Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lý | Ngày 10/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 12. Hạnh phúc của một tang gia thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

12/8/2010
1
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ
CHÀO CÁC EM
Trích “Số đỏ” – Vũ Trọng Phụng
Hạnh phúc của một tang gia
Đọc văn (Ngữ văn 11)
TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH - TỔ NGỮ VĂN
GV: TĂNG THỊ THANH NGA
Tiết: 2
Mục tiêu
cần đạt
Thấy được bản chất lố lăng đồi bại của xã hội
“thượng lưu” thành thị.
Nắm được nghệ thuật trào phúng
đặc sắccủa Vũ Trọng Phụng.
Giáo dục lối sống lành mạnh,
văn minh,có đạo lý.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
1. Nhan đề
3. Cảnh đám tang
II. Tìm hiểu đoạn trích
Kết cấu bài học:
2. Tác phẩm - đoạn trích
2. Niềm hạnh phúccủa các nhân vật
1. Nhan đề
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
BÀI CŨ
Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”?
THẢO LUẬN
Nhóm 1-2: Cái chết của cụ cố tổ đem đến niềm vui cho những
ai?
Nhóm 1: Những người trong gia đình:
+ Niềm vui chung.
+ Niềm vui riêng.
Nhóm 2: Những người ngoài tang gia.
> Phát hiện thủ pháp nghệ thuật trong miêu tả và thái độ của
tác giả?
Nhóm 3- 4: Cảnh đám tang.
- Quy mô và không khí đám tang được miêu tả như thế nào?
Cụm từ nào được nhắc lại nhiều lần? Nó có ý nghĩa gì?
Cảnh hạ huyệt: người ta tham gia giây phút thiêng liêng ấy
như thế nào? Nhà văn đã vạch trần điều gì?
II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
2.1. Hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
Tâm trạng chung của đại gia đình khi cụ cố tổ chết thể hiện như thế nào? Cái chết đó có ý nghĩa gì đối với gia đình này?
a. Niềm vui chung
- Bề ngoài: tất bật, lo lắng, bối rối đúng như nhà có đám
Thực chất: sung sướng, tưng bừng, rộn ràng vì “cái chúc thư kia
sẽ bắt đầu đi vào thời kỳ thực hành…”
Cái chết của cụ là niềm vui sướng của gia đình vô phúc.
Lộ rõ bản chất vô liêm sỉ.
CỤ CỐ TỔ TRÚT HƠI THỞ CUỐI CÙNG
II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
2.1. Hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
b. Niềm vui riêng.
Cụ Cố Hồng đã lo lắng cho cái chết của bố như thế nào?
* Cụ Cố Hồng – Con trai trưởng (dc/Tr.124)
- Ho ho, khạc khạc, mếu máo,…
- “Mơ màng…cái gậy như thế”: mơ được thiên hạ khen.
-> Bất hiếu, háo danh, ngu dốt, quái gở.
* Ông Văn Minh – Cháu đích tôn (dc/Tr.124)
Ông Văn Minh có tâm trạng
như thế nào trước cái chết
của ông nội?
- Phân vân, vò đầu bứt tóc, vẻ mặt hợp với nhà có tang.
- “Chỉ là mời luật sư …không xử trí với Xuân …”
-> Bản chất giả dối, bất nhân, vô đạo.
II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
2.1. Hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
b. Niềm vui riêng.
* Bà Văn Minh (dc/Tr.125).
Bà Văn Minh có tâm trạng
như thế nào trước cái chết
của ông nội?
Sung sướng bối rối vì có dịp lăng xê các mốt tang phục của
tiệm may Âu Hoá, được mặc đồ xô gai tân thời.
-> Đám ma mở ra cơ hội kiếm lời và chưng diện theo lối văn minh, Âu hóa rởm.
* Cô Tuyết (dc/Tr.125)
Trong đám tang, cô Tuyết buồn vì lí do gì? Em hãy đánh giá về nhân vật này?
- Mặc bộ y phục “ngây thơ”, vẻ mặt buồn đúng mốt,…
Đau khổ vì chưa thấy người tình và chứng minh “chưa đánh mất
chữ trinh”…
-> Đứa con gái hư hỏng, đĩ thõa.
II. ĐỌC – HIỂU ĐOẠN TRÍCH
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
2.1. Hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
b. Niềm vui riêng.
* Cậu Tú Tân (dc/Tr.125)
Thái độ của Cậu Tú Tân thể hiện qua những chi tiết nào?
- Cứ điên người lên vì sắp được trổ tài chụp ảnh,
-> Đám ma trở thành nơi biểu diễn thú chơi thời thượng.
* Ông phán mọc sừng (dc/Tr.124)
Tìm những chi tiết biểu hiện
thái độ của ông Phán
mọc sừng?
- Sung sướng vì được chia thêm vài nghìn đồng.
- Tự hào về giá trị của đôi sừng hươu vô hình.
- Trù tính kế hoạch trả ơn và thương lượng với Xuân Tóc đỏ.
-> Kẻ trục lợi, hám tiền, vô liêm sỉ.
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì để lật tẩy bản chất của các thành viên gia đình này? Thái độ của nhà văn?
Nghệ thuật đối lập:
- Một đại gia đình bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa
Vạch trần bản chất xấu xa, bỉ ổi của hạng người vì tiền
đã chà đạp lên đạo lý dân tộc.
Tóm lại: Mọi người đều sung sướng trước cái chết của ông cụ
“đáng chết” . Vì quyền lợi của mỗi người đều đạt được.
Cụ Cố Hồng
Cụ bà (vợ cố Hồng)
Văn Minh
Bà Văn Minh
Cô Tuyết
Ông Phán mọc sừng
II. ĐỌC – HIỂU
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật
2.2. Hạnh phúc của những người ngoài tang gia
* Ông TYPN (dc/Tr.125): Vui mừng vì được lăng xê các mốt tang phục.
* Hai cảnh sát Minđơ – Mintoa (dc/Tr.125).“sung sướng cực điểm” đang thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám tang.
* Xuân Tóc đỏ (dc/Tr.126):Danh dự của Xuân càng được đề cao.
* Bạn của Cụ Cố Hồng: (dc/Tr.125) Có dịp khoe huân chương, các loại râu, cảm động khi nhìn thấy làn da trắng của Tuyết.
* Sư cụ Tăng Phú (dc/Tr.127).
“Sung sướng và vênh váo” vì tin rằng “đã đánh đổ được hội Phật giáo” chứ không phải đến cầu siêu cho ngưởi đã chết.
? Đám tang còn mang niềm hạnh phúc tới cho những ai ?
Đám ma là cuộc họp mặt để những kẻ “Âu hóa, văn minh
nâng cao uy tín, danh dự và để kiếm tiền.
* Hình thức:
- Quy mô: Đám tang to tát, theo cả lối ta – tây – tàu (Tr.126).
- Không khí: Đi đến đâu làm huyên náo đến đó “nhốn nháo khen đám ma to”. Người đi đưa đông, “trai thanh, gái lịch chim nhau, cười tình,..” (dc/Tr.126 -127).
-> Hình thức: vừa to tát, vừa bát nháo, lộn xộn.
Đám ma trở thành đám rước, đám hội.
* Điệp khúc: “Đám cứ đi”- nhịp độ chậm rãi, quyến luyến
nhưng thực chất là khoe khoang danh vọng, tiếng tăm:
+ Thái độ: mỉa mai, chua xót.
+ Đám ma: linh đình >< rỗng tuếch.
-> Đây là một đám ma “gương mẫu” về sự giả dối.
II. ĐỌC – HIỂU
3. Cảnh đám tang
a. Đám ma to (dc/Tr.127)
Quy mô và không khí đám tang như thế nào?
Tác giả đã nhắc lại cụm từ nào? Có ý nghĩa gì?
II. ĐỌC – HIỂU
3. Cảnh đám tang
a. Đám ma to.
b. Cảnh hạ huyệt (dc/Tr.126 - 127)
Cậu Tú Tân “luộm thuộm…để chụp ảnh”: đạo diễn màn hài kịch.
Cụ Cố Hồng: mếu máo, khóc ngất đi.
Ông Phán Mọc sừng: Khóc “hứt…hứt… hứt”; Bí mật dúi vào tay Xuân tờ năm đồng gấp tư: tiếng khóc đầy mỉa mai.
-> Đám ma có đủ mọi thứ, duy chỉ một điều không có: tình yêu thương chân thành cho người quá cố
Lật tẩy sự giả dối, vô liêm sỉ.
? Người ta tham gia cái giây phút thiêng liêng ấy như thế nào?
ĐÁM MA TO
ĐÁM MA TO
Cảnh đưa đám và hạ huyệt chính là sự phơi bày cuối cùng và cũng là rõ nhất những toan tính ích kỉ, hành vi, thái độ vô giáo dục của một lớp người tự xưng là thượng lưu, văn minh trong XH đương thời. Nó báo động về sự suy đồi giá trị đạo đức truyền thống, tha hoá về nhân cách, tình cảm của con người.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG ĐÁM TANG
KIỆU BÁT CỐNG
II. Đọc- hiểu đoạn trích
1. Nhan đề
2. Niềm hạnh phúc của các nhân vật.
3. Cảnh đám tang.
4. Nghệ thuật.
Hãy phát hiện những đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích?
Xây dựng tình huống trào phúng, tạo nên màn hài kịch
phong phú và biến hóa.
Sử dụng và phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt tạo tiếng
cười thâm thúy.
Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, đặc tả,… sử dụng
đan xen và linh hoạt.

=> Nghệ thuật trào phúng đặc sắc bậc thầy.
III. Tổng kết
(ghi nhớ sgk/128)
Nội dung:
vạch trần bản
chất xã hội
thượng lưu
trước CMT8.
2. Nghệ thuật: trào
phúng sắc bén
“bậc thầy”.
LIÊN HỆ BẢN THÂN VÀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG
1. Qua đoạn trích này, tác giả đặt ra vấn đề tình cảm,
đạo lý làm người trong gia đình và xã hội như thế
nào?

2. Bản thân mỗi cá nhân đã sống và thực hiện đạo lý
làm người như thế nào?
3. Cần giáo dục lối sống lành mạnh, có đạo lý cho
con ngườ đặc biệt là lứa tuổi học sinh cần phải làm
gì?
Câu 1: Nội dung nổi bật của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là:
A. Phơi bày thực trạng xã hội thối nát và tình cảnh khổ cực của nhân dân.
B. Nỗi đau khổ của một gia đình có đám tang.
C. Vạch trần bản chất xã hội thượng lưu lố lăng đồi bại; sự giả dối, vô đạo đức của con người trong tang gia.
D. Niềm hạnh phúc của mọi người vì được tham gia vào cải cách xã hội.
Bài tập trắc nghiệm

Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là:
A. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
B. Nghệ thuật trào phúng đặc sắc
C. Nhan đề gợi sự tò mò
D. Ngôn ngữ trần thuật mang tính khách quan
Bài tập trắc nghiệm
BÀI HỌC KẾT THÚC, XIN CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
BUỔI HỌC KẾT THÚC, XIN CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
À
BUỔI HỌC KẾT THÚC, XIN CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
BUỔI HỌC KẾT THÚC, XIN CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
BUỔI HỌC KẾT THÚC, XIN CHÀO CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC EM!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)