Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia

Chia sẻ bởi Lê Minh Hằng | Ngày 10/05/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ GIỜ HỘI GIẢNG
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: VĂN NGỌC ĐỨC
Tuần 12 tiết 45 – 46
Đọc văn
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
Trích “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng
Tiến trình dạy học
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả
2/ Tác phẩm “Số đỏ”
3/ Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
4/ Thể loại và bố cục
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng
2/ Đọc hiểu chi tiết
a/ Niềm vui, niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua đời
b/ Cảnh đám ma gương mẫu
c/ Cảnh hạ huyệt
III/ Tổng kết
I/ Tìm hiểu chung
1/ Tác giả
Trình bày những hiểu biết cơ bản của em về nhà văn?
Cuộc đời
Vũ Trọng Phụng (1912- 1939) sinh tại Hà Nội quê Mỹ Hào-Hưng Yên sinh trong một gia đình nghèo bố mất sớm. Cả cuộc đời sống trong nghèo khổ, ông bị mắc bệnh lao chết khi mới 27 tuổi
Cuộc đời ngắn ngủi nghèo túng bệnh tật.
a.Cuộc đời
b.Con người
c. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác
Vũ Trọng Phụng để lại một số lượng tác phẩm khá lớn. Thành công nhất là phóng sự, tiểu thuyết. OÂng ñöôïc goïi laø “oâng vua phoùng söï Baéc Kì”.
Con người
Vũ Trọng Phụng là đứa con hiếu thảo.
Học ít sớm lăn lộn với đời để kiếm tiền nuôi gia đình và bản thân
Là nhà văn hàng đầu của văn học Việt Nam hiện đại.

Kể tên những sáng tác tiêu biểu?
*. Sáng tác tiêu biểu
Ông vua phóng sự đất Bắc với: Kĩ nghệ lấy tây, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô, tiểu thuyết: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Kịch nói: “Không một tiếng vang”
Số đỏ là một trong những cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học (Nguyễn Khải)
2/ Tác phẩm “Số đỏ”

Tóm tắt những nét cơ bản về tác phẩm
“Số đỏ”?
Được đăng ở “Hà Nội báo” từ năm 1936, in thành sách năm 1938
Nội dung tác phẩm (SGK)
Thái độ của tác giả gửi gắm vào tác phẩm này?
Bằng tiếng cười, những chuỗi cười dài, bằng nghệ thuật trào phúng hết sức độc đáo, bằng trí tưởng tượng sáng tạo phi thường, Vũ Trọng Phụng đã tố cáo, lên án, lột trần, khinh bỉ cái xã hội thượng lưu tư sản thành thị Việt Nam (Hà Nội), một xã hội đầy rẫy bất công, thối nát lừa bịp, dâm loạn, lật trái phong trào thể thao vì nước, vui vẻ, trẻ trung âu hóa … do bọn thực dân Pháp khởi xướng. Tất cả hiện lên như những màn kịch xoay quanh nhân vật có số đỏ kì lạ: Xuân tóc đỏ. Tác phẩm được xem như là một kiệt tác
3/ Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”
a. Vị trí: Thuộc chương XV của tác phẩm, có nhan đề đầy đủ “Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào- Một đám ma gương mẫu”
b. Nội dung: Cụ cố tổ bị ốm nặng. Cả nhà, đám con cháu đều mong cụ chết sớm để được chia gia tài. Tình cờ nhờ bài thuốc vớ vẩn của Xuân tóc đỏ, cụ lại qua khỏi và có vẻ đỡ hơn. Nhưng lại vì một câu nói của Xuân (theo thỏa thuận với ông Phán mọc sừng- con rể cụ cố Hồng, cháu rể cụ cố tổ) ngay giữa nhà, trước mặt mọi người và cụ cố tổ: “Ngài là một người chồng mọc sừng!” Cụ cố tổ uất quá, tắc thở, và…. ba hôm sau , ông cụ chết thật.
Cho biết vị trí, nội dung đoạn trích?
4/ Thể loại và bố cục
Thể loại: Tiểu thuyết trào phúng: Sử dụng tiếng cười trào phúng hóm hỉnh mạnh mẽ, giễu nhại để châm biếm, trên cơ sở xây dựng những mâu thuẫn trào phúng, xoạy quanh những tình huống nối tiếp nhau như một chuõi bi hài kịch bằng tưởng tượng và phóng đại, bằng ngôn ngữ rất linh hoạt dân giã, phong phú. Tác phẩm là một thành công hiếm có về thể loại này, nối tiếp và phát triển truyện cười dân gian như Trạng Lợn, Xiển Bột, Ba Giai Tú Xuất
Bố cục: bao gồm ba phần:
Phần 1: Từ đầu đến…..Cho Tuyết vậy : Niềm hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ cố tổ qua đời.
Phần 2: Tiếp đến……Đám cứ đi : Cảnh đám ma gương mẫu
Phần 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt
Cho biết ý kiến của em về thể loại và bố cục của đoạn trích?
II/ Đọc hiểu văn bản
1/ Tìm hiểu mâu thuẫn trào phúng
a/ Mâu thuẫn trào phúng: Mâu thuẫn tạo ra tiếng cười, dựa trên sự đối lập, tương phản giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa ỹ nghĩ và lời nói, lời nói và hành động của nhân vật, giữa nội dung và hình thức.
b/ Tình huống trào phúng:Trong đoạn trích, mâu thuẫn trào phúng cơ bản là mâu thuẫn giữa bản chất của xã hội tư sản thành thị với hình thức bên ngoài và biểu hiện của nó. Mâu thuấn trào phúng này biểu hiện qua một số tình huống khác nhau, xoay quanh sự việc chủ yếu: cái chết và đám tang cụ cố tổ. Nhưng trước hết, tiếng cười- mâu thuấn trào phúng biểu hiện ngay ở nhan đề chương truyện.
Mâu thuẫn trào phúng là gì? Tình huống trào phúng trong đoạn trích này là gì?
" Hạnh phúc của một tang gia"
Niềm vui sướng
Là nỗi đau, buồn
Mang tính chất mâu thuẫn, trào phúng
Ý nghĩa: phê phán sự suy đồi đạo đức trong xã hội bị chi phối bởi đồng tiền và danh vọng
c/ Nhan đề chương chuyện.
Phân tích ý nghĩa trào phúng
nhan đề chương truyện?
Một cái nhan đề kì lạ, giật gân, đầy hấp dẫn. Nhan đề phản ánh rất đúng sự thật hài hước, mỉa mai: con cháu gia đình cụ cố thực sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ chết. Tang gia mà hạnh phúc! Nhà có người thân qua đời mà lại vui vẻ, sung sướng! Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của lũ con cháu đại bất hiếu. Thường thì phải nói; tang gia là bối rối, tiếc thương, xót xa….Gia đình cụ cố tổ cũng “bối rối, lo lắng, thực sự, bận rộn thực sự” Nhưng bối rối, lo lắng, bận rộn là để tổ chức thật sang trọng, linh đình một ngày hội, một ngày vui dưới hình thức một đám ma.
Như vậy, nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” và “Một đám ma gương mẫu” đã bước đầu không chỉ gây sự chú ý người đọc mà còn thể hiện mâu thuẫn trào phúng, thể hiện và làm bật lên không chỉ sự tò mò mà tiếng cười còn châm biếm đầu tiên. Vì sao vậy?
2/ Đọc hiểu chi tiết
a/ Niềm vui, niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình khi cụ cố tổ qua đời

Phân tích những biểu hiện và tâm trạng của từng thành viên trong gia đình cụ cố tổ, khi cụ qua đời?
Câu nói (“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”) của cụ cố Hồng nói lên điều gì?
Ngu dốt không biết gì nhưng lại như ếch ngồi đáy giếng với câu nói lặp đi lặp lại nhiều lần(“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”) , lão mơ tưởng đến lúc đưa đám được khen già cả, nhà có phúc … sẵn sàng diễn trò với con cháu với thiên hạ Haùo danh, thích khoe tieáng taêm, söï giaøu coù.
Cụ bà (vợ cụ cố Hồng)
Lo lắng: không biết cô Tuyết hư hỏng chưa
Bảo vệ địa vị danh vọng gia đình
* Ông Văn Minh (Con trai tru?ng)
"Cái chúc thư .
viễn vông nữa"

Con người ham tiền
Tìm cách gả Tuyết cho Xuân

Vì danh dự của mình
Không biết xử trí Xuân ra sao: 2 cái tội nhỏ - 1 cái ơn lớn
Xuống cấp về mặt đạo đức

Con người tham lam, ích kỉ
Ch? nghi d?n nh?ng nhu c?u t?m thu?ng, vơ nghi� cho mình.
vô đạo đức

* Ông Phán mọc sừng
Khơng dau xĩt vì b? c?m s?ng, vì v? ngo?i tình.
Hả hê vì cái sừng có giá đến vài nghìn bạc
-Bất kể danh dự
Con người ham tiền, vô liêm s?, khơng h? cĩ ch�t � th?c v? nh�n c�ch
Sự xuống cấp về mặt đạo đức
* Caäu tuù Taân (chaùu noäi)
" Điên người lên . không được dùng đến"
Chỉ lo thú vui cá nhân: sự tha hóa về mặt đạo đức
Ngoài ra, để góp phần cho niềm vui
của gia đình cụ cố Hồng còn có
những nhân vật nào khác?
Trích đoạn cụ cố Tổ trước khi nhắm mắt
Điểm chung và nét riêng của các nhân vật này?
*Điểm chung Một lũ con cháu đại bất hiếu.
-Không buồn rầu, đau đớn, mà chỉ toan tính chia nhau cái gia tài kếch xù, để được giàu có và hãnh diện hơn.
- Bản chất ích kỉ, bon chen. lố lăng của từng con người.
- Cụ già chết mà không ai nhắc đến cụ, ai cũng náo nức , sung sướng, rộn ràng, hồ hởi trước cái chết của người thân.
*Nét riêng: Mỗi người một niềm vui, một thứ hạnh phúc cụ thể, không ai giống ai, và những con người đó có cách thể hiện cho riêng mình những sắc thái tình cảm vui vẻ đó.
Theo em những chi tiết ấy có chân thực không? có phóng đại không? tiếng cười trào phúng bật ra từ đâu?
Tất cả những chi tiết đó, bảo bịa thì quả là bịa. Nhà văn đã dùng trí tưởng tượng, hư cấu của mình, dùng lối phóng đại để vẽ bức tranh hí họa gây cười. Nhưng nhìn kĩ nội dung bức tranh đó lại chân thực vì ông đã dựa vào bản chất và sự thật cuộc đời để vẽ, để sáng tạo. Bởi vậy nó rất chân thực mà lại đậm chất trào phúng hài hước.
b/ Cảnh đám ma gương mẫu
Cảnh đám ma của cụ cố tổ đươc miêu tả theo trình tự nào?
Tác giả tả đám tang theo trình tự tả bao quát từ xa
rồi tả gần, rồi tả cụ thể một số gương mặt.
Phân tích cách tả cảnh
đám đông trung cảnh và
cận cảnh rất linh hoạt
của tác giả?
-Tả bao quát không khí đám tang
mà như đám rước,
-Cách tổ chức độc đáo chẳng giống ai,
theo lối hổ lốn đủ cả Tây, Ta, Tầu.
(Kiệu bát cống….. kèn ta, kèn tầu,
kèn bú dích)
- Cảnh những người đưa đám : Toàn là những “giai thanh, giá lịch” giàu có sang trọng.
- Biểu hiện tình cảm: Góp thêm niềm vui cho đám tang bằng những cử chỉ hành động, rất vui vẻ và phấn khích
Thật đáng xấu hổ và sỉ nhục cho sự giả dối của đám người giàu có đi đưa đám.
Tác giả muốn thể hiện điều gì qua cảnh “đám ma gương mẫu” này?
- Cách miêu tả của Vũ Trọng Phụng đã làm cho đám tang to tát long trọng ấy thành một tuồng hề giả dối lộ liễu.
- Tác giả cũng muốn vạch trần cái tâm lí háo danh, háo tiếng một cách vô nghĩa lí. Mấy dãy phố có đám tang đi qua đều trầm trồ nhìn ngắm. Thì ra người ta quá quen với những cảnh ấy: thích lừa dối mình và lừa dối mọi người bằng những trò lòe loẹt om sòm.
Câu văn “đám cứ đi” được lặp lại và xuống dòng có dụng ý gì?
- Diễn tả tốc độ chậm chạp, đến dềnh dàng của đám tang. Mặt khác thể hiện sự quyến luyến đau xót (giả tạo) của những người sống, hơn nữa là để cố ý khoe sang,khoe giàu của gia đình cụ cố Hồng
Cảnh đoàn viếng của Xuân Tóc Đỏ
và sư cụ Tăng Phú xuất hiện
như thế nào? Tác dụng của
chi tiết này?
- Cảnh đoàn viếng của Xuân Tóc Đỏ
và sư cụ Tăng Phú xuất hiện đột ngột và vênh váo, hốn láo chen ngang giữa đường làm cho cả nhà cụ cố Hồng đặc biệt là Tuyết tăng thêm phần hãnh diện, tự hào.
Sự háo danh rởm hợm của gia đình nhà cụ cố
Nhận xét về sự xuất hiện của
Xuân Tóc Đỏ
- Khi Xuân Tóc Đỏ xuất hiện thật, thì sự nhố nhăng, quái gở của cảnh đám tang đã lên đến đỉnh điểm.
- Ngoài bản chất dâm, và đểu y còn bộc lộ thêm một năng lực mới; sự lưu manh tinh quái, láu lỉnh của Xuân Tóc Đỏ.
- Hắn biết “quảng cáo” mình đúng lúc, xuất hiện đúng chỗ, đáp ứng đúng ý thích của người mà hắn cần lấy lòng khiến mọi người phải nể phục và khiếp sợ.
Có thể nói vai trò của Xuân Tóc Đỏ đã tạo ra được một hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt của cái hài trong đoạn trích.
c/ Cảnh hạ huyệt
Cảnh hạ huyệt được tác giả miêu tả như thế nào?
Hình ảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người phải đứng, ngồi ngục đầu cong lưng, lau mắt khóc thương… cho đúng cách để chụp hình. Xuân tốc đỏ đứng nghiêm trang, cụ cố Hồng ho khạc khóc mếu ngất đi. ông Phán mọc sừng khóc oặt người đi trong tay Xuân.
Thực chất của những sự việc này là gì?
Những con người trong cái đám tang này đang đóng vai trong một vở hài tuồng giả dối, lộ liễu.
Hình ảnh “ông Phán cứ oặt người đi khóc mãi không thôi” để nói lên điều gì?
Ông không có hiếu nhưng người ta lầm tưởng mà đang tỉnh táo “giữ chứ tín làm đầu” với Xuân, chuẩn bị hợp tác với hắn một “cuộc doanh thương mới”.
Ông ta đã thể hiện một vai hài kich cực kì xuất sắc, ông ta đã bắn một mũi tên trúng hai đích: Vừa đánh lừa thiên hạ, vừa thanh toán sòng phẳng với Xuân.
III/ Tổng kết
Giá trị nội dung của đoạn trích?
Nội dung : Qua chương truyện tác giả đã phanh phui vạch trần một xã hội giả dối, chó đểu, với thể loại trào phúng với chi tiết đầy kịch tính, tác giả đã khắc họa một cách sâu sắc những chân dung biếm họa trào phúng. Qua tiếng cười còn là nỗi đau của nhà văn trước cảnh đời đen bạc bất nhân, bất hiếu này.
Đúng như tên gọi của chương truyện. Một đám tang mà mang lại hạnh phúc cho mọi người thì quả là độc nhất vô nhị. Tác giả muốn vạch những chân tướng nhố nhăng, lố bịch của xã hội đương thời. Những hạng người mang danh là thượng lưu, quý phái nhưng thực chất là những cặn bã, những quái thai của xã hội thực dân tư sản nước ta trước cách mạng tháng Tám.

Em có nhận xét gì về
nghệ thuật trào phúng
của Vũ Trọng Phụng
ở đoạn trích này?
Về giá trị nghệ thuật trào phúng: Thể hiện ở những chi tiết mang tính chất mâu thuẫn, đối lập.
Đặt nhân vật vào hoàn cảnh để nhân vật tự hành động qua đó bộc lộ bản chất của mình.
Tạo ra sự mâu thuẫn giữa nội dung (tính cách nhân vật) và hình thức (hoàn cảnh)
Giọng điệu châm biếm sâu cay
Th? ph�p cu?ng di?u hĩa, nĩi ngu?c, nĩi m?a du?c s? d?ng dan xen g�i l?ng linh ho?t
Vạch trần được bản chất xấu xa của xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ.

*Liên hệ thực tế
- Cảnh những đám ma của gia đình các vị quan sếp.
- Cảnh những người làm nghề khóc thuê, và những người đi thuê khóc cho các đám tang của họ.
Cảnh anh em trong nhà tranh nhau đòi tổ chức đám tang
mối khi có người nhà mất.
BÀI HỌC CỦA CHÚNG TA ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT!
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
HẸN GẶP LẠI!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)