Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Chia sẻ bởi Trần Liên | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Phong cách ngôn ngữ báo chí thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:
NGÔN NGỮ VÀ VĂN BẢN BÁO CHÍ
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ. (2 tiết)
BẢN TIN – LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN (2 tiết).
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN – LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (2 tiết).
PHONG
CÁCH
NGÔN
NGỮ
BÁO
CHÍ
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Tìm hiểu một số thể loại văn bản báo chí
Phiếu học tập số 1: đọc văn bản SGK và trả lời câu hỏi
Hãy cho biết sự kiện trong bản tin là gì?
Sự kiện ấy diễn ra ở đâu?
Vào thời gian nào?
- Nhận xét về đặc điểm của bản tin?
NƠI ĐẦU TIÊN XOÁ XONG NHÀ TẠM CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
[... ] Vượt gần cả trăm kilômét đường rừng, qua cua chữ A, ngầm Ta Lê, lên đến cửa khẩu cà Roòng-Noọng Ma và phía trên là đỉnh Phu La Nhích để tận mắt thấy gần 500 ngôi nhà vững chãi, khang trang, mái tôn đỏ thẫm, hoà quyện với bát ngát rừng xanh ngăn ngắt. Ông Nguyễn Cẩm Sơn đã chí lí khi nói rằng, kết quả trong mơ ấy một lần nữa chứng minh sức mạnh của cộng đồng có thể làm được những điều tưởng như không thể trong thời gian không dài. Từ bản 39 của người A Rem đến bản 51, 61, Cà Roòng của người Ma Coong, hay bản Cu Tồn, Cờ Đỏ, A Ki của người Khùa, người Mường, dưới những mái nhà mới tinh còn thơm mùi gỗ là tiếng hát, tiếng cười nối dài dội vào vách núi. (Theo báo Tiền Phong, ngày 22-1-2007)
Phiếu học tập số 2 – đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi?
- Phóng sự đề cập đến sự kiện gì?
Cách trình bày sự kiện có gì khác so với bản tin?
Nhận xét về đặc điểm của phóng sự?
Nhà... chằn tinh
- Ở thành phố vừa có sự lạ.
- Lạ gì? Không lẽ lại nắn đường?
Nắn đường là chuyện xưa rồi Diễm. Đây là xây nhà.
Ối! Xây nhà thì cũ mèm. Nhưng sao?
Cấp phép ba tầng rưỡi, nay... mọc thêm năm tầng rưỡi sau 16 lần vi
phạm bị xử lí.
Ơ hơ! Thế là cứ chém lại mọc thêm. Bác ơi! Chắc là nhà... chằn tinh.
Này, sao họ không thừa thắng xốc tới nhỉ?
Xốc tới làm gì?
Sai phạm thêm vài lần để nâng... thêm vài tầng. Nhưng họ có phép
thuật gì nhỉ?
Có chứ! Một phép thuật vạn năng.
Phép thuật nào?
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.
(Theo báo Sài gòn giải phóng, ngày 13-4-2007)
Tiểu phẩm đề cập đến vấn đề gì?
Giọng điệu, ngôn ngữ như thế nào?
- Nhận xét về đặc điểm của tiểu phẩm?
Phiếu học tập số 3
MỘT SỐ THỂ LOẠI CỦA VĂN BẢN BÁO CHÍ
BẢN TIN
PHÓNG SỰ
TIỂU PHẨM
Con gì?
Hai bà trò chuyện: - Chồng tôi nuôi một con rất đặc biệt, không phải cho ăn, không phải chăn dắt, tiêm phòng, thỉnh thoảng chỉ tốn ít tiền bôi son đánh phấn cho nó thôi mà hàng năm lãi vài trăm triệu bà ạ!
- Con gì? Ông ấy nuôi bồ nhí hả?
- Giời ạ, làm gì có chuyện ấy! Ông ấy nuôi con dấu!
- !!!
(Theo báo tuổi trẻ, ngày 05/10/2008)
TiỂU PHẨM
Tiểu phẩm này đề cập đến vấn đề gì?
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Ngôn ngữ báo chí
Tìm hiểu một số thể loại của văn bản báo chí
Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
Hãy hoàn thiện sơ đồ sau
(7 phút)
NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Thể loại, dạng
Y/c sử dụng ngôn ngữ
Chức năng
Khái niệm
-
NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Thể loại, dạng
Y/c sử dụng ngôn ngữ
Chức năng
Khái niệm
Thể loại : +bản tin, phóng sự,tiểu phẩm, phỏng vấn, quảng cáo, thời sự…
- Dạng tồn tại :
+ dạng viết (báo viết)
+dạng nói (báo nói)
+ Báo hình (Truyền hình, báo ảnh, báo điện tử)
-Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ
- Ví dụ; Bản tin ngắn gọn, cô đọng; Phóng sự miêu tả tỉ mỉ, cặn kẽ; Tiểu phẩm thân mật, dân dã, hài hước, mỉa mai; Phỏng vấn linh hoạt, chính xác, hấp dẫn; Quảng cáo ngôn ngữ ngoa dụ, có hình ảnh…
- Cung cấp tin tức thời sự.
- Phản ánh dư luận, ý kiến của quần chúng.
- Nêu quan điểm và chính kiến của tờ báo.
- Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận của quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội
*Phân loại
BÁO IN- Dạng viết
BÁO ĐiỆN TỬ -BÁO HÌNH
TRUYỀN HÌNH- Báo hình
Báo nói
Hãy xác đinh các dạng tồn tại của văn bản báo chí qua các hình ảnh sau:
1
2
3
4
Đài phát thanh
Tham khảo: Báo điện tử chứa lượng thông tin rất phong phú
và rất tiện lợi trong việc tìm kiếm thông tin.
Báo ảnh – Báo hình
Lũ lụt miền trung
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Phần chuẩn bị của các nhóm ở nhà:
Tổ 1:
1. MỗI loại văn bản (bản tin, phóng sự, tiểu phẩm …)sử dụng lớp từ vựng nào?
2. Nhận xét về câu văn trong văn bản báo chí?
Tổ 2
1.Văn bản báo chí sử dụng các biện pháp tu từ như thế nào?
2. Ngoài từ ngữ (ở dạng viết), văn bản báo chí hiện đại còn sử dụng những phương tiện nào khác để chuyển tải thông tin và quan điểm của nhà báo?
Tổ 3: Ngôn ngữ báo chí có những đặc trưng nào? Cho ví dụ?
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Các phương tiện diễn đạt.
Về từ vựng:
Từ ngữ phong phú, mỗi phạm vi phản ánh, và mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng rất đặc trưng.
b. Về ngữ pháp:
Câu văn trong ngôn ngữ báo chí rất đa dạng, nhưng thường ngắn gọn, mạch lạch để đảm bảo thông tin chính xác.
c. Về các biện pháp tu từ:
Không hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Các phương tiện diễn đạt.
2. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Tính thông tin thời sự.
Tính ngắn gọn.
Tính sinh động, hấp dẫn.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
I. NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
III. Luyện tập:
BÀI TẬP 1: Chỉ ra các thể loại của văn bản báo chí qua một số văn bản cụ thể sau.
Bản tin
Phóng sự
“Tranh tài thế giới ”
- Tính ra cả nước đã có 141 sân golf, trong đó 2.625ha là ruộng lúa. Liệu có phải thể thao mình đang mùa yếu kém, chuyển sang phát triển môn golf để tranh tài thế giới?
- Hơn 70% hội viên chơi golf là các ông nước ngoài, có ông nào nhập quốc tịch Việt như Phan Văn Santốt đâu mà vào đội tuyển.
- Tính ra có 2,6 triệu nông dân mất ruộng.
- Trong khi đó các CLB golf chỉ có 5.000 hội viên. Bình quân một người chơi golf thì 520 người mất đất.
- May mà năm nay Chính phủ đã mấy lần ra lệnh hạn chế sân golf, nếu cứ để tự do chả mấy chốc nông dân mình thành... “Xuân tóc đỏ” cả.
LÝ SINH SỰ
Tiểu Phẩm
III. Luyện tập:
BÀI TẬP 2: đọc –hiểu:
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
Tỉ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ hại cho chúng mà thôi”. Yu Pang-Lin không phải là người đầu tin trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới – Bill Gates – từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm tiền để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
[...]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con. Dẫn theo http://tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
A.khoa học B. Nghệ thuật C.Báo chí D. Báo chí
Câu 2: Vì sao những người cha tỉ phú như Yu Pang-Lin, Bill Gates..không muốn để lại nhiều của cải cho con cái?
Câu 3: Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Đã là con người thì phải lao động” không? Vì sao?
Câu 4: Anh/chị hiểu “ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” nghĩa là gì?



- Viết một bản tin ngắn phản ánh phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo VN 20-11-2017 của HS Trung tâm GDNN – GDTX Long Thành..
Gợi ý
Thời gian: ?
Địa điểm: ?
Sự kiện: ?
Ý kiến ngắn về sự kiện: ?
BÀI TẬP VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

- Viết một tiểu phẩm vui nhằm phê phán một số biểu hiện không tốt trong lớp như : nói tục, hút thuốc lá, sử dụng điện thoại di động, nói chuyện riêng trong giờ học,…
36
Chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Liên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)