Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Oanh | Ngày 19/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TIẾT 35. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
II. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ x đến hết thế kỉ XIX.
1. Chủ nghĩa yêu nước.
Vị trí: là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình phát triển và tồn tại của văn học trung đại.
Đặc điểm :
+ Gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.
+ Không tách rời truyền thống yêu nước của dân tộc.
Biểu hiện:
+ Ý thức tự chủ, tự cường, tự hào về dân tộc.
+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quết thắng kẻ thù.
+ Tự hào trước triến công của thời đại.
+ Tự hào trước truyền thống của lịch sử.
+ Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì đất nước.
+ Tình yêu thiên nhiên đất nước.
2. Chủ nghĩa nhân đạo.
Vị trí: nội dung lớn ,xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại.
Đặc điểm:
+ Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của dân tộc, từ cội nguồn văn học dân gian.
+ Ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo.
- Biểu hiện:
+ Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người:
+ khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng và khát vọng chân chính của con người.
+ cảm thông với số phận bất hạnh, những nỗi khổ của con người.
+ Đề cao quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

3. Cảm hứng thế sự.
Biểu hiện:
+ Hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”.
+ Thơ trào phúng thâm thúy về tình cảnh đất nước trong thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến.
+ Thơ về đời sống nông thôn của Nguyễn Khuyến.
+ Xã hội thành thị thời chế độ phong kiến trong thơ Tú Xương.
→ Góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực thời kì sau.
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thê kỉ XIX.
Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.
Tính quy phạm:
+ Quan điểm văn học coi trọng mục đích giáo huấn: thi dĩ ngôn chí, văn dĩ tải đạo.
+ Tư duy nghệ thuật:nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức
+ Thể loại: quy định chặt chẽ về kết cấu.
+ Cách sử dụng thi liệu: dùng nhiều điển tích, điển cố, văn liệu hay có trong văn học Trung Quốc.
+ Thiên về ước lệ, tượng trưng.
Phá vỡ tính quy phạm:
+ Là sự sáng tạo phát huy cá tính sáng tạo cả về nội dung và hình thức biểu hiện vượt qua ngoài những quy định trên.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
Khuynh hướng trang nhã:
+ Đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng.
+ Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: trau chuốt, hoa mĩ
Xu hướng bình dị:
+ Đề tài, chủ đề: hướng tới những cái bình thường giản dị
+ Hình tượng nghệ thuật: lấy từ đời sống tự nhiên, đơn sơ, mộc mạc.
+ Ngôn ngữ nghệ thuật: lấy từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, vận dụng ca dao, tục ngữ
3.Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.
Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc:
+ Ngôn ngữ: chữ Hán.
+ Thể loại: cổ phong, Đường luật, hịch, cáo, chiếu, biểu, truyền kì, kí, tiểu thuyết chương hồi.
+ Thi liệu: điển tích, điển cố, thi liệu Hán học
Quá trình dân tộc hóa hình thức văn học
+ Ngôn ngữ:
• Sáng tạo và sử dụng chữ Nôm.
• Sử dụng lời ăn tiếng nói cách diễn đạt của nhân dân lao động.
+ Thể loại:
• Việt hòa thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật.
• Sáng tạo các thể thơ dân tộc: song thất lục bát, lục bát, ngâm khúc, hát nói.




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)