứng tỏ rằng câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để đảm bảo thông tin chính xác.
Khai thác các biện pháp tu từ trong một vài bài báo.
Các nhóm thảo luận, sau đó cử đại diện trình bày.
Các đặc trưng của NNBC, cần minh họa từ các bài báo.
Vấn đề 6:
CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP
Bài tập 1 SGK: HS đọc đề, thực hiện tại lớp.
Yêu cầu:
+ Tính thời sự: Thời gian, địa điểm, ý kiến. Mỗi chi tiết đều đảm bảo chính xác, cập nhật.
+ Tính ngắn gọn: Mỗi câu là một thông tin cần thiết.
Bài tập 2 SGK: HS đọc đề, thực hiện, GV nhận xét. Hết giờ về nhà làm tiếp.
Tham khảo: Báo điện tử chứa lượng thông tin rất phong phú
và rất tiện lợi trong việc tìm kiếm thông tin.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Tiến Thi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)