Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Lanh | Ngày 09/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Môn: Ngữ Văn 10
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ!
Câu 1 : Văn Học Dân Gian là gì ?
Đặc trưng cơ bản của Văn Học Dân Gian ?

Câu 2 : Nội dung và nghệ thuật của Ca Dao ?
Kiểm Tra Bài Cũ
Câu 1. Khái niệm VHDG
Văn học dân gian là các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
* Đặc trưng cơ bản của VHDG
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
=> Văn học dân gian gắn liền với đời sống sinh hoạt của người lao động
Câu 2. Nội dung ca dao
Ca dao diễn tả đời sống nội tâm của con người, những tư tưởng tình cảm của nhân dân trong quan hệ lứa đôi tình yêu gia đình quê hương đất nước… Là những tác phẩm thơ trữ tình dân gian thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng.
* Nghệ thuật ca dao
Lời ca dao thường ngắn gọn, phần lớn là theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể. Ngôn ngữ gần gủi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh ẩn dụ và được diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
Trả lời
Tiết 32
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
CẤU TRÚC BÀI HỌC
Các thành phần của văn học
Các giai đoạn phát triển của văn học
Những đặc điểm lớn về nội dung
Những đặc điểm lớn về nghệ thuật
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN HẾT TK XIX

I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX


Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Đặc điểm
Khái niệm
Thời điểm xuất hiện
Thể loại
Vị trí
Là các sáng tác văn học bằng chữ Hán của người Việt
Là các sáng tác văn học bằng chữ Nôm của người Việt
Khoảng từ thế kỉ thứ X
Khoảng từ thế kỉ thứ XIII
Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, thơ Đường luật, tiểu thuyết chương hồi…
Chủ yếu là thơ
Phần lớn là thể loại văn học dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, hát nói
Phong phú về thể loại
Chiếm vị trí chính thống được các triều đại phong kiến coi trọng
Có vị trí đặc biệt trong nền văn học dân tộc thể hện sức sống của ngôn ngữ và văn hoá Việt
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
Chiếu dời đô
“ Bình Ngô đại cáo”
Truyền kỳ mạn lục
Một số sáng tác chữ Hán
Hồng Đức quốc âm thi tập
Thiên Nam ngữ lục
Quốc âm thi tập
Một số sáng tác chữ Nôm
Giai đoạn 1: Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
Giai đoạn 3: Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Giai đoạn 2: Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
Giai đoạn 4: Nửa cuối thế kỷ XIX.
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Thảo luận nhóm
Hoàn cảnh lịch sử

Phương diện nội dung

Phương diện nghệ thuật

Tác giả tiêu biểu
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
- Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
Thể hiện hào khí Đông A
Văn học chữ Hán có những thành tựu lớn ở thể văn chính luận, thơ phú
- Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên.
Lý Công Uẩn (Chiếu dời đô ) - Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ) - Trần Quang Khải (Phò giá về kinh ) - Phạm Ngũ Lão (Thuật hoài)….
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
- Dân tộc giành được quyền độc lập, tự chủ.
- Lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm.
- Chế độ phong kiến phát triển.
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn
“…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng…”
(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi.
- Chế độ phong kiến sau khi đạt đỉnh cao cực thịnh có những biểu hiện khủng hoảng.

- Nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca
- Nội dung phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
VH chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú.
Văn học chữ Nôm: Việt hoá thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
Nguyễn Trãi (Đại cáo Bình Ngô, Quốc âm thi tập).
Nguyễn Bỉnh Khiêm (Bạch vân Quốc ngữ thi).
Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục),…
Đại cáo Bình Ngô
“ …Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ, sen hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”

(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Nguyễn Trãi
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa
- Chế độ phong kiến từ khủng hoảng đến suy thoái
- Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: đòi quyền sống cho con người, đề cao ý thức cá nhân
- Văn hoc phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm có những đỉnh cao
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát….
Truyện Kiều – Nguyễn Du
“Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm”
Đại thi hào Nguyễn Du
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Chế độ phong kiến suy tàn - Thực dân Pháp xâm lược.
- Văn hóa phương Tây du nhập - Xã hội Việt Nam chuyển dần sang XH thực dân nửa phong kiến
Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng.
Văn học trào phúng trước hiện thực đất nước
Xuất hiện văn học chữ quốc ngữ nhưng chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán, chữ Nôm.
- Chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên đã có những đổi mới theo hướng hiện đại hoá.
Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên)
Nguyễn Khuyến, Tú Xương (Thơ trữ tình, trào phúng) …
Nguyễn Đình Chiểu – Lá cờ đầu của nền văn học yêu nước chống Pháp
“…Thà thác mà nặng câu địch khái theo về tổ phụ cũng vinh: hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ…
…Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, thác mà ưng đình miếu để thờ, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ…”


(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Nguyễn Khuyến
Trần Tế Xương
Hai nhà thơ trữ tình, trào phúng xuất sắc
khái quát văn học việt nam từ thế kỉ x đến hết thế kỉ xix
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Các thành phần cấu tạo
Các giai đoạn phát triển
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
GĐ từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
GĐ từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
GĐ từ thế kỉ VIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX
Câu 2. “Hào khí Đông A” là nội dung cơ bản của văn học giai đoạn:
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX còn được gọi là:
a. Văn học hiện đại.

b. Văn học cổ đại .

c. Văn học trung đại

d. Văn học cận đại
a. Giai đoạn 1 (TK X đến TK XIV).

b. Giai đoạn 2 (TK XV đến TK XVII).

c. Giai đoạn 3 (TK XVIII đến nửa đầu TK XIX)

d. Giai đoạn 4 (nửa cuối TK XIX)
Câu 3: Ghép cột A và C với cột B cho phù hợp.

1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV
a. Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng.
b. Sự xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
c. Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng
A. Nguyễn Du
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Lanh
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)