Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Lê Bảo Khánh | Ngày 09/05/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIV
THẾ KỈ XV ĐẾN HẾT THẾ KỈ XVII
Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
Nửa cuối thế XIX
Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
Hoàn cảnh lịch sử : Dân tộc ta giành được chủ quyền vào cuối thế kỉ X
đang xây dựng đất nước trong hòa bình. Chế độ phong kiến trong giai đoạn phát triển
Văn học có những bước ngoặc lớn
Văn học viết ra đời vào thế kỉ X
Sự xuất hiện của văn học chữ Nôm vào cuối thế kỉ XVIII
Nội dung
yêu nước với âm hưởng hào hùng
Vận nước (Quốc tộ ) của Pháp Thuận
Vận nước như mây cuốn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên điện các
Xứ xứ hết đao binh
Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú )của Trương Hán Siêu
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà )
Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời rối ren, lớn lên gặp buổi khó nhọc; ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, lại thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam vương mà thu bạc vàng để vét của kho có hạn. Thật khác nào ném thịt cho hô’ đói, sao cho khỏi gây tai hoạ về sau!. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức rằng chưa xẻ thịt lột da, nuốt gan uổng máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.
Hịch tướng sĩ ( Dụ chư tì tướng hịch văn ) của Trần Quốc Tuấn
Thuật hoài
Hoành sóc giang sơn kháp kỷ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch nghĩa:
Tỏ lòng
Cắp ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu .
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Bản dịch tiếng Việt :
Thuật hoài
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
(Bùi Văn Nguyên dịch)
Thuật hoài ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão
Nghệ thuật
Văn học chữ Hán có những thành tựu lớn như văn chính luận, văn xuôi viết về lịch sử, về văn hóa, thơ phú, ...
Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường phát triển của văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm
Thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
Hoàn cảnh lịch sử : chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao cực thịnh vào cuối thế kỉ XV. Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng song xã hội vẫn ổn định
Văn học đã có những bước phát triển mới, nổi bật nhất là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm
Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần : văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
Nội dung : Yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến
Quân trung từ mệnh tập
của Nguyễn Trãi
Nghệ thuật
Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là văn chính luận và bước
trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự.
Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc
Hoàn cảnh lịch sử : Đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa
Văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật. Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam ( giai đoạn văn học cổ điển )
Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII
Tác phẩm tiêu biểu : Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm)
Cung oán ngâm khúc ( Nguyễn Gia Thiều )
Thơ Hồ Xuân Hương , Bà huyện Thanh quan
Hoàng Lê nhất thống chí ( Ngô gia văn phái )
Tập thơ chữ Hán ( Nguyễn Du ) , đặc biệt là truyện Kiều
Thơ văn Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát

Nội dung : Chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Nổi bật lên trong sáng tác văn học giai đoạn này là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ
Chinh phụ ngâm (chữ Hán của Đặng Trần Côn, chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bài thơ Bánh trôi nước
của Hồ Xuân Hương
Truyện Kiều - Tác phẩm truyện thơ kinh điển trong Nền Văn học Việt Nam, được viết bởi đại thi hào nguyễn du
Nghệ thuật: phát triển mạnh mẽ về cả văn xuôi và văn vần, chữ Hán và chữ Nôm
Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc được khẳng định và đạt tới đỉnh cao
Văn xuôi tự sự chữ Hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật lớn
Hoàn cảnh lịch sử :Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Xã hội chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến.
Văn hóa Phương Tây ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Nửa sau thế kỉ XIX
Nội dung: Văn học yêu nước phát triển rất phong phú và nhìn chung mang âm hưởng bi tráng
Các tác phẩm tiêu biểu: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp ( Nguyễn Đình Chiểu), thơ văn Phan Văn Trị ,Nguyễn Thông , Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Khuyến, Tú Xương
Hỡi ơi ! 
Súng giặc đất rền, 
Lòng dân trời tỏ. 
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao, 
Một trận nghĩa đánh Tây, thân tuy mất tiếng vang như mõ. 

Nhớ linh xưa 
Côi cút làm ăn, 
Riêng lo nghèo khổ, 
Chưa quen cung ngựa đưa tới trường nhung 
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng hộ; 

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn làm quen; 
Tập khiên, tập mác, tập giáo, tập cờ, mắt chưa từng ngó. 

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như nắng hạn trông mưa. 
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. 

Đêm thấy bòng bong che trắng lớp, những muốn ăn gan; 
Ngày xem ống khói chạy đen xì, toan ra cắn cổ. 


Nghệ thuật :
Chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán, chữ Nôm vẫn là chính
Sáng tác theo thi pháp và thể loại truyền thống
Bước đầu có sự đổi mới theo hướng hiện đại
hóa
BÀI HỌC KẾT THÚC

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LĂNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bảo Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)